Đảo ở Nhật Bản áp thuế nhập cảnh đối với khách du lịch
Chính quyền địa phương tại một số điểm du lịch nổi tiếng nhất Nhật Bản đang xem xét thêm thuế nhập cảnh với du khách để bảo vệ môi trường và đối phó tình trạng quá tải.
Thuộc thành phố Hatsukaichi (tỉnh Hiroshima), đảo Miyajima là một trong ba địa điểm đẹp nhất ở Nhật Bản. Thành phố đang xem xét áp thuế nhập cảnh 1 USD cho mỗi người đến Miyajima vào mùa xuân năm 2021.
Kế hoạch tương tự được đưa ra vào năm 2008 và 2015, nhưng cả 2 lần đều không thực hiện được. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch tăng lên đều đặn đã khiến thành phố phải xem xét lại.
Đảo Miyajima (ở Hiroshima, Nhật Bản) sẽ áp thuế nhập cảnh đối với khách du lịch vào năm 2020. Ảnh: Sky_shutter, 075non__.
Khoảng 4,3 triệu người đến thăm hòn đảo vào năm 2018, tăng gần một triệu so với 10 năm trước. Thành phố ước tính sẽ cần khoảng 13,8 triệu USD trong 5 năm tới để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và cải thiện bến phà.
Tính đến tháng 11, Miyajima có dân số 1.555 người, giảm khoảng 20% trong thập kỷ qua. Chi tiêu công trong khu vực chưa được tiết lộ nhưng thành phố đang “thâm hụt khoảng 2,76 triệu USD”. “Doanh thu của thành phố không tăng mặc dù số lượng khách du lịch tăng mạnh”, một quan chức cấp cao của thành phố cho biết.
Thành phố hy vọng thuế mới sẽ bù đắp thiếu hụt. 1 USD/người từ 4 triệu khách du lịch sẽ giúp Miyajima kiếm được 4 triệu USD mỗi năm.
Miyajima nổi tiếng với hình ảnh cổng torii màu cam của đền nổi Itsukushima. Ảnh: Wungju.
Đây không phải trường hợp đầu tiên ở Nhật Bản áp loại thuế này với du khách. Ở tỉnh Okinawa, 4 hòn đảo đã áp dụng thuế nhập cảnh. Tokashiki và Zamami ở quần đảo Kerama, nơi phổ biến các môn thể thao biển, nằm trong số đó. Họ thêm vào giá vé phà 1 USD/lần nhập cảnh. Làng Izena, với dân số khoảng 1.400 người là nơi đầu tiên ở Nhật Bản áp dụng mức thuế như vậy vào năm 2005.
Nhật Bản trải qua sự bùng nổ du lịch, một số điểm đến phổ biến với du khách nước ngoài trong nhiều năm qua, khiến cho cơ sở hạ tầng đi xuống. Đường phố quá đông đúc, thiếu nhà vệ sinh, tiếng ồn, ô nhiễm chất thải và suy thoái môi trường, cùng nguy cơ tạo ra rắc rối giữa dân địa phương và du khách. Đặc biệt, số lượng du khách nước ngoài có thể sẽ tăng vọt khi Tokyo tổ chức Thế vận hội Olympic vào năm 2020.
Cách người Nhật biến nắp cống thành bức tranh nghệ thuật Nắp cống đầy màu sắc tô điểm cho đường phố của 1.700 thị trấn, thành phố và làng mạc khắp Nhật Bản. Người ta gọi những bức họa trên nền gang thép này là “nghệ thuật dưới gót giày”.
Nguồn CNN, Nikkei Asian Review
Theo news.zing.vn
Nhà thờ bị bỏ hoang từ thế kỷ 14 ở Cộng hòa Séc có nhiều 'ma'
Nhà thờ bị bỏ hoang từ lâu tại thị trấn nhỏ bé Lukova có nhiều tượng hình thù kỳ lạ màu trắng. Họ ngồi nghiêm trang ở các hàng ghế, quây quần tại bàn thờ và đứng ở cửa ra vào, như muốn vẫy gọi bạn vào bên trong.
