Đạo luật Caesar – Đòn chí mạng của Mỹ nhằm vào Syria
Nhiều nhà phân tích cho rằng lệnh trừng phạt mới của Mỹ tập trung vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ ảnh hưởng nặng nề tới người dân thường Syria.
Nền kinh tế Syria có dấu hiệu xấu đi trong vài tháng qua. Ảnh: Anadolu
Tờ Aljazeera cho biết mặc dù Liên hợp quốc không áp đặt lệnh trừng phạt lên Syria nhưng nhiều quốc gia trong đó có Mỹ và thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đơn phương ban hành lệnh trừng phạt với chính phủ Syria kể từ khi nội chiến tại quốc gia Trung Đông này bùng phát năm 2011. Tuy nhiên, hiệu quả của những lệnh trừng phạt này vẫn mơ hồ.
Trong khi đó, Đạo luật Caesar của Mỹ có hiệu lực từ tháng 6 này nhắm đến các công ty, cá nhân, tổ chức Syria và nước ngoài có liên quan tới chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
Từ 17/6, Đạo luật Caesar nhắm tới những người ủng hộ chính phủ Tổng thống al-Assad về chính trị, ngân hàng và thương mại.
Giám đốc chương trình Bắc Phi và Trung Đông tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR) Julien Barnes-Dacey nhận định: “Lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhắm tới nhiều lĩnh vực hơn, nhưng điều quan trọng là nó liên quan tới việc Mỹ trừng phạt những nước khác muốn kinh doanh với chính phủ Syria để đảm bảo tăng cường cô lập kinh tế quốc gia Trung Đông này”.
Ông Zaki Mehchy tại Trung tâm nghiên cứu Chính sách Syria nhận xét: “Đạo luật Caesar là thông điệp trực tiếp trừng phạt đồng minh của Syria và gián tiếp nhắn nhủ tới các quốc gia Vùng Vịnh và một số nước châu Âu đang cố gắng bình thường hóa mối quan hệ với Tổng thống Assad”.
Video đang HOT
Nền kinh tế Syria đã theo chiều xuống dốc trong vài tháng qua khi đồng tiền nội địa pound mất 70% giá trị. Syria phải phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng của nước láng giềng Lebanon để tiếp cận với mạng lưới tài chính. Nhưng Lebanon cũng rơi vào khủng hoảng kinh tế và rối loạn chính trị.
Do vậy nhiều nhà phân tích cho rằng Đạo luật Caesar là con dao 2 lưỡi không chỉ ảnh hưởng đến chính phủ của Tổng thống Assad mà còn những nước hỗ trợ Syria cũng như nỗ lực nhân quyền tại Syria và Lebanon.
Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên Syria từ năm 1979. Khi đó Washington xếp Damascus vào danh sách “bảo trợ khủng bố” đồng thời áp đặt hạn chế đối với những sản phẩm Syria có thể sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự.
Năm 2011, Mỹ cấm giao dịch dầu mỏ Syria. Gần đây, Mỹ trừng phạt một số cá nhân và tổ chức Syria bị cáo buộc liên quan đến vụ ngộ độc khí sarin tại Khan Sheikhoun vào tháng 4/2017.
Những lệnh trừng phạt này chỉ tập trung vào quân đội, doanh nhân, công ty tư nhân và doanh nghiệp quốc doanh Syria trong lĩnh vực dầu mỏ, ngân hàng. Như vậy ảnh hưởng của những lệnh trừng phạt này vẫn giới hạn và chỉ tác động đến khả năng giao thương và nhận hỗ trợ tài chính từ bên ngoài của chính phủ Tổng thống Assad.
Theo ông Julien Barnes-Dacey, những lệnh trừng phạt này không tác động mạnh bằng Đạo luật Caesar.
Nhà nghiên cứu Rim Turkmani tại Trường Kinh tế London đánh giá: “Mục đích chính của những lệnh trừng phạt này là thay đổi chế độ hoặc hành động của chính phủ Syria do vậy không gây nhiều áp lực đối với người dân thường. Tuy nhiên mục đích này chưa thể đạt được”.
Ở thời điểm này chính quyền của Tổng thống Assad vẫn nhận được ủng hộ của Nga và Iran. Trong khi đó, cộng đồng thế giới ghi nhận quyền lãnh đạo của ông với tư cách là một tổng thống dân cử. Cuộc bầu cử sắp tới tại Syria sẽ diễn ra vào năm 2021.
Hội đồng Bảo an chia rẽ về kế hoạch trừng phạt mới của Mỹ đối với Syria
Cuộc họp của Hội đồng Bảo an trở thành nơi tranh cãi gay gắt giữa các nước thành viên thường trực sau khi Mỹ đề xuất các biện pháp mới trừng phạt Syria.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 16/6 đã tiến hành phiên họp trực tuyến định kỳ hàng tháng về tình hình Syria. Cuộc họp ngay lập tức trở thành nơi tranh cãi gay gắt giữa các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an sau khi Mỹ đề xuất các biện pháp mới trừng phạt Syria.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an. Ảnh: DPA
Bất chấp việc Đặc Phái viên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Syria Geir Pedersen công bố báo cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình hiện tại cũng như tương lai của hàng triệu người dân Syria sau nhiều năm chiến sự, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft đã thông báo kế hoạch áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Syria từ ngày 17/6 nhằm ngăn chặn Chính phủ Syria tiếp tục giành chiến thắng trên thực địa.
"Từ ngày 17/6, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ triển khai các biện pháp có tính quyết định ngăn chặn chính quyền của ông Bashar Al Assad giành chiến thắng cũng như buộc Chính phủ tại Syria và các đồng minh phải ủng hộ tiến trình chính trị của Liên Hợp Quốc. Mục tiêu của chúng tôi là chặn dứng nguồn thu của Chính phủ Syria cũng như sự ủng hộ đối với thể chế này", bà Craft nói.
