Đảo nhân tạo còn nguy hiểm hơn giàn khoan?
Dù diễn ra rất chậm chạp và khó nhận biết, nhưng chiến lược đảo nhân tạo lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì giá trị chiến lược và khả năng thay đổi cục diện mà chuỗi đảo sẽ mang lại cho Trung Quốc (TQ). Xin giới thiệu bài phân tích về vấn đề này do báo quốc nội Infonet thực hiện.
Động thái “bào mòn” và toan tính lâu dài của TQ
Chính sách Biển Đông của TQ có sự phân định rõ ràng giữa ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ như các động thái bào mòn chủ quyền từng phần hay các chuỗi hành động “cắt lát salami” nhằm tạo nên các va chạm nhỏ nhưng liên tục, thực hiện các mục tiêu toan tính lâu dài.
Mặc dù giới quan sát cho rằng sự tham gia giữa các cơ quan hành chính, truyền thông và pháp lý của TQ chỉ giúp tăng thêm “hỏa mù” gây nhiễu dư luận. Nhưng thực ra phương thức kết hợp giữa “những con rồng trên Biển Đông”, như cách so sánh của một tổ chức nghiên cứu, lại tỏ ra hiệu quả trên nhiều bình diện.
Chiến lược duy trì hiện diện liên tục tại các vùng biển không tranh chấp để dần biến thành có tranh chấp đang được Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi. Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 là một minh chứng điển hình. Trong đó, TQ sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 như một “mốc chủ quyền di động” để duy trì sự hiện diện tại các vùng biển không có tranh chấp, thậm chí nằm hẳn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia láng giềng.
Mục tiêu hoán chuyển từ “không tranh chấp” thành “có tranh chấp”, từ “của họ” sang “của ta” được thực hiện theo đúng phương châm của người TQ “cái gì của tôi là của tôi, cái gì của bạn, chúng ta có thể thương lượng”.
Tàu Trung Quốc đang hút hàng triệu m3 cát đá dưới đáy biển, biến bãi đá ngầmn Gạc Ma thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Song song với các động thái đó, việc TQ củng cố và mở rộng các hoạt động xây dựng chuỗi đảo nhân tạo đã cho thấy những tính toán chiến lược dài hạn hơn của họ trên Biển Đông. Hải Dương 981 là một bước đi khá nguy hiểm, nhưng thực chất lại dễ xử trí và thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế dành cho các nước nhỏ như Việt Nam. Trong khi đó, dù diễn ra rất chậm chạp và khó nhận biết, nhưng chiến lược đảo nhân tạo lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì giá trị chiến lược và khả năng thay đổi cục diện mà chuỗi đảo sẽ mang lại cho TQ khi được phát triển đầy đủ.
Một cách thức khác để đánh giá chiến lược Biển Đông của TQ là thông qua sự thay đổi các mục tiêu ở từng giai đoạn nhất định. Nhưng đây là những sự thay đổi có tính toán. Chúng ta sẽ thấy điều tương tự khi xem xét chiến lược biển của TQ từ 2009 đến nay. Ví dụ, làm sao TQ có thể nói rằng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)được ký vào 2002 và bảng hướng dẫn thực hiện Tuyến bố DOC ký vào 2011sẽ là kim chỉ nam dẫn đường của các bên tranh chấp, khi mà sử dụng vũ lực vẫn là công cụ chiếm vai trò chủ đạo trong chính sách của Bắc Kinh.
Hiện tại, điều chúng ta có thể thấy rõ nhất trong các bước đi của TQ chính là: sự kiên định trong mục tiêu tổng thể nhằm gia tăng khả năng kiểm soát toàn Biển Đông. Cái chưa rõ nằm ở những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể mà mỗi ban ngành đơn lẻ của TQ sẽ thực hiện.
Đây được xem là khó khăn lớn nhất, vì Việt Nam nói riêng, hay rộng hơn là các quốc gia ASEAN và cộng đồng quốc tế nói chung sẽ khó biết cụ thể các cơ quan phụ trách Biển Đông của TQ sẽ làm những gì, vào lúc nào và tại đâu.
TQ tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Không để bị động
Video đang HOT
Chính vì vậy, phân tích của chuyên gia cho thấy, chúng ta cũng không nên quá tập trung vào việc đoán biết các mục tiêu ngắn hạn và cụ thể, vì nếu chỉ phản ứng trong thế bị động dễ dẫn tới việc bị tung hỏa mù và rơi vào thế đã rồi. Điểm quan trọng nhất để đối phó với chiến thuật “lát cắt salami” là cần nắm vững bản chất chiến lược và dài hạn của nó.
Điều Việt Nam cần có lẽ là xác định góc nhìn đúng và xây dựng một chiến lược tổng thể cho Biển Đông trước khi đi vào từng hành động nhỏ của TQ. Từ đó, trên cái tổng thể sẽ xây dựng các mục tiêu và kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn; tránh bị đánh lạc hướng vào các hành động nhỏ lẻ mà quên đi thế trận lớn trên toàn cục diện.
