Đảo nghỉ dưỡng được làm từ rác
Khu nghỉ dưỡng là một hòn đảo nổi, nằm ở Ấn Độ Dương và được làm từ những đồ nhựa trôi dạt trên biển được tái chế.
Đảo nhân tạo có tên gọi Recycled Ocean Plastic Resort (Khu nghỉ dưỡng Nhựa Đại dương tái chế), dự kiến mở cửa đón du khách từ 2025.
Khu nghỉ dưỡng đảo nổi này nằm ở bờ biển xa xôi hẻo lánh thuộc quần đảo Cocos của Australia. Dự án ra đời dựa trên ý tưởng sử dụng giảm thiểu lượng rác thải nhựa trôi nổi trên biển của tiến sĩ, kiến trúc sư đến từ Anh, Margot Krasojevic.
Một khi đảo nổi được hình thành, nó sẽ trở thành một điểm đến cắm trại trước khi xây dựng thành khách sạn. Theo dự kiến, khách sạn trên khu đảo nổi này sẽ có một loạt các dãy phòng với mái che, vòi hoa sen. Nước dùng để phục vụ du khách tắm là nước biển đã qua lọc.
Các lối đi bằng gỗ được neo chặt với đáy biển sẽ là phần trung tâm. Sau đó chai nhựa, lốp xe sẽ được dồn vào trong các bao đặt xung quanh phần trung tâm này và các kiến trúc sư phủ lên đó một lớp bê tông gồm cát và phù sa được bơm lên từ đáy biển. Điều này sẽ tạo ra thêm nhiều lối đi hơn và hòn đảo ngày càng mở rộng.
Video đang HOT
Kiến trúc sư Krasojevic giải thích rằng bước đầu tiên trong việc tạo ra hòn đảo sẽ là đảm bảo có ba lối đi, có gắn các thiết bị nổi. Chúng được gắn với đáy đại dương bằng cách sử dụng cấu trúc “giàn chân căng”, tương tự cấu trúc được sử dụng để xây các giàn khoan dầu.
Đóng vai trò như một giàn giáo cho hòn đảo là một cánh đồng rừng ngập mặn sẽ được trồng, với các “xúc tu” thấm nước làm từ cao su tổng hợp, giúp hòn đảo không bị lật hay chuyển hướng do sóng. Krasojevic giải thích rằng rừng ngập mặn được sử dụng như một biện phòng chống lũ lụt hiệu quả. Còn các xúc tu hoạt động giống như bè cứu hộ, tạo ra một rào cản nhân tạo cản trầm tích và ngăn nước lũ ảnh hưởng tới hòn đảo.
Hòn đảo đặc biệt có "núi lửa nằm trong miệng núi lửa" ở Nhật Bản
Những cư dân trên hòn đảo này được coi là những người dũng cảm nhất vì họ đang sinh sống trên miệng của một ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động.
Aogashima là một hòn đảo nhỏ bé nằm biệt lập giữa Thái Bình Dương, cách Tokyo hơn 350km về phía nam. Đây là hòn đảo cô lập nhất trong quần đảo Izu. Aogashima là một hòn đảo núi lửa nổi lên từ biển. Người ta cho rằng hòn đảo này được hình thành từ những tàn tích núi lửa chất chồng lên nhau. Chính điều này đã tạo cho hòn đảo một địa hình rất đặc biệt với những vách đá gồ ghề dựng đứng của trầm tích núi lửa.
Đảo Aogashima nằm biệt lập giữa Thái Bình Dương.
Cơ quan Khí tượng Nhật đã xếp Aogashima vào loại núi lửa hạng C do trung tâm của hòn đảo chính là một miệng núi lửa khổng lồ vẫn còn đang hoạt động. Lần phun trào gần đây nhất của núi lửa Aogashima diễn ra vào năm 1780 đã khiến cho phân nửa dân số trên đảo thiệt mạng. Những người còn sống sót buộc lòng phải chuyển đi nơi khác. Phải tới 50 năm sau mới có người quay trở lại hòn đảo này sinh sống. Cho tới ngày nay, dân số trên đảo vẫn chỉ duy trì ở khoảng 200 người.
Địa hình đặc biệt của hòn đảo khiến nơi đây trở nên vô cùng nổi tiếng.
Toàn bộ hòn đảo là một ngọn núi lửa khổng lồ vẫn còn đang hoạt động.
