Đào được củ khoai “lạ” khổng lồ nặng hơn 16kg!
Một người tại thôn Thanh Cao, xã Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc (phía nam của dãy Tam Đảo), vừa bất ngờ đào được củ khoai khổng lồ nặng tới hơn 16kg!
Củ khoai khổng lồ nặng hơn 16kg!
Cách đây ít ngày, khi bắt tay vào đào gốc khoai bên vệ đồi, bà Đoàn Thị Ánh Thơ, ở thôn Thanh Cao, Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, không thể ngờ củ khoai lớn đến vậy. Càng đào, bà càng như không tin vào mắt mình. Hì hụi mất nửa ngày, cuối cùng bà Thơ cũng lấy lên được củ khoai khổng lồ…
Tiếc là củ khoai bị gẫy mất một phần, không được toàn vẹn. Dù vậy, khi đặt lên cân, phần chính của củ khoai này đã nặng tới 12,5kg!
Chiều 19/2/2014, bà Thơ quyết định đào rộng ra, tìm lấy nốt được phần bị gãy, nặng hơn 3,5kg nữa. Như vậy, củ khoai khổng lồ này tổng cân nặng tới hơn 16kg!
Bà Thơ bên củ khoai khổng lồ do mình đào được
Cùng tại gốc đó, bà Thơ còn đào được một số củ nữa, nhỏ hơn, có củ nặng khoảng 7kg, có củ khoảng 3kg…
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên trong đời bà Thơ cũng như những người ở Thanh Cao nhìn thấy củ khoai lớn đến như thế. Theo bà Thơ, loại khoai này thường được gọi người dân địa phương gọi là khoai Tam Đảo. Cũng có người gọi là mùng Tam Đảo, bởi lẽ lá rất to, tựa như lá cây ráy, nhất là cây dọc mùng, nhưng cao tới 1,5m!
Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng đây là khoai Hoàng Phố, một giống khoai xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ý kiến này có vẻ không đủ sức thuyết phục, bởi cũng không thấy tài liệu nào nhắc đến khoai Hoàng Phố. Trong khi khoai Lệ Phố (khoai nổi tiếng xuất xứ từ Trung Quốc, du nhập sang Việt Nam từ lâu) lại là loại khoai môn nhỏ. Mỗi cây khoai môn Lệ Phố chỉ cho một củ cái (nặng cỡ 600 – 700g, có trường hợp củ nặng đến 2 kg) và một ít của con (củ mầm) bám vào củ cái. Khoai Lệ Phố không giống loại khoai tìm được ở Thanh Cao này!
Khoai này rất hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Tam Đảo, vì thế nhiều người gọi nó là khoai Tam Đảo hay mùng Tam Đảo. Thời gian, từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 10 đến 12 tháng.
Mặc dù được gọi là mùng Tam Đảo, nhưng không thấy người dân ở đây sử dụng lá và cuống lá của cây khoai này làm thức ăn. Người ta chỉ ăn phần củ.
Loại khoai này có thể chế biến theo rất nhiều cách, nếu nấu canh thì chất lượng bình thường, nhưng nếu cắt nhỏ, hấp chín, giã nhỏ, thêm ít bột mì, gia vị, rau thơm, tiêu… trộn đều đem rán lên thì đích thị đó là món… đặc sản!
Theo Thu Huệ
An ninh Thủ đô
Chuyện vợ Bác sĩ Tôn Thất Tùng nấu cháo bồi dưỡng bệnh nhân
Ngày ấy, làm gì có điện thoại như bây giờ, ông nội tôi ở nhà đọc báo Thời Mới, thấy đăng ảnh mẹ tôi và em ngay trên trang nhất, kèm theo bài nói về thành công của ca mổ đặc biệt đối với bệnh nhân nhỏ tuổi nhất thế giới, mới biết là em tôi đã được cứu sống!
Bài báo năm 1962
Trong thời gian gần đây, có nhiều vụ việc xảy ra trong ngành Y khiến cho người dân hoang mang và phần nào bị mất lòng tin vào đội ngũ thầy thuốc của chúng ta.
Là người hay hoài cổ, luôn ước ao "bao giờ cho đến... ngày xưa" , tôi rất muốn kể lại câu chuyện xảy ra cách đây đã tròn 52 năm, gắn với hình ảnh người Thầy thuốc đã trở thành ân nhân của gia đình tôi. Câu chuyện này được mẹ tôi kể mỗi khi lần giở lại những kỷ vật của gia đình, là những bài báo và những bức ảnh đã nhuốm màu thời gian.