Điều này đặt ra nhu cầu cần tập trung xây dựng chiến lược dài hạn và tổng thể để đối phó với mục tiêu dài hạn của TQ, từ đó có thể “đi tắt, đón đầu” và giành lại ưu thế trên cả thực địa lẫn trên bàn đàm phán. Từ phân tích của nhiều chuyên gia, có thể nhận thấy chính sách Biển Đông của Việt Nam phải đảm bảo được 3 yếu tố cốt yếu: tổng thể, dài hạn và chiến lược.
Thứ nhất, cần có sự hoạch định cụ thể giữa các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, từ đó chủ động đưa ra chiến lược cụ thể tránh rơi vào thế bị động trước các hành động gây hấn của TQ.
Thứ hai, cần phối hợp linh hoạt và hiệu quả trên nhiều mặt trận khác nhau. Cần kết hợp hiệu quả giữa ngoại giao học thuật, ngoại giao nhân dân và ngoại giao truyền thống để giành ưu thế nhất định trong việc tuyên truyền và phổ biến chủ quyền của Việt Nam.
Thứ ba, cần xem xét lựa chọn chiến lược của các quốc gia liên quan trong khu vực, đặc biệt là các cường quốc có sự đan cài về lợi ích trên Biển Đông như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản v.v…, để từ đó đưa ra một chính sách Biển Đông mang tính quốc gia.
Một chiến lược đúng đắn với các mục tiêu rõ ràng, phân chia nhiệm vụ cụ thể sẽ giúp đảm bảo tận dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, từ đó tạo ra ưu thế trên thực địa lẫn trên bàn đàm phán. Nếu không có chiến lược tổng thể, ta sẽ không thể đối phó với các hành động “trước sau bất nhất” của TQ, và chỉ đi vào giải quyết các sự vụ mang tính thời điểm.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc cố lách Mỹ kiểm soát biển Đông bằng tàu ngầm 'săn sát thủ'
Trung Quốc sẽ không cố chạy đua tàu ngầm &'săn sát thủ' với Mỹ, theo Thiếu tướng Xu Guangyu, cựu phó chủ nhiệm Học viện quốc phòng của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc: "Chúng tôi đâu có ngu. Nhưng chúng tôi cần có đủ số tàu ngầm hạt nhân đạt độ tin cậy. Chúng phải hướng ra Thái Bình Dương và vươn tới thế giới".
Tàu ngầm và hải quân Mỹ tập trận ở Thái Bình Dương.
Ông Xu nói Bắc Kinh rút kinh nghiệm cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh đã hút cạn khả năng tài chính của Liên Xô.
Phó đô đốc Phillip Sawyer, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương, từ chối cho biết tàu ngầm Trung Quốc đã đi xa đến tận Hawaii hay chưa, nhưng ông nói chuyến vào Ấn Độ Dương hồi cuối năm 2013 cho thấy họ có thể làm điều này.
Đó là một chiếc tàu ngầm lớp Shang (Tống), mà Trung Quốc từng hạ thủy năm 2002. Nó có thể mang tên lửa hành trình và thủy lôi.
"Húc xô được cửa ở nơi người khác không thể"
Vào thời bình, Trung Quốc có thể sử dụng các chiếc tàu ngầm &'săn sát thủ' này để bảo vệ tuyến hàng hải, tìm kiếm tàu địch và thu thập tin tình báo, theo các chuyên gia hải quân. Nhưng vào thời chiến, chúng có thể dùng để dọa tàu đến gần, gây rối loạn các tuyến hàng hải.
Tuy nhiên, hai chuyến hải trình mới đây cho thấy Trung Quốc có yếu điểm: tàu ngầm của họ phải dùng các eo biển hẹp như Malacca, Luzon, Miyako để ra Thái Bình Dương, vào Ấn Độ Dương, vốn khiến chúng có thể bị phát hiện và ngăn chặn.
Ngoài ra, khả năng chống ngầm của Trung Quốc vẫn còn yếu. Tàu ngầm Mỹ có thể phát hiện ra tàu ngầm Trung Quốc ngay từ gần bờ biển Trung Quốc, nơi mà tàu bè và máy bay Mỹ có thể trúng đạn máy bay và tên lửa của Trung Quốc, theo các sĩ quan hải quân Mỹ.
Phó đô đốc Sawyer không cho biết Mỹ có theo dõi chiếc Shang và làm sao tàu ngầm Mỹ có thể áp sát Trung Quốc, chỉ nói: "Tôi hài lòng với khả năng xử lý tất cả những lệnh được giao cho lực lượng tàu ngầm Mỹ".
Chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công Houston sau chuyến đi 7 tháng đến tây Thái Bình Dương vừa trở về Mỹ. Hạm trưởng Dearcy P. Davis không cho biết đi đâu, nhưng "tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi không hề bị ai phát hiện. Chúng tôi có khả năng húc xô đổ cửa nếu như người khác không thể làm. Đấy không phải là chuyện tầm thường".
