Đạo đức sinh viên: Đến lúc cần…. thuốc “đề kháng”
Đạo đức sinh viên đang ở mức báo động, nhất là khi việc giáo dục đạo đức ở nhà trường ĐH, CĐ còn bị “bỏ trống” hoặc có thực hiện thì chưa mấy tác động đến sinh viên nên còn thiếu hiệu quả.
Nội dung này được đề cập tại hội thảo khoa học “Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường ĐH, CĐ” do Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức ngày 21/12.
Đạo đức sinh viên: Báo động
Bà Nguyễn Như Bình – giảng viên Trường ĐH Văn hóa TPHCM chỉ ra tình trạng báo động về đạo đức sinh viên (SV) hiện nay ở góc độ bạo lực học đường, đang trở thành ám ảnh của toàn xã hội. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở việc HS, SV đánh nhau mà nghiêm trọng hơn còn cả việc HS, SV đe dọa, cảnh cáo, thậm chí là hành hung, truy sát người đứng trên bục giảng.
Bà Bình dẫn chứng bằng vụ việc một SV khoa Cơ khí Công nghệ (ĐH Nông lâm TPHCM) vì thi trượt nhiều lần đã tạt axit, dùng dao truy sát thầy phó trưởng khoa khiến thầy bị bỏng 34% và nhiều SV khác bị liên lụy.
Đánh bài ăn tiền là một trong những tệ nạn phổ biến trong giới SV.
TS Vũ Thị Liên – phó khoa Sư phạm Tự nhiên (Trường CĐ Sơn La) thẳng thắn cho rằng, một bộ phận SV sống không đồng cảm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến việc đua đòi, hưởng thụ. Về hành vi, không ít SV vi phạm pháp luật, vi phạm ao toàn giao thông, nghiện game online, quay cóp bài hay đánh nhau, trả thù vì những mâu thuẫn rất nhỏ…
Bà Liên cũng bày tỏ SV đang bị tác động rất nhiều từ bối cảnh thị trường và toàn cầu hóa với sự phân hóa giàu nghèo cũng như nhiều tệ nạn xã hội đang diễn ra hàng ngày. Trong khi việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ – cả ngay trong trường học – đang bỏ ngỏ quá nhiều vấn đề.
Dựa vào một số kết quả nghiên cứu đã thực hiện tại trường, ThS Phan Thị Luyện – Trường ĐH Luật Hà Nội cho hay phần lớn SV cho rằng tệ nạn xã hội trong SV là khá phổ biến. Chủ yếu ở các hành vi chơi lô đề, cờ bạc, bạo lực học đường, đua xe trái phép, nghiện ma túy… Đặc biệt là lô đề và chơi bài ăn tiền.
Video đang HOT
Quan điểm đánh giá về các hành vi trên của SV thì có tới 31% trong số những người được khảo sát cho rằng các hành vi đó là bình thường vì hầu hết các bạn nhìn thấy hành vi này thường xuyên ở các xóm trọ SV và nơi công cộng.
Thuốc nào để “đề kháng”?
Hầu hết các tham luạn trong tổng 60 bài viết về đề tài đạo đức SV đề cập tại hội thảo đều nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức SV là việc cần thực hiện ngay. Bởi thực tế hiện nay ở trường ĐH, CĐ chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức mà chỉ chú trọng việc dạy kiến thức. Ở trường ĐH, cũng có môn học nào để hiểu là môn học đạo đức, giáo dục hành vi cho SV.
Tham gia các hoạt động xã hội hữu ích sẽ giúp SV tăng sức “đề kháng” trước các tệ nạn xã hội.
Một trong những biện pháp nổi bật nhất trong việc giáo dục đạo đức SV hiện nay ở các trường ĐH, CĐ chính là các hoạt động Đoàn, hội. Tuy nhiên, nhiều đại biểu thẳng thắn cho rằng, các hoạt động này ở nhiều trường tổ chức rất dày, rất rầm rộ nhưng không mấy hiệu quả đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của SV.
Theo ThS Đàm Thị Vân Anh – ĐH Sư phạm TPHCM, các hoạt động Đoàn hội, hoạt động ngoài giờ cần gần gũi, hấp dẫn hơn để thu hút SV nhằm hạn chế “tình trạng nhàn rỗi” của SV, qua đó loại bỏ các cơ hội khiến họ tiếp cận với hành vi tiêu cực.
“Liều thuốc” nhằm tăng sức đều kháng cho SV được nhiều người đề cập chính là vai trò của người thầy trong việc rèn luyện nhân cách của SV. Vì hành vi, nhân cách của người trực tiếp giảng dạy sẽ tác động đến SV rất nhiều.
“Nhân cách của người thầy chính là tấm gương đạo đức có sức thuyết phục nhất đối với sinh viên. Sự giáo dục “không lời” mà đem lại hiệu quả cao” – PGS.TS Ngô Minh Oanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Theo bà Nguyễn Kim Chuyên – Trường ĐH Đồng Tháp, trong quá trình dạy học, người giảng viên không chỉ đơn thuần chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn phải thể hiện mình là người có đạo đức, hành vi đúng mực và có kỹ năng sống thì mới tạo được niềm tin và hành vi tốt ở SV.
