Đào nở rộ hoa khi Tết còn xa
Mặc dù còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết cổ truyền dân tộc, nhưng những ngày này người dân phố núi Pleiku đã được dịp ngắm những bông hoa đào nở rực trái mùa.
Đào là loại hoa tượng trưng cho mùa xuân, khi tiết trời vẫn còn “nhiễm” cái giá lạnh của mùa đông. Nhưng những ngày giữa thu này, nhiều người dân Gia Lai khi đi qua góc đường Hoàng Văn Thụ- Tăng Bạt Hổ (TP.Pleiku) không khỏi ngỡ ngàng khi thấy một cây đào với những bông hoa đã nở bung, mặc dù thời tiết phố núi năm nay được đánh giá là nắng nóng hơn những năm trước.
Dù còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng một cây đào ở phố núi Pleiku đã nở rực hoa
Một số người dân cho biết: “Thường thì giáp Tết mới được ngắm đào và mai nở, nhưng năm nay chẳng hiểu có phải thời tiết thay đổi không mà Tết vẫn còn xa nhưng chúng tôi đã được ngắm hoa đào nở tung rồi”.
Theo quan sát của chúng tôi thì cây đào trên cao khoảng 4m, hoa màu hồng và có tán khá rộng, được một người dân trồng trên vỉa hè.
Một số hình ảnh của cây đào ra hoa sớm ở ngay vỉa hè đường Hoàng Văn Thụ, TP.Pleiku:
Video đang HOT
Theo Dantri
Cõng mẹ đi mổ khi bố bận làm nhiệm vụ trên biển Đông
18 năm, Tùng chỉ có được 5 cái Tết trọn vẹn với bố, còn lại là những lần ông bận công tác trên biển. Khi ông, bà nội mất, bố em vẫn ở ngoài khơi, lúc mẹ em đổ bệnh, bố vắng nhà và Tùng lại cõng mẹ đi viện.
Gương mặt sáng sủa, giọng nhỏ nhẹ, Trần Thanh Tùng - người có điểm thi đại học cao nhất nhận học bổng của độc giả VnExpress đã khiến mọi người nhòe nước mắt khi kể câu chuyện của gia đình. Trung tá Trần Bùi Hoàn (bố Tùng) tranh thủ lúc nghỉ phép đưa con đến nhận học bổng, thi thoảng vội lau khóe mắt đẫm nước.
Công tác tại tàu HQ 752 (Hải đoàn 128), trung tá Hoàn phải xa nhà triền miên, mọi việc lớn bé ở nhà đều do vợ là Trần Thị Hậu gánh vác. Có những lần anh em Tùng trùng lịch họp phụ huynh, mẹ chỉ đi họp cho một đứa, và đành xin lỗi cô giáo chủ nhiệm đứa còn lại. Người chịu thiệt thòi luôn là Tùng bởi mỗi lần bị cô mắng là cậu lại tủi thân, nhưng cảm giác này cũng dần quen.
Là con dâu trưởng nên mẹ Tùng rất vất vả, vừa chăm bố mẹ chồng vừa đi làm, dạy dỗ hai con. Ông nội là bệnh binh nên hay ốm đau, bà nội thì già yếu. Năm Tùng ôn thi vào cấp 3 thì bà ốm nặng do căn bệnh ung thư hành hạ. Bố Hoàn về để chăm sóc bà nhưng chỉ được 10 ngày phải đi vì đơn vị gọi.
Câu chuyện gia đình Tùng đã khiến nhiều người xúc động. Ảnh: Anh Tuấn.
Anh trai đi học đại học xa không về được thường xuyên nên Tùng và mẹ thay nhau chăm sóc bà. Em vừa ôn thi, vừa tranh thủ nấu cơm, cháo cho ông bà, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau thì bà mất.
"Khi bà hấp hối, bố em vẫn đang làm nhiệm vụ trên biển không thể về. Bà mất vào đúng hôm em chuẩn bị đi thi cấp 3. Năm tháng sau mẹ em phải nhập viện vì phải mổ thoát vị đĩa đệm. Em cõng mẹ từ nơi này đến nơi kia, rồi nấu cơm cháo chăm sóc cho ông", Tùng kể và cho hay, may nhờ có người thân giúp đỡ, bố xin nghỉ phép về nên em mới đảm bảo được việc học.
