Đào được kiếm cổ thời Chiến quốc nguyên vẹn dưới lòng đất
Cặp kiếm cổ màu xanh nhạt dài 55cm có nguồn gốc từ thời Chiến quốc, được một nông dân Trung Quốc tìm thấy khi sửa nhà.
Thanh kiếm cổ có nguồn gốc từ thời Chiến quốc.
Theo Nhân dân Nhật báo, người đàn ông có tên Peng Bo, sống ở tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc đã phát hiện ra hai thanh kiếm cổ khi đào móng sửa nhà.
Các chuyên gia đồ cổ cho rằng, dựa trên hình dạng, có thể thấy đây là cặp kiếm lá liễu có từ thời Chiến quốc (năm 475-221 trước Công nguyên). Mỗi thanh kiếm có giá hơn 7.000 USD (gần 160 triệu đồng).
Một vài thanh kiếm tương tự cũng từng xuất hiện rải rác ở tỉnh Trùng Khánh.
Thanh kiếm dài 55 cm có màu xanh nhạt.
Video đang HOT
Cặp kiếm mới được phát hiện có chiều dài 55cm, gần như còn nguyên vẹn với lưỡi kiếm thuôn ở hai đầu và rộng ở giữa, chỗ rộng nhất khoảng 5cm, chỗ hẹp nhất 2cm. Thân kiếm màu xanh nhạt, một số chỗ có màu xám đen. Lưỡi kiếm khá sắc với dấu vết giống hình con hổ trên thân.
“Gia đình tôi đã sống ở đây trong nhiều thế hệ. Những người trong nhà chưa từng nhắc đến những thanh kiếm, tôi không biết chúng có nguồn gốc từ đâu”, người đàn ông nói, nhấn mạnh rằng căn nhà đã trải qua nhiều lần tu sửa trong 100 năm qua.
Peng Bo nói, gia đình anh vốn là nông dân, có thể tổ tiên đã đào được thanh kiếm cổ khi đang làm đồng và đem về nhà cất giữ.
Thanh kiếm cổ ước tính có giá gần 160 triệu đồng.
“Ban đầu tôi không quá quan tâm đến cặp kiếm nhưng những người bạn tình cờ nhìn thấy và nói rằng đây là những cổ vật quý giá”, Peng Bo dự định sẽ giữ hai thanh kiếm và truyền lại cho thế hệ sau.
Quan chức chính quyền địa phương nói trên trang mạng Sina rằng, nếu cặp kiếm là cổ vật có ý nghĩa văn hóa quan trọng thì chúng cần phải được bàn giao cho các cơ quan có thẩm quyền, bảo quản theo quy định của pháp luật.
Hồi đầu năm nay, báo Trung Quốc đưa tin, các nhà khảo cổ đào được thanh kiếm có niên đại ước tính lên tới 2.300 năm ở thành phố Tín Dương. Lưỡi kiếm vẫn còn sáng loáng khi các chuyên gia nhẹ nhàng rút kiếm ra khỏi bao.
Theo Đăng Nguyễn – Nhân dân Nhật báo (Dân Việt)
Mỹ nữ diện bikini phục vụ lẩu "đốn tim" thực khách
Một nồi "canh thịt bò" vừa được tìm thấy bên trong mộ của một quý tộc Trung Quốc, có niên đại từ thời Chiến Quốc.
"Nồi canh thịt bò" được tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở Trung Quốc
Một vật thể nghi là "canh thịt bò" vừa được tìm thấy trong nhiều nồi nấu ăn cổ đại Trung Quốc. Đây là phát hiện được khai quật bên trong một ngôi mộ cổ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, China Daily đưa tin.
Các nhà khảo cổ xác định xương trong nồi là chi trước của bò. Do đó, họ đoán rằng nước bên trong nồi có thể là nước canh thịt bò.
Sau khi Viện Di sản văn hóa và Khảo cổ học Hà Nam công bố những hình ảnh này trên mạng, nhiều người dùng mạng nói đùa rằng đây là nước canh thịt bò 1.000 năm tuổi, và đoán rằng chủ nhân ngôi mộ là một người sành ăn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết đây thực chất là nước ngầm bị rò rỉ
Wu Chi Giang, người phụ trách khai quật, cho biết ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Chu trong thời đại Chiến Quốc (từ năm 475-221 TCN), theo tờ Beijing Youth Daily. Ông Wu cũng nói rõ rằng "canh thịt bò" thực chất là nước ngầm bị rò rỉ.
"Nước trong nồi nhìn giống nước canh nhưng thực ra lại là nước ngầm. Chúng tôi phát hiện hầm mộ bị rò rỉ nước bên trong. Vì mực nước ở đây khá cao, nhiều khả năng hầm mộ đã bị ngập", ông Wu nói.
"Nồi canh" được khai quật bên trong một ngôi mộ cổ ở tỉnh Hà Nam
Cũng theo ông Wu, những chiếc nồi cổ đại bên trong hầm mộ từng được sử dụng để chứa thịt bò, lợn, cừu như những con vật hiến tế. Hiện tại, họ vẫn chưa biết những chiếc xương bò trong nồi đã được nấu chín chưa hay vẫn còn sống.
Ngôi mộ từng bị trộm đột nhập hồi đầu năm nay, theo ông Wu. Sau đó, Viện nghiên cứu mới bắt đầu tiến hành khai quật. Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, chủ ngôi mộ là một quý tộc Trung Quốc.
Theo Danviet