Đạo diễn tiết lộ ban nhạc 4TOWN trong ‘Gấu đỏ biến hình’ được lấy cảm hứng từ Big Bang và 2PM
Ban nhạc 4★TOWN trong bộ phim hoạt hình mới của hãng phim Walt Disney và Pixar Gấu đỏ biến hình đang trở thành tâm điểm chú ý của netizen.
Trong một cuộc phỏng vấn với Billboard Nhật Bản, đạo diễn Domee Shi đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi tiết lộ nhóm nhạc 4★TOWN nổi tiếng của Gấu đỏ biến hình được cô lấy cảm hứng từ Big Bang và 2PM – những nhóm nam K-Pop mà cô yêu thích nhất. Billboard Nhật Bản sau đó đã đưa ra tuyên bố Domee Shi được truyền cảm hứng từ những huyền thoại đã mở đường cho sự bùng nổ của thần tượng K-Pop.
Nhóm nhạc 4★TOWN trong Gấu đỏ biến hình
Được lấy cảm hứng từ Big Bang
và 2PM
Việc Domee Shi lấy ý tưởng cho 4★TOWN từ Big Bang và 2PM trái ngược với suy đoán trước đó của người hâm mộ khi cho rằng nguồn cảm hứng của nữ đạo diễn là nhóm nhạc nam nổi tiếng nhất thế giới BTS dựa trên tạo hình của nhân vật Taeyoung. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi Taeyoung có ngoại hình tương đồng với Jimin và cái tên khiến nhiều người nghĩ đến V (BTS).
Điều này khác với suy nghĩ trước đó của người hâm mộ khi cho rằng nhân vật Taeyoung là phiên bản hoạt hình của Jimin (BTS)
Tuy nhiên, có lẽ đạo diễn Domee Shi cũng không ngờ được câu trả lời của mình sẽ gây ra một cuộc tranh cãi “sóng gió” trên các trang mạng xã hội. Dưới phần bình luận của một bài báo trên trang tin nổi tiếng AllKpop, netizen đã để lại những ý kiến khơi mào “cuộc chiến” fandom:
“Các bài báo cho rằng BTS là nguồn cảm hứng nhưng đạo diễn lại nói không”
“Tôi có thể thấy Taeyang và Taecyeon trong 4 ★ TOWN”
“Hy vọng fan BTS đừng phát điên lên nhé”
“Trông chả giống Big Bang với 2PM tẹo nào”
“Điều này cũng dễ hiểu thôi, cô ấy đã hơn ba mươi tuổi nên những nhóm nhạc gen 2 sẽ ảnh hưởng đến cô ấy nhiều hơn. Trong những bài phỏng vấn khác cô ấy cùng từng kể về những bộ phim hoạt hình phổ biến khi còn nhỏ mà”
Gấu đỏ biến hình là một bộ phim hoạt hình kể về do Disney và Pixar đồng sản xuất. Bộ phim kể về Mei Lee, một cô bé 13 tuổi tự tin và ngổ ngáo với những hỗn loạn của tuổi mới lớn. Mỗi khi phấn khích, Mei sẽ biến thành một chú gấu đỏ khổng lồ đáng yêu. Bên cạnh nhân vật chính Mei Lee, Gấu đỏ biến hình còn gây chú ý với sự xuất hiện của 4★TOWN – nhóm nhạc nam đầu tiên của Pixar gồm 5 thành viên Robaire, Taeyoung, Aaron Z., Arron T. và Jesse. Bộ phim chính thức ra rạp từ hôm nay ngày 11/3.
Trailer Gấu đỏ biến hình
Gấu đỏ biến hình ra rạp ngày 11/3
Số 7 ở Kpop
Không nhiều nhóm nhạc Kpop vượt qua cột mốc 7 năm. Bởi vậy, Korea Herald nhận định con số 7 được xem như "lời nguyền" với các fan yêu nhạc Hàn Quốc.