Một năm sau, ông nội Tùng lại đổ bệnh, nhưng do đã hết phép nên bố em không thể về để chăm sóc. Khi ông qua đời, bố cũng không thể ở bên để nhìn ông lần cuối, mà chỉ có thể về để cùng gia đình lo tang cho cha.
18 tuổi nhưng những ngày bên bố của Tùng rất ít ỏi. Sinh ra khi bố đang làm nhiệm vụ ở biển Đông, những ngày Tết, khi các gia đình quây quần sum họp, nhà em, mấy mẹ con lại động viên nhau đón năm mới không có bố. Tùng chỉ có năm cái Tết trọn vẹn niềm vui vì bố được về nhà.
Nhiều lúc nhìn các bạn được bố cho đi chơi Tùng cũng cảm thấy tủi thân, nhưng mẹ em luôn an ủi, kể cho em nghe về công việc của bố. Tùng đã học cách sống tự lập bởi em biết, không chỉ có mẹ và em vất vả, mà bố - người lính Hải quân - vừa thiếu thốn tình cảm, lại luôn phải đương đầu với những nguy hiểm giữa biển khơi.
Lúc biển êm sóng lặng, trung tá Hoàn phải lênh đênh trên biển để đi tuần bảo vệ vùng biển đảo của Tố quốc. Lúc bão lớn, ông lại cùng đồng đội ra khơi để làm công tác tìm kiếm cứu hộ trên biển, và không chỉ đối đầu với những cơn bão dữ, tàu của ông nhiều khi còn đụng độ với tàu nước ngoài.
"Công việc của bố là công việc nguy hiểm nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao, bố em từng có một thời gian dài trông coi các giàn khoan dầu trên biển, công tác ở đảo Trường Sa, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Em tự hào vì điều đó và luôn nỗ lực để xứng đáng là con của một người lính Hải quân", Tùng tâm sự.
Đang trong đợt nghỉ phép nên trung tá Trần Bùi Hoàn đưa con trai đến tòa soạn VnExpress nhận học bổng. Ảnh: Anh Tuấn.
Tùng kể, hồi học lớp 3 được bố dẫn ra đơn vị chơi. Lần đó em được đi tàu ra biển vì tàu của bố mới sửa xong và đang chạy thử. Lần đầu tiên được đi tàu biển, Tùng bị say sóng, bị nôn, mệt mỏi rã rời. Sau hôm đó, em càng thấu hiểu hơn về công việc của bố và càng thương ông hơn.
Những khi rảnh rỗi, Tùng thường tìm hiểu thông tin về Trường Sa, về công việc bố em đang miệt mài cống hiến. Trong tâm trí cậu sinh viên y khoa, Trường Sa là quần đảo lớn nhất và xa nhất của đất nước, còn được gọi là "quần đảo bão tố". Trường Sa có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, là lá chắn bao quanh vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông của đất nước.
"Trường Sa là một phần thiêng liêng của Tổ quốc, vì vậy công tác ở đây là nhiệm vụ vừa thiêng liêng vừa cao quý. Em mong rằng sau này sẽ có cơ hội được đến Trường Sa", Tùng nói và cho hay, em đang làm theo nhiệm vụ bố giao là "Học để nên người".
Từng mong mỏi khi lớn lên được khoác áo lính, được phục vụ quân đội, nhưng chứng kiến bệnh tật cướp đi ông bà nội và đang hành hạ mẹ, Tùng quyết định thi vào ĐH Y Hải Phòng và đạt điểm khá cao. Em mong rằng, sau này với kiến thức học được, em sẽ trở thành lương y cứu giúp người bệnh.
Theo VNE
Khi "quý ông"... nâng ngực, độn mông Qua rồi cái thời chỉ có nữ giới mới quan tâm đến 3 vòng, một số quý ông hiện nay cũng chăm tút tát "body" của mình. Và cái sự làm đẹp của giới mày râu cũng lắm chuyện cười ra nước mắt. Bởi không phải cứ bỏ ra vài chục đến hàng trăm triệu đồng "mông má" là đạt chuẩn "man", nhiều...