Điều làm nên sự đặc biệt của hòn đảo này là vì nó là một hòn đảo "núi lửa đôi". Có một miệng núi lửa nhỏ nằm lọt thỏm ở trung tâm hòn đảo - vốn là một miệng núi lửa lớn. Chính vì hình dáng độc đáo này đã khiến cho nơi đây giống như quang cảnh trong bộ phim Công viên kỷ Jura. Không chỉ vậy, đảo Aogashima còn được lấy cảm hứng để tạo nên thị trấn Itomori trong bộ phim Kimi no Nawa nổi tiếng.
Có địa hình đặc biệt với những vách đá dựng đứng bao quanh, hòn đảo Aogashima gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới. Nếu muốn đến nơi đây tham quan, du khách phải di chuyển bằng trực thăng, khởi hành từ hòn đảo láng giềng là Hachijojima cách đó tới 60km. Mỗi ngày chỉ có một chuyến trực thăng như vậy và chỉ chở tối đa là 9 hành khách ra thăm đảo. Bên cạnh đó, việc di chuyển bằng trực thăng tới đảo Aogashima còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Những ngày biển động hay có sương mù dày đặc, những chuyến trực thăng này sẽ buộc phải hủy bỏ.
Du khách chỉ có thể di chuyển bằng trực thăng để tới hòn đảo Aogashima.
Aogashima cũng là tên của ngôi làng nhỏ nhất Nhật Bản tồn tại trên hòn đảo này. Dù nhỏ nhưng trên đảo vẫn có đầy đủ bưu điện, nhà hàng quán xá và trường học phục vụ cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, nơi đây chỉ có duy nhất một trường phổ thông với khoảng 25 học sinh. Khi tới 15 tuổi, các em học sinh buộc phải rời đảo, chuyển tới trường trung học ở thành phố khác để tiếp tục việc học. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dân số tại đảo Aogashima ngày một giảm.
Một cửa hàng trên đảo.
Cuộc sống của người dân trên đảo phụ thuộc nhiều vào nguồn địa nhiệt từ núi lửa đang hoạt động. Họ tận dụng nguồn nhiệt này để nấu ăn và sưởi ấm. Tại khu vực trung tâm của hòn đảo có một nhà tắm hơi để phục vụ cư dân và du khách. Họ có thể thư giãn với nguồn nước nóng đầy khoáng chất vô cùng có lợi cho sức khỏe. Du khách đến tham quan đảo cũng có cơ hội trải nghiệm việc nấu nướng bằng hệ thống năng lượng nhiệt từ núi lửa được thiết kế tại các khu cắm trại.
Nồi nấu sử dụng địa nhiệt.
Trên đảo Aogashima không có nhiều địa điểm vui chơi giải trí, nhưng phần lớn khách du lịch đến đây là vì muốn cảm nhận sự thanh bình và biệt lập với thế giới xung quanh của hòn đảo đặc biệt này.
Khung cảnh trên đảo vô cùng bình yên và thơ mộng.
Thưởng thức Aochu truyền thống của người dân địa phương trên đảo là điều mà du khách không thể bỏ qua. Nhiều người cho rằng thứ đồ uống được chưng cất từ khoai lang và lúa mì trên đảo mang đến một hương vị rất đặc biệt, khác hẳn với đồ uống chưng cất từ những nơi khác.
Bầu trời không bị ô nhiễm ánh sáng của đảo Aogashima.
Có lẽ vì là một hòn đảo nhỏ biệt lập, vẫn thường xuyên có người lựa chọn rời đảo, chuyển tới một nơi khác sinh sống nên những bài hát dân gian trên đảo Aogashima chủ yếu nói về những cuộc chia ly và những câu chuyện rời khỏi đảo. Nhưng đối với du khách, họ tới Aogashima là để tìm kiếm sự bình yên, thanh thản, tách biệt với cuộc sống bên ngoài của nơi đây.
Mũi Gành Dầu - 'miệng cá' của đảo Phú Quốc Đến Mũi Gành Dầu, du khách có cơ hội ngắm nhìn biển xanh, gành đá nhấp nhô và hải giới Campuchia. Nhiều người ví von đảo ngọc Phú Quốc có hình dạng như một chú cá quẫy đuôi bơi về hướng bắc. Nằm ở vị trí "miệng cá" chính là Mũi Gành Dầu, nơi rừng nguyên sinh dừng lại trước biển cả. Gành...