Ngày ấy, khi tôi tròn 3 tuổi, mẹ tôi sinh thêm một em bé gái. Em trông khỏe mạnh, bụ bẫm khi mới chào đời. Nhưng được 13 ngày tuổi, bụng em tự nhiên to ra rất nhanh.
Nhà tôi khi ấy ở thị xã Phúc Yên. Bố mẹ tôi còn rất trẻ, bố 24 còn mẹ mới 22 tuổi. Hai người dắt díu nhau bồng con ra Hà Nội tìm vào Viện Radium Đông Dương, chính là Viện K bây giờ. Sau khi thăm khám, bác sĩ nói em tôi bị một khối u ở thận, không thể chữa khỏi. Bố mẹ tôi đành mang em về.
Những ngày sau đó, bố mẹ tôi đau đớn nhìn bụng em tôi to lên từng ngày, căng bóng đến nỗi nhìn rõ cả những mạch máu dưới da. Không đành lòng nhìn con chờ chết, bố mẹ tôi quyết định một lần nữa đem con ra Hà Nội. Trước khi đi, mẹ đưa em cho ông nội, vừa khóc vừa nói: "Ông bế cháu thêm lần nữa đi, con đem cháu đi lần này không chắc có đem về được đâu!".
Lần này bố mẹ tôi đem em đến Bệnh viện Phủ Doãn, chính là Bệnh viện Việt Đức bây giờ. Qua phòng khám, các bác sĩ cũng bảo không qua khỏi. Bô mẹ tôi đành khóc và mang em về. May mắn làm sao, sắp ra đến cổng lại gặp được bác Giám đốc bệnh viện, chính là Giáo Sư Tôn Thất Tùng. Ông bảo mẹ tôi quay lại và hãy để ông mổ cho em, nếu không qua khỏi thì coi như bà đã cống hiến một đứa con cho khoa học. Bố mẹ tôi đồng ý và ký vào giấy cam đoan.
Điều bất ngờ là khi mổ, hóa ra khối u không phải ở thận mà nằm ở gan. Giáo sư Tôn Thất Tùng đã cắt bỏ đi 1/3 lá gan của em. Ca mổ đã thành công! Hôm ấy, em tôi mới tròn 36 ngày tuổi.
Trong thời gian hậu phẫu, Ông yêu cầu mẹ tôi phải bồi dưỡng thật nhiều để lấy sữa cho em bú chứ không chỉ định dùng thuốc bổ gì cho em vì em quá nhỏ bé và yếu ớt. Hàng ngày, Ông bảo vợ nấu cháo, hầm gà mang vào cho mẹ tôi ăn. Mẹ tôi cứ khóc: "Nhà cháu nghèo lắm, các bác cho cháu ăn thế này, cháu không có tiền để trả đâu ạ". Ông cười bảo cứ ăn đi. Đến hôm ra viện, nghe các y bác sỹ nói ông Viện trưởng ra lệnh không thu bất cứ một khoản tiền nào, lại còn tiếp tục cung cấp đường sữa cho bệnh nhân hàng năm sau khi ra viện, mẹ tôi lại khóc.
Ngày ấy, làm gì có điện thoại như bây giờ, ông nội tôi ở nhà đọc báo Thời Mới, thấy đăng ảnh mẹ tôi và em ngay trên trang nhất, kèm theo bài nói về thành công của ca mổ đặc biệt đối với bệnh nhân nhỏ tuổi nhất thế giới, mới biết là em tôi đã được cứu sống!
Em bé 36 ngày tuổi được mổ gan là Đỗ Thị Loan và mẹ sau 52 năm
Điều kỳ diệu là suốt từ đó đến giờ, em tôi lớn lên bình thường khỏe mạnh, chả có bệnh tật gì. Hiện nay em đã ngoài 50 tuổi, đang sinh sống cùng chồng và hai con trai tại CHLB Đức.
Những lúc đông đủ cả nhà, ôn lại chuyện cũ, bố mẹ tôi vẫn bảo: Ngày ấy nếu không có Bác sĩ Tôn Thất Tùng thì em tôi chắc chắn không thể có cơ hội làm người!
Còn với tôi, tôi luôn tủ hỏi: cuộc sống ngày càng văn minh, khoa học ngày càng tiến bộ, làm sao để có những người thầy thuốc như Tôn Thất Tùng thì ngành y mới thực sự là những người thầy thuốc trị bệnh cứu người.
Đỗ Kim Liên
Theo Dantri
Bắt khẩn cấp tài xế gây tai nạn nghiêm trọng ở Huế Ngày 11.2, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Nam (34 tuổi, trú P.Tân Hòa, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) tài xế xe khách mang BS 47B-005.75, do vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Vị trí tai nạn là một "điểm đen" giao thông chưa có vạch...