TS Bùi Trân Phượng – hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen rất “bận lòng” về tình trạng “đạo văn” trong SV. Theo bà, để rèn tính trung thực cho SV cần phải tạo ra một nền giáo dục sạch bằng việc chấm dứt nạn “đạo văn”. Nhưng thực tế phải thừa nhận vấn nạn này không chỉ trong SV mà có mặt ở các bậc học, cả thạc sĩ, tiến sĩ…
TS Bùi Trân Phượng cũng cảnh báo việc SV thiếu trung thực, thiếu chuẩn mực đạo đức là một rào cản rất lớn, làm chúng ta không thể hội nhập được với thế giới. Bà Phượng dẫn chứng có những SV giỏi, mọi mặt rất tốt nhưng khi đi học ở nước ngoài bị cảnh cáo vì hành vi copy tư liệu của người khác mà không trích nguồn.
Theo Dantri
Chàng sinh viên khiếm thị bán vé số nuôi ước mơ
Đôi mắt mù bẩm sinh, từ nhỏ Lê Minh Tâm đi bán vé số cùng những người anh mù của mình để kiếm sống. Ít ai biết, chàng trai đó hiện là sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Lê Minh Tâm sinh năm 1990, ở ấp Trường Phước, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh trong một gia đình có 11 người con. Trên Tâm, 4 người anh cũng bị mù, gia đình lại nghèo nên cuộc đời gắn liền với tấm vé số để mưu sinh.
Tâm may mắn hơn các anh khi năm lên 10 tuổi, tại địa phương mở Trung tâm học tập dành cho người khiếm thị nên em có cơ hội đến trường. Lên cấp 2, Tâm bắt đầu cuộc sống xa nhà khi chuyển lên TPHCM theo học tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.10, TPHCM). Năm lên lớp 10 là một bước thay đổi lớn đối với Tâm khi em bước vào học hòa nhập với các bạn sáng mắt tại Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5).
Lê Minh Tâm đi bán vé số cùng anh trai.
Việc học của Tâm khó khăn từ những những dòng chữ đầu tiên, hay khi muốn diễn tả về màu sắc, hình dáng vì phải tìm đủ cách để thể hiện. Nhưng ngay từ những ngày đầu đến trường, Tâm đã bộc lộ mình có khả năng học tập đặc biệt. Tâm học giỏi môn Toán, đam mê với môn Văn và kết quả học tập - kể cả khi học hòa nhập - Tâm luôn là một trong những học sinh dẫn đầu lớp.
Ngoài ra, để khẳng định mình tuy không thấy đường nhưng vẫn có thể học tập, sinh hoạt như bao người, Tâm tham gia rất nhiều hoạt động ở trường lớp. Trong những năm học phổ thông, Tâm được Quận đoàn 10 và Thành đoàn TPHCM trao tặng huy chương Thanh niên ưu tú làm theo lời Bác. Năm lớp 12, Tâm đạt giải nhì học sinh giỏi môn Văn cấp thành phố.
Bao nhiêu năm cắp sách đến trường cũng là từng đó quãng thời gian Lê Minh Tâm cùng vợ chồng anh hai (người anh cũng bị mù) đi bán vé số vào những ngày cuối tuần. Không chỉ bán ở TPHCM, Tâm còn đi bán ở nhiều tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai... để có tiền ăn học.
Tâm kể, có những lúc cuộc sống quá áp lực, lại nghe nhiều người nói "mù học hay không cũng vậy", em cũng đã rơi vào khủng hoảng và nghĩ đến việc bỏ học đi làm. Nhưng khi về thăm bố mẹ, Tâm nhận ra rằng mình là một người mù là hy vọng của cả gia đình. Điều đó lại thôi thúc Tâm không được bỏ cuộc.
Sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, Tâm "chạm" được ngay đến ước mơ trở thành ông giáo khi thi đỗ khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Đôi lúc Tâm cũng chưa dám tin là sự thật, còn bố mẹ Tâm số phận gắn liền với cái nghèo, cái khổ thì đây chẳng khác nào là một trang mới trong cuộc đời của họ.
Tuy nhiên, quãng đường 4 năm đại học trước mắt của Tâm còn rất nhiều chông chênh. Học hết phổ thông, Tâm không được còn được sống tại trường Nguyễn Đình Chiểu mà phải ra ngoài thuê trọ. Và cũng như tất cả mọi sinh viên xa nhà, cậu phải đối diện với cuộc sống đắt đỏ ở thành phố. Chưa kể, Tâm phải thuê một mình một phòng vì với hoàn cảnh như Tâm rất khó tìm người ở chung. Bố mẹ Tâm ở quê đã lớn tuổi, việc kiếm đồng tiền để nuôi con ăn học ngày càng hạn chế.
Cuộc sống luôn đối mặt với những khó khăn nhưng Lê Minh Tâm vẫn luôn lạc quan.
Dù không dám nói trước mình có thể vượt qua những năm đại học hay không nhưng Tâm luôn lạc quan. Mới đây, Tâm được được nhận vào dạy đàn cho học sinh khiếm thị tại ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu nơi cậu đã gắn bó từ lâu.
Cuối tuần, sau những giờ học và sinh hoạt ở trường, Tâm lại ôm cây đàn đi hát rong khắp mọi ngõ ngách tiếp tục tích cóp cho mình những đồng tiền để "nuôi" ước mơ thành ông giáo của mình. Trên những nẻo đường đó, có thể rất nhiều quay lưng lại hay có người thương tình mua giúp Tâm những tấm vé số nhưng có lẽ ít ai biết người mù đó là một sinh viên đại học.
Hoài Nam
Theo dân trí
Triều cường cao bất ngờ, nhiều tuyến đường bị ngập Rạng sáng và chiều tối hôm qua 15.10, triều cường tại TP.HCM đã lên cao bất ngờ với đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn ở mức 1,55 m (lúc 4 giờ sáng), cao hơn mức báo động 3 là 0,05 m và cũng ở mức cao tương tự vào buổi chiều, gây ngập rất nhiều tuyến đường trong giờ...