Đạo luật an ninh mới của Nhật: Mỹ cười, Trung Quốc méo
Mỹ, Anh hoan nghênh đạo luật an ninh mới của Nhật, được thông qua sáng 19/9, trong khi Trung Quốc lại phản ứng dè dặt đầy nghi ngờ.
Mỹ, Anh hoan nghênh đạo luật an ninh mới của Nhật, được thông qua sáng 19/9, trong khi Trung Quốc lại phản ứng dè dặt đầy nghi ngờ.
Sáng sớm 19/9, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh nhằm mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài.
Trong khi Mỹ và Anh hoan nghênh đạo luật an ninh mới của Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc lại bày tỏ thái độ thận trọng về sự thay đổi quan trọng này trong chính sách thời hậu chiến của Tokyo.
Trong tuyên bố được đưa ra tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực tiếp diễn của Nhật Bản nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh và đóng vai trò chủ động hơn trong các hoạt động an ninh khu vực lẫn quốc tế”.
Video đang HOT
Toàn cảnh phiên họp của Thượng viện Nhật Bản ở Tokyo ngày 19/9. (Ảnh: Reuter/TTXVN)
Trong khi đó, Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (FCO) dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Anh: “Tôi chúc mừng việc Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật trên, theo đó cho phép Tokyo đóng vai trò lớn hơn trong (việc duy trì) an ninh và hòa bình quốc tế”.
Tuy nhiên, trong tuyên bố được đưa ra cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh đạo luật này là “một động thái chưa từng có của Nhật Bản kể từ thời hậu chiến trong lĩnh vực an ninh và quân sự”.
Ông Hồng Lỗi nêu rõ: “Gần đây, việc tăng cường sức mạnh quân sự cùng sự thay đổi lớn về các chính sách quân sự và an ninh của Nhật Bản đã khiến cộng đồng quốc tế hoài nghi rằng Tokyo sẽ từ bỏ chính sách phòng thủ và đi trệch hướng khỏi lộ trình hòa bình mà nước này theo đuổi sau Chiến tranh Thế giới thứ hai”.
Còn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đã hối thúc Nhật Bản duy trì tinh thần của bản Hiến pháp chủ trương hòa bình khi Tokyo thực thi các chính sách quốc phòng mới theo đạo luật an ninh trên.
Theo Vietnam Plus
Nội các Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới, cởi trói cho quân đội
Dự luật mới dự kiến được Nội các Nhật Bản thông qua ngày 14/5 sẽ cho phép nước này tham chiến tại nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2.
Theo Reuters, dự luật mới với sự thay đổi quan trọng này thể hiện rõ chính sách quốc phòng mà Mỹ và Nhật Bản vừa công bố trong tháng 4 vừa qua và cho phép Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp liên minh Mỹ- Nhật đối phó với các thách thức hiện nay, trong đó có việc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động cải tạo các bãi đá nhằm áp đặt chủ quyền trái phép trên Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh Reuters)
Tháng 7/2014, Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua một nghị quyết nhằm diễn giải lại Hiến pháp vì hòa bình của nước này trong đõ dỡ bỏ lệnh cấm Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể- trong đó có việc hỗ trợ một nước đồng minh của Nhật Bản trong trường hợp nước này bị tấn công.
Dự kiến, sau khi Nội các Nhật Bản phê chuẩn dự luật này, ông Abe sẽ tiến hành họp báo để giải thích rõ về dự luật nói trên.
Trước đó, việc ông Abe đưa ra cam kết trước Quốc hội Mỹ ngày 29/4 rằng dự luật trên sẽ có hiệu lực vào mùa Hè năm nay đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các đảng đối lập. Tuy nhiên, với việc đảng cầm quyền của ông Abe đang chiếm đa số trong Quốc hội, nhiều khả năng dự luật này sẽ sớm được thông qua trong vài tháng tới.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cử tri Nhật Bản đang có sự chia rẽ đối với dự luật mới này của ông Abe. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng cho rằng, dự luật này vượt quá giới hạn của Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản.
Tuy nhiên, ông Abe đã nói rõ, ông muốn sửa đổi lại Điều 9 bất chấp đây là một mục tiêu rất khó thành hiện thực.
Một cuộc thăm dò do đài NHK thực hiện cho thấy 49% người tham gia thăm dò không hiểu rõ về những sự thay đổi trong dự luật này. Trong khi đó 50% số người tham gia thăm dò không chấp thuận việc Nhật Bản nới rộng vai trò của quân đội nước này.
Theo đó, dự luật mới sẽ cho phép Nhật Bản điều một số lượng binh sĩ ở mức tối thiểu đến hỗ trợ các nước đồng minh của mình trong trường hợp các nước này bị tấn công. Ngoài ra, quân đội Nhật Bản có thể cung cấp hậu cần cho quân đội nước ngoài theo đúng Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, dự luật mới sẽ dỡ bỏ giới hạn về địa lý cho các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản đối với Mỹ và các nước khác. Trước đây, Nhật Bản chỉ có thể thực hiện điều này tại các khu vực lân cận như bán đảo Triều Tiên./.
Trần Khánh
Theo Dantri
Australia thông qua đạo luật siêu dữ liệu để chống khủng bố Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 26/3, Quốc hội Australia đã thông qua đạo luật lưu trữ dữ liệu bắt buộc (còn gọi là đạo luật siêu dữ liệu) nhằm tăng cường đấu tranh chống khủng bố và bảo vệ an ninh quốc gia. Ảnh minh họa. (Nguồn: theguardian.com) Theo luật mới, dữ liệu điện thoại và truy cập Internet của khách...