Theo đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft, căn cứ vào luật về bảo vệ dân thường Syria được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hồi tháng 12 năm ngoái, Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn cái mà Mỹ gọi là những kẻ xấu tiếp tục tài trợ và hỗ trợ tài chính cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al Assad chống lại người dân Syria và làm giàu cho bản thân.
Thông báo của Mỹ như một gáo nước lạnh dội vào chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an trong bối cảnh nhiều nước không khỏi lo ngại về tác động của các khó khăn kinh tế-xã hội và tình hình nhân đạo nghiêm trọng cùng ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới người dân Syria. Trung Quốc và Nga đã ngay lập tức chỉ trích kế hoạch này của Mỹ. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã nói rằng, kế hoạch của Mỹ là nhằm lật đổ thể chế chính trị hợp pháp ở Syria.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân thì cho rằng, các quốc gia dễ bị tổn thương như Syria đang phải nỗ lực đối phó với dịch Covid-19, áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt là hành vi vô nhân đạo và chỉ càng gây thêm thảm họa cho quốc gia Trung Đông này.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ phản ứng tích cực đối với lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương ngay lập tức. Điều đáng lo ngại hơn là Mỹ tiếp tục thực hiện loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Syria. Những biện pháp này sẽ chỉ càng ngăn cản sự phát triển cả về kinh tế và xã hội của Syria, đe dọa cuộc sống của những dân thường Syria. Trong bối cảnh các quốc gia vốn bị tổn thương do dịch Covid-19 như Syria, áp đặt trừng phạt là hành vi vô nhân đạo và gây thêm thảm họa", ông Trương Quân nói.
Phản ứng về kế hoạch của Mỹ, đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja'afari khi đang tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cáo buộc Mỹ cố tình áp đặt luật của Mỹ đối với thế giới, đồng thời kêu gọi chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Syria.
Theo báo cáo mới nhất của Đặc Phái viên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Syria Geir Pedersen, bất ổn và xung đột tại Syria hiện đã bước sang năm thứ 10, tạo nên một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất lịch sử với hàng trăm ngàn thương vong, hàng triệu người mất nơi cư trú và tị nạn. Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Syria hiện đang làm giá cả tăng chóng mặt, dẫn tới việc người dân không có đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu hàng ngày.
Theo thống kê, có tới 80% người dân Syria sống dưới mức nghèo, 9,3 triệu người đang thiếu lương thực. Môi trường và cơ sở hạ tầng ở Syria cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau gần một thập kỷ xung đột. Ông Pedersen nhắc lại việc kêu gọi ngừng bắn toàn quốc, tạo điều kiện thúc đẩy giải pháp chính trị trên cơ sở Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an, giải quyết các vấn đề về nhân đạo trước những thách thức mới từ đại dịch Covid-19, trong đó cần quan tâm đặc biệt người tị nạn và người bị buộc phải rời bỏ nơi cư trú./.
Mỹ điều chuyển trang thiết bị quân sự từ Iraq sang Syria Chính quyền Syria đã nhiều lần tuyên bố sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước này là vi phạm chủ quyền quốc gia cũng như các quy định quốc tế. Hãng thông tấn SANA của Syria ngày 17/6 đưa tin, một đoàn xe gồm 45 xe tải chở trang thiết bị quân sự, 7 xe thiết giáp và 1 xe chở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

Người dân đánh trống, livestream phản đối khai thác cát trên sông Lam

Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

Bỏ 8,4 tỷ đồng nâng ngực bằng DNA gia súc, cô gái bị biến dạng nghiêm trọng

Vệ tinh và AI đã giúp nhân viên cứu trợ động đất ở Myanmar như thế nào?

Người đầu tiên được cấy chip vào não cách đây một năm hiện ra sao?

Đôi vợ chồng bán nhà, nghỉ việc đưa 3 con du lịch vòng quanh thế giới
Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn 'Nhạn Hồi Thì': Tân Vân Lai mang lại cảm giác an toàn
Hậu trường phim
23:08:32 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm giám đốc: "Tôi không bận tâm về định kiến"
Sao việt
22:50:25 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện
Góc tâm tình
22:22:43 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?
Sao châu á
21:58:51 01/04/2025
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng
Tin nổi bật
21:32:51 01/04/2025
Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới
Netizen
21:27:47 01/04/2025
Quyền Linh tiếc nuối khi chủ cửa hàng bị nữ quản lý xinh đẹp từ chối
Tv show
21:02:17 01/04/2025