Sự trở lại của nhóm 2PM vào 28/6 với album mới Must là sự kiện đặc biệt với người hâm mộ. Không chỉ đánh dấu màn tái hợp đầu tiên của các thành viên sau 5 năm, 2PM còn là nhóm nhạc hiếm hoi tiếp tục hoạt động sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Việc các nhóm nhạc Kpop tan rã được coi là điều tự nhiên của quy luật hoạt động ở thị trường giải trí Hàn Quốc. Kể cả nhóm nhạc nổi tiếng nhất cũng không tránh khỏi việc các thành viên già đi hoặc rời công ty chủ quản khi hết hạn hợp đồng.
Những trường hợp thách thức "lời nguyền" 7 năm
Fan của 2PM từng rất lo lắng khi Taec Yeon nhập ngũ vào tháng 9/2016. Taec Yeon là người đầu tiên trong số 5 thành viên Hàn Quốc của 2PM thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau 20 tháng, Taec Yeon xuất ngũ nhưng quyết định rời khỏi JYP Entertainment và ký hợp đồng với công ty mới là 51K.
Với việc Taec Yeon gia nhập công ty mới và các thành viên còn lại tập trung cho hoạt động cá nhân, người hâm mộ từng lo lắng 2PM khó trở lại với đội hình đủ 6 thành viên. Tuy nhiên, họ đã chứng minh điều ngược lại với album Must ra mắt cuối tháng 6.
Không gây ấn tượng mạnh như 2PM nhưng năm 2021 cũng chứng kiến một số nhóm nhạc thần tượng thế hệ cũ comeback. SHINee ra mắt năm 2008 đã có sản phẩm mới vào tháng 2 sau khoảng 3 năm im ắng. 2AM, Big Bang, SNSD đều là những nhóm nhạc tiêu biểu của Kpop thế hệ thứ 2. Vừa qua họ thông báo sắp trở lại với dự án âm nhạc mới.
2PM ra mắt từ năm 2008 và hoạt động 13 năm.
Những sự trở lại này thách thức quan điểm truyền thống rằng các nhóm nhạc thần tượng sẽ rơi vào khủng hoảng khi chạm mốc 7 năm.
Theo Korea Herald , "lời nguyền 7 năm" là kết quả của quy tắc do Ủy ban Thương mại Công bằng đặt ra vào năm 2009. Ủy ban Thương mại Công bằng quy định hợp đồng giữa các nghệ sĩ và công ty không được vượt quá 7 năm. Quy định được đặt ra để giảm thiểu việc thần tượng Kpop trở thành nạn nhân của "hợp đồng nô lệ" và bị công ty quản lý lợi dụng.
Bởi vậy, thời điểm 7 năm thường được coi là bước ngoặt để các thành viên trong nhóm nhạc thần tượng quyết định tiếp tục với công ty hay bắt đầu sự nghiệp riêng. Bảy năm là quá ngắn đối với người hâm mộ, nhưng với các nghệ sĩ, quá mạo hiểm khi ký một hợp đồng độc quyền khác với công ty quản lý cũ, đặc biệt khi tài sản chính của thần tượng Kpop là tuổi trẻ, năng lượng và xu hướng âm nhạc.
Gần đây, GFriend, GOT7 thông báo rời công ty quản lý. Mỗi thành viên trong nhóm gia nhập công ty khác nhau nhưng họ không dùng từ "tan rã" để nói về kết cục của nhóm. Các thành viên GOT7 trên mạng xã hội cũng nhấn mạnh họ chưa tan rã.
Một số nhóm đã gia hạn hợp đồng độc quyền với công ty chủ quản. BTS tiếp tục đồng hành với Hybe sau khi hết hạn hợp đồng vào năm 2019. Nhóm nhạc nam Nuest đã gia hạn vào năm 2019 với Pledis Entertainment. SF9 và N.Flying ký bản hợp đồng mới với FNC Entertainment trong năm nay.
Vì sao nhóm nhạc Kpop khó kéo dài tuổi thọ quá 7 năm
Nhà phê bình văn hóa đại chúng Kang Tae Gyu nói với Korea Herald lý do quan trọng để quyết định một nhóm nhạc có thể tồn tại sau 7 năm hay không chính là khả năng mang về lợi nhuận cho công ty.