Có phải mất 10.000 năm cũng phải đóng tàu ngầm hạt nhân
Trung Quốc hiện là một trong những hạm đội tàu ngầm tấn công lớn nhất thế giới, với 5 chiếc chạy bằng hạt nhân và ít nhất 50 chiếc chạy bằng diesel. Họ có 4 chiếc tàu ngầm &'săn sát thủ' Boomer.
Các nhà sử học Trung Quốc nói Bắc Kinh đã muốn có tàu ngầm từ những năm 1960, và lãnh tụ Mao Trạch Đông từng nói: "Chúng ta sẽ đóng một chiếc tàu ngầm hạt nhân dù có phải mất 10.000 năm!".
Sau này Trung Quốc hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên vào dịp sinh nhật Mao năm 1970, năm 1988 thì phóng thử tên lửa đầu tiên từ dưới biển, dù chiếc Boomer đầu tiên của họ chưa bao giờ trang bị tên lửa hạt nhân đi tuần tra, theo các sĩ quan hải quân Mỹ.
Trung Quốc có tàu ngầm diesel từ những năm 1950, nhưng chúng dễ bị phát hiện vì cứ vài giờ phải nổi lên hút oxy. Tàu ngầm hạt nhân chạy nhanh hơn, có thể lặn suốt nhiều tháng.
Hồi tháng 10.2013, Trung Quốc chính thức ra mắt lực lượng hạt nhân dưới đáy biển tại một căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Khả năng của Trung Quốc không thể ngang bằng Mỹ vốn có 14 chiếc &'săn sát thủ' và 55 tàu ngầm hạt nhân tấn công.
Nhưng Mỹ đang phải lo duy trì ưu thế này tại châu Á, khi kinh phí bị hạn chế, khiến hải quân Mỹ phải giảm số tàu ngầm tấn công xuống còn 41 chiếc vào năm 2028.
Lính Trung Quốc bảo vệ tàu ngầm.
Theo WSJ, Trung Quốc và Mỹ không muốn Chiến tranh Lạnh. Nền kinh tế 2 nước này lệ thuộc nhau, và Trung Quốc theo đuổi kinh tế thị trường chẳng muốn làm cuộc cách mạng toàn cầu hoặc ngang cơ với Mỹ.
Các quan chức Trung Quốc nói tàu ngầm của họ không đe dọa các nước khác và chỉ nhằm bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói các chiếc tàu ngầm &'săn sát thủ' của họ vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương chỉ nhằm giúp tuần tra chống hải tặc ngoài khơi Somalia và Trung Quốc "tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì liên lạc tốt với các nước liên quan".
Nhưng hải quân Mỹ vẫn triển khai 60% hạm đội tàu ngầm và một nửa hạm đội tàu nổi vào Thái Bình Dương, theo các sĩ quan hải quân Mỹ cho biết, năm 2015, Mỹ có thể cắm chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân thứ tư ở đảo Guam.
Phó đô đốc Sawyer nói hiện có nhiều tàu ngầm Mỹ ở châu Á:
"Một trong những lo ngại lớn nhất của tôi là sự an toàn của hoạt động tàu ngầm. Càng nhiều tàu ngầm trong một vùng nước thì có nguy cơ chúng đâm vào nhau".
Úc, Việt Nam đều tăng cường trang bị tàu ngầm
Mỹ cũng đang thực hiện các bước để máy bay săn ngầm P-8 hoạt động nhiều hơn ở biển Đông, bằng cách thương lượng để có sự đồng ý của các nước trong khu vực này, cho phép Mỹ sử dụng cả sân bay của họ để làm nơi cất cánh các chuyến bay săn tàu ngầm &'săn sát thủ' của hải quân Trung Quốc.
Theo người rành các vụ thỏa thuận này cho tờ WSJ biết: nhiều nước gồm Úc đã nói sẽ tăng số lượng hoặc nâng cấp số tàu ngầm và lực lượng chống ngầm của họ.
Lãnh đạo hải quân Úc - phó đô đốc Tim Barrett hồi tuần qua báo cáo Quốc hội Úc: 12 tàu ngầm đang mua sẽ thay thế 6 chiếc hiện tại, vì Úc cần hoạt động xa bờ, có thể là ở những vùng tranh chấp trên biển Đông.
"Có những nước khác trong khu vực cũng đang xây dựng lực lượng tàu ngầm. Vấn đề là chúng ta nên xem xét việc cần phải đề phòng".
Việt Nam cũng đã nhận hai chiếc tàu ngầm tấn công lớp Kilo, trong số 6 chiếc mà Việt Nam đã đặt hàng với Nga.
Theo Một Thế Giới
Nhật Bản sửa đại cương, có thể viện trợ ODA cho Quân đội Việt Nam? "Đại cương hợp tác phát triển" mới của Nhật Bản cho phép viện trợ cho quân đội nước khác vì mục đích phi quân sự: an ninh hàng hải, phòng thủ biển, quét mìn... Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật...