Đào được căn hầm bí mật dưới lòng đất, anh công nhân soi đèn, ngỡ ngàng nhận ra kho báu khổng lồ
Khi có ánh đèn chiếu vào, tất cả đều ngỡ ngàng nhận ra đây không phải hầm chứa bình thường mà là một kho báu khảo cổ giá trị.
Vào tháng 11/1993, trong lúc làm việc trên công trường xây dựng ở huyện Bành Châu, thành phố Thành Đô, Trung Quốc, một công nhân đã bất ngờ tìm thấy một phiến đá rất hoàn chỉnh ở độ sâu 2m so với mặt đất. Vì hiếu kỳ, người này đã cùng đồng nghiệp cẩn thận tìm hiểu xung quanh phiến đá thì phát hiện đây là nắp một căn hầm.
Do trong hầm rất tối nên ban đầu ai cũng lầm tưởng nó chỉ chứa đồ dùng gia đình bình thường, tuy nhiên khi có ánh đèn chiếu vào, tất cả đều ngỡ ngàng vì bên trong hầm là hàng trăm món đồ vàng bạc xếp chồng tầng tầng lớp lớp.
Căn hầm này vốn được chôn giấu cẩn mật, đáy và thành hầm được lát gạch lam, phần trên bịt kín bằng ba phiến đá. Hầm có chiều dài, chiều rộng và chiều cao chừng 1m, tuy thể tích không lớn nhưng lại cất giữ hơn 350 món đồ làm từ vàng và bạc.
Trong đó, có 27 đồ dùng bằng vàng, số còn lại đều có chất liệu từ bạc, được các chuyên gia xác định có niên đại từ thời nhà Tống (960-1279).
Chiếc bát vàng tinh xảo bên trong căn hầm. Ảnh: Sohu
Về chủng loại, đồ dùng thường ngày như bát, đĩa, chai lọ chiếm đa số, còn lại một phần nhỏ là trang sức, trâm cài tóc bằng vàng.
Kiểu dáng và phong cách trang trí của các vật dụng này cũng rất phong phú và tinh tế, chúng thể hiện trình độ và sự phát triển vượt bậc của ngành thủ công chế tác vàng bạc thời nhà Tống.
Căn cứ vào dấu hiệu chạm khắc trên một số món đồ, có thể khẳng định chủ nhân của căn hầm là một gia đình họ Đồng. Sở hữu một căn hầm với hơn 350 món đồ vàng bạc như vậy chắc hẳn gia đình này phải có sức mạnh tài chính và địa vị xã hội không hề tầm thường.
Video đang HOT
Đồ trang trí bằng vàng hình trái dưa. Ảnh: Sohu
Dưới thời nhà Tống, kinh tế Trung Hoa phát triển tương đối phồn vinh. Vàng bạc châu báu không còn là thứ xa xỉ phẩm độc quyền của giới quý tộc như các thời kỳ trước mà dần được thương mại hóa, lọt vào cả các nhà hàng, nhà thổ và tư gia của những gia đình giàu có.
Những thay đổi của thời đại đã tác động sâu sắc đến việc sản xuất vàng bạc đá quý.
Ứng dụng của đồ dùng bằng vàng và bạc trở nên vô cùng đa dạng: Từ đèn, chén, đĩa, đĩa, chai lọ, hộp, … đến trang sức, đồ trang trí; nhiều món trang trí mô phỏng trực tiếp hình dạng của hoa, quả, cây cối trong tự nhiên cũng xuất hiện với phong cách độc đáo, trang nhã. Kỹ thuật chạm khắc thời kỳ này cũng được đánh giá cao với nhiều hiện vật được chế tác tinh xảo, khéo léo.
Tại sao những món bảo vật này lại bị chôn vùi dưới lòng đất?
Căn hầm này vốn dĩ không phải một ngôi mộ cổ nên có thể loại trừ suy đoán đây là đồ tùy táng được chôn theo người chết. Hơn nữa, hàng trăm món bảo vật này còn được sắp xếp gọn gàng, những món cùng chủng loại còn được xếp chồng lên nhau bên trong một căn hầm gạch xây sẵn, nên đây chắc hẳn phải là dụng ý của chủ nhân kho báu.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân căn hầm bị chôn sâu dưới lòng đất cả ngàn năm có thể là vì những cuộc chiến tranh diễn ra liên miên vào cuối thời nhà Tống.
Đồ tạo tác bằng bạc được trưng bày trong viện bảo tàng. Ảnh: Sohu
Để bảo vệ tài sản, có lẽ gia đình họ Đồng đã xây hầm chôn tài sản xuống đất với hy vọng sẽ đào lên sử dụng sau chiến tranh. Tuy nhiên, một biến cố nào đó đã xảy ra, không loại trừ cả gia đình đều đã chết thảm, mà căn hầm vẫn mãi mãi bị chôn vùi.
Trong hàng trăm cổ vật được khai quật, hơn 100 cổ vật đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ vậy, ấm bạc cổ cao được phát hiện tại đây còn đại diện cho trình độ chế tạo đồ bạc cao cấp nhất của nhà Tống, được coi như báu vật của bảo tàng địa phương.
Hoạn quan Lý Liên Anh mang gì xuống mồ mà khiến hậu thế sửng sốt?
Hoạn quan nổi tiếng của nhà Thanh Lý Liên Anh đã mang theo những gì khi về nơi cửu tuyền mà người đời sau ngạc nhiên đến vậy?
Lối vào khu mộ của Lý Liên Anh.
Được biết tới là thái giám "khét tiếng" nhất thời kỳ Mãn Thanh, trong suốt hàng chục năm phục vụ nơi hậu cung của mình, Lý Liên Anh đã "đút túi" một mớ gia sản kếch xù với những bảo vật không thua gì hoàng thân quốc thích.