Nhà thờ St. George, được xây dựng vào thế kỷ 14, nằm trên ngọn đồi ở làng Lukova, Séc.
Những bức tượng ma của nghệ sĩ Jakub Hadrava được đặt tại nhà thờ St. George gần Plzen ở Lukova ở Cộng hòa Séc.
Lukova là thị trấn nhỏ cách thành phố Prague 2 tiếng rưỡi. Cả thị trấn có 708 người.
Theo tạp chí du lịch Atlas Obscura, thánh George được thờ cúng tại nhà thờ năm 1352.
Nhà thờ tồn tại hàng trăm năm trước khi bị bỏ hoang năm 1968, do mái nhà bị đổ trong một đám tang.
Bên trong nhà thờ St. George, một con ma đang mời gọi bạn
Điều này khiến người dân địa phương tin rằng nhà thờ bị ma ám - hoặc thậm chí bị nguyền rủa.
Nhà thờ bị bỏ hoang, mãi sau đó chính quyền quyết định tu sửa. Tuy nhiên, không ai có thể tài trợ chi phí sửa chữa.
Có thể hiểu, thị trấn chỉ vẻn vẹn 700 người không đủ tài chính để tân trang lại toàn bộ nhà thờ.
Tuy nhiên năm 2012, một nghệ sĩ địa phương đã đưa ra ý tưởng ...
Dựa trên đồn đại nhà thờ bị ma ám, nghệ sĩ Jakub Hadrava đã tạo ra 32 "con ma" bên trong nhà thờ.
Hadrava đã nhờ bạn cùng lớp làm mẫu để tạo ra hình ma bằng thạch cao.
Họ ngồi ở các hàng ghế và nhiều nơi xung quanh nhà thờ, khiến không gian u ám bầu không khí ma quái.
Những bức tượng ma của nghệ sĩ Jakub Hadrava tại nhà thờ St. George
Thoạt nhìn, tưởng họ là những người trong giáo hội đội khăn choàng.
Các bức tượng đại diện cho người Đức Sudeten, nhóm dân tộc từng sống trong làng.
Người Đức Sudeten là người dân tộc Đức bị trục xuất khỏi Cộng hòa Séc (lúc đó là Tiệp Khắc) sau Thế chiến II. Có khoảng 3 triệu người Đức Sudeten ở Cộng hòa Séc và sau khi bị trục xuất, họ chuyển đến Đức và Áo.
Du khách từ khắp nơi trên thế giới đã ghé thăm nhà thờ vì tò mò với những bóng ma.
Khách du lịch Pháp đến thăm nhà thờ St. George.
Năm 2013, ngày càng nhiều người biết đến nhà thờ khi người ta đăng tải video về nhà thờ lên Youtube. Nó đạt 220.000 lượt view hiện nay.
Khách du lịch đã quyên góp hàng ngàn đô la sửa chữa mái nhà thờ.
Người trông nom nhà thờ - Petr Koukl cho biết: Tháng 9 năm 2018, khách du lịch đã quyên góp được hơn 600.000 koruna (đơn vị tiền tệ của Séc), tương đương gần 26.000 đô la để cải tạo.
Petr Koukl nói: "Trong khi hầu hết du khách hào hứng muốn nhìn thấy những con ma, ngược lại vài ba du khách sợ từ chối không vào. Họ lén nhìn vào trong qua cánh cửa."
Nhà thờ mở cửa vài tiếng vào chủ nhật hằng tuần.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Du lịch Nhật Bản mùa nào lý tưởng nhất trong năm? Chắc chắn, với những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn sẽ lựa chọn được một thời điểm thích hợp và tuyệt vời nhất cho chuyến du lịch Nhật Bản sắp tới của mình. Đất nước Nhật Bản hiện đang nằm trong top những địa điểm du lịch nước ngoài của khách du lịch Việt Nam vào những năm gần đây. Xứ...