Đào được củ sâm được cho là 100 năm tuổi
Củ sâm tổng cộng có 100 đốt, theo quan niệm dân gian là tương đương 100 năm tuổi; nặng 1kg. Củ sâm Ngọc Linh này được người dân đi rừng vô tình phát hiện được trên đỉnh Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.
Người phát hiện củ sâm là ông Hồ Văn Hạnh và con là anh Hồ Văn Chiêu (trú xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam).
Anh Hồ Văn Chiêu người đào được củ sâm “khủng”
Sáng 26/6, xác nhận với PV Dân trí, ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My – cho hay, bố con ông Hồ Văn Hạnh đã phát hiện ra củ sâm “khủng” này cách đây vài ngày.
Theo thông tin, trong khi đi rừng tìm sâm trên đỉnh Ngọc Linh, bố con ông Hồ Văn Hạnh đã phát hiện ra củ sâm lớn. Sau khi đào được củ sâm, bố con ông Hạnh mang về và có người đã trả giá củ sâm này trên 200 triệu đồng.
Về độ tuổi của củ sâm này, ông Hồ Quang Bửu cho hay, củ sâm này có khoảng 100 đốt, theo dân gian mỗi đốt sâm là một năm tuổi. Tổng cộng củ sâm này khoảng 100 năm tuổi. “Nếu muốn biết chính xác tuổi thật của củ sâm phải nhờ chuyên gia và khoa học xác định, còn trong dân gian người dân xác định cứ mỗi đốt sâm là một năm tuổi”, Chủ tịch huyện Nam Trà My nói.
Video đang HOT
Cũng theo Chủ tịch huyện Nam Trà My, lãnh đạo huyện cũng tính mua củ sâm này để bảo tồn, nghiên cứu nhưng giá lên đến trên 200 triệu nên huyện không mua được.
Củ sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg vừa được tìm thấy ở núi Ngọc Linh
Hiện có nhiều thương lái từ các nơi đang lên huyện Nam Trà My để tìm cách mua lại củ sâm “khủng” này. Lãnh đạo huyện Nam Trà My cho hay, đây là củ sâm Ngọc Linh “khủng” nhất được tìm thấy tại vùng núi Ngọc Linh mọc tự nhiên giữa rừng sâu còn sót lại kể từ ngày cây sâm Ngọc Linh bị săn tìm và có nguy cơ bị tuyệt diệt từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm K5, đây là loài sâm quí hiếm ở vùng núi Ngọc Linh và là một trong những loại sâm tốt nhất thế giới.
Công Bính
Theo Dantri
Chính phủ phê duyệt đề án trồng sâm Ngọc Linh
Ngày 12/9, tin từ UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) đến năm 2030.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án thuộc Đề án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh Quảng Nam, trong đó ưu tiên đầu tư vào các nội dung thiết yếu không có khả năng xã hội hóa, gửi Bộ KH-ĐT thẩm định theo quy định.
Các Bộ Y tế, NN-PTNT, Công Thương, KH-CN, TN-MT theo chức năng và nhiệm vụ được giao hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh Quảng Nam trong quá trình hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án.
Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng ở huyện Nam Trà My
Theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam trình Chính phủ về sự cần thiết của việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) đến năm 2030 nhằm bảo vệ nguồn gen quý, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói, giảm nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam.
Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn I từ 2016-2020 sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung; bảo tồn giống và phát triển vùng nguyên liệu sâm; công tác truyền thông về cây sâm.
Giai đoạn II từ 2020-2030 tổ chức di thực phát triển trồng sâm ra 7 xã của huyện với diện tích 30.000ha; phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm; phát triển du lịch gắn với phát triển vùng sâm ngọc linh. Tổng mức đầu tư của 2 giai đoạn này cần trên 9.000 tỉ đồng.
Sản phẩm sâm Ngọc Linh
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch huyện Nam Trà My - cho biết, hiện nay diện tích trồng sâm Ngọc Linh chỉ có 34,5ha ở vài xã của huyện. Đây là cây có giá trị kinh tế cao từ 20-50 triệu đồng/kg, tùy theo độ tuổi của sâm.
Dân số huyện Nam Trà My hiện trên 27.000 người, đa phần là đồng bào các dân tộc Cor, Xê đăng... với tỉ lệ hồ nghèo lên đến trên 60%. Theo ông Bửu, việc Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh sẽ là niềm vui đối với một trong những huyện nghèo nhất của Quảng Nam và của cả nước.
"Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao, nếu được đầu tư bài bản sẽ từng nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương", ông Bửu cho biết.
Sâm Ngọc Linh được xếp vào 1 trong 4 cây sâm quý nhất trên thế giới (sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên, sâm Ngọc Linh Việt Nam), đã được giới khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao, không những về giá trị kinh tế, mà còn về công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Hiện sâm Ngọc Linh mới chỉ phát hiện phân bố trên vùng sinh thái hẹp, dưới các tán rừng nguyên sinh quanh đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận của huyện Nam Trà My (Quảng Nam); Đắk Glei và Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Ở huyện Nam Trà My hiện có một số đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh như: Trại sâm giống Tắk Ngo (thôn 2 xã Trà Linh, do huyện Nam Trà My quản lý) với hơn 20.000 cây sâm giống 2 năm tuổi; Trại dược liệu Trà Linh (do UBND tỉnh Quảng Nam quản lý) với diện tích trên 7ha.
Công Bính
Theo Dantri
450 triệu USD trồng 19 ngàn ha sâm Ngọc Linh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030. Xem bài khác trên Vef.vn Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các...