Thậm chí đến khi "nhắm mắt xuôi tay", hoạn quan họ Lý ấy vẫn không quên đem theo kho báu đã gom góp cả đời cùng mình sang thế giới bên kia.
Đây chính là lý do vì sao vào năm 1966, giới khảo cổ Trung Quốc không khỏi chấn động trước thông tin mộ Lý Liên Anh được khai quật và phát hiện ra nhiều bảo vật có giá trị.
Phần mộ thái giám sang trọng nhất Trung Hoa
Lý Liên Anh tên thật là Lý Tiến Hỉ, từ năm 9 tuổi đã nhập cung làm thái giám và phụng sự hậu cung Thanh triều suốt 4 đời vua (từ thời Hàm Phong đến đời Phổ Nghi).
Ông là cánh tay phải đắc lực của Từ Hi Thái hậu và đã theo hầu hạ bà suốt 50 năm trời. Chỉ sau khi Từ Hi qua đời, Lý Liên Anh mới rời chốn hoàng cung sống mai danh ẩn tích và qua đời một cách lặng lẽ.
Chân dung thái giám Thanh triều Lý Liên Anh.
Vào khoảng giữa của thế kỷ trước, khuôn viên ngôi trường mang tên Lục Nhất thuộc nội thành Bắc Kinh thời bấy giờ có một ngôi mộ cổ hoành tráng. Quy mô đồ sộ của ngôi mộ khiến người thời bấy giờ không khỏi "đoán già đoán non" về thân thế của chủ nhân nơi ấy.
Nhưng dù trí tưởng tượng của hậu thế có phong phú tới đâu, thì cũng không một ai có thể ngờ rằng, đó lại là nơi an nghỉ của một thái giám, mà không ai khác chính là Tổng quản nội cung Lý Liên Anh khét tiếng một thời.
Phần mộ của thái giám họ Lý tọa lạc trên mảnh đất rộng hơn 20 mẫu, thậm chí còn có một nhà bia được dựng trang trọng bằng đá ngọc trắng thời nhà Hán.
Năm 1966, khi ngôi mộ này bắt đầu được tiến hành khai quật, người ta phát hiện ra một quan tài làm từ gỗ kim ty nam màu đỏ tím vô cùng hiếm có, phần đầu trên được tạo tác kim hoa tinh xảo.
Phía trên "giường đá" đặt quan tài được đúc bằng đá bạch ngọc, bên trên đục một lỗ tròn, bên trong treo một hầu bao đựng ngọc và ít tiền đồng.
Đây chính quy cách của hình thức "Kim tỉnh ngọc táng" - một cách mai táng cao quý thời bấy giờ. Sự xa hoa này đã ngầm khẳng định rằng, ngay cả khi đã ly khai hoàng cung, Lý Liên Anh vẫn có một cuộc sống vô cùng sang quý.
Trong quá trình khai quật ngôi mộ của thái giám Lý Liên Anh, giới chuyên gia còn phát hiện ra nhiều bảo vật có giá trị khổng lồ, trong đó quý giá nhất phải kể đến một thanh đoản đao nạm ngọc có niên đại từ thời nhà Hán, một vòng tay nam ngọc thời nhà Tống và một chiếc nhẫn ngọc phỉ thúy.
Tương truyền rằng, chiếc nhẫn ngọc phỉ thúy nằm trong mộ của Lý Liên Anh chính là bảo vật mà Cung thân vương Dịch Hân lúc sinh thời vô cùng quý trọng, nhưng sau này bị Thái hậu Từ Hi lấy đi và ban thưởng cho hoạn quan tâm phúc của mình. Ngày nay, chiếc nhẫn ấy vẫn được trưng bày tại bảo tàng Cố cung (Bắc Kinh).
Kho báu trong mộ Lý Liên Anh không chỉ dừng lại ở những cổ vật có niên đại hàng ngàn năm lịch sử mà còn chứa một món bảo vật mà người hiện đại cũng chưa chắc có.
Nhiều giai thoại truyền lại rằng, mộ của hoạn quan họ Lý có chôn theo chiếc mũ khảm một viên kim cương to hơn cả viên mà Nữ hoàng Anh Elizabeth từng sở hữu. Thế nhưng, viên kim cương ấy có hình dáng thế nào, được tạo tác ra sao thì lại chẳng mấy ai biết rõ.
Mặc dù là ngôi cổ mộ cất giấu kho báu bạc tỷ, nhưng điều khiến hậu thế quan tâm về nơi an nghỉ Lý Liên Anh không chỉ là cổ vật mà lại là tung tích về thi thể của vị hoạn quan này.
Năm 1966, khi mở nắp quan tài chôn cất Lý Liên Anh, đội khảo cổ không khỏi hoảng hồn khi phát hiện phía bên trong không có thi thể mà chỉ có một xương sọ với phần xương gò má cao, hàm răng vẩu, bên ngoài còn bọc một lớp da.
Vậy phần thân của Lý Liên Anh rốt cục được chôn cất tại nơi nào? Vì sao ngôi mộ đồ sộ đầy cổ vật kia lại chỉ là nơi chôn cất phần đầu của hoạn quan khét tiếng ấy? Đáp án cho những câu hỏi ấy vẫn đang chờ hậu thế giải đáp...
Đào đường đặt cáp, tìm ra hàng loạt kho báu, thị trấn cổ Công trình đào đường đặt cáp cho một trang trại điện gió ở Anh đã biến thành công trình khảo cổ vĩ đại bởi "chạm trán" với hàng loạt kho báu khảo cổ từ thời La Mã và đồ sắt. Theo Yorkshire Post, những người có công phát hiện ra kho báu khảo cổ vĩ đại này là các công nhân đang làm...