"Ngoài ra, chúng ta không thể bỏ qua tuổi tác. Mỗi năm, hàng chục thần tượng trẻ trung và tươi mới hơn ra mắt. Điểm quan trọng của các nhóm nhạc thần tượng lớn tuổi là triển vọng trở thành nghệ sĩ. Vì vậy, khi nhóm tồn tại được sau 7 năm, các thành viên phải chứng minh bản thân vượt qua giới hạn tuổi tác và có những kế hoạch dài hạn", Kang Tae Gyu nhận định.
Các thần tượng thường được miêu tả giống gia đình, nhưng về cơ bản, họ là những đồng nghiệp bị ràng buộc bởi hợp đồng pháp lý. Vì vậy, khi đề cập đến vấn đề liệu họ có muốn tiếp tục làm việc cùng nhau hay không, xung đột lợi ích giữa các thành viên cũng có thể ngăn cản nhóm nhạc ở lại với nhau.
Các thành viên GFriend rời công ty cùng lúc nhưng không thể ký kết hợp đồng với một công ty mới.
Năm thành viên của nhóm nhạc nữ Apink đã tái ký hợp đồng với Play M Entertainment, trong khi Son Na Eun rời công ty và gia nhập YG Entertainment. Tuy nhiên, Son Na Eun khẳng định cô vẫn là thành viên của Apink.
Người hâm mộ có thể thắc mắc tại sao các nhóm không thể tìm được một công ty mới để cùng nhau chuyển đến và duy trì hoạt động nhóm, nhưng theo Korea Herald , có những trở ngại về mặt pháp lý. Bản quyền tên nhóm thường thuộc về công ty và khi kết thúc hợp đồng, các thành viên của nhóm cần được công ty chấp thuận để sử dụng tên nhóm của họ cho bất kỳ loại hoạt động kiếm tiền nào.
Các thành viên của nhóm nhạc Kpop thế hệ đầu tiên HOT đã tiến hành một cuộc chiến pháp lý về quyền sử dụng tên. Trong khi đó, nhóm Beast phải đổi tên thành Highlight khi 5 thành viên chuyển từ Cube Entertainment sang Around Us Entertainment vào năm 2016.
Kang Tae Gyu cho biết những khó khăn về mặt pháp lý khiến một nhóm nhạc gần như không thể ở lại với nhau sau khi họ kết thúc hợp đồng.
Trong buổi họp báo giới thiệu album Must , Taec Yeon cũng chia sẻ 2PM là trường hợp hiếm hoi vẫn hoạt động dù một thành viên đã gia nhập công ty mới. Nam ca sĩ kiêm diễn viên chia sẻ: "Việc một nhóm trở lại sau khi các thành viên rời sang công ty quản lý khác không phải điều thường thấy. Vì vậy, điều quan trọng là thành viên phải giữ liên lạc và xây dựng lòng tin với các công ty. Các bạn phải hiểu hoàn cảnh của nhau".
Biện pháp giúp nhóm nhạc Kpop vượt qua "lời nguyền số 7"
Bài học kinh nghiệm từ thế hệ trước đã khiến các công ty tìm kiếm và đào tạo những tân binh có thể viết, sản xuất âm nhạc với hy vọng điều này kéo dài tuổi thọ của nhóm.
Trước đây, các thần tượng Kpop chỉ được coi như nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu chứ không phải nhạc sĩ hay nhà sản xuất. Tuy nhiên, giờ đây việc các thành viên đóng góp công sức vào quá trình sản xuất đã trở nên phổ biến hơn.
"Các bài hát của nhóm nhạc thần tượng trước đây có chủ đề xoay quanh tình yêu. Nhóm nhạc thế hệ thứ 4 lại hát về bản ngã, cảm xúc và mối quan tâm cá nhân", nhà văn hóa đại chúng Park Hee A chia sẻ.
Nhóm nhạc nữ ITZY, ra mắt vào năm 2019, đã chia sẻ thông điệp về tình yêu bản thân và sự tự tin ngay từ ca khúc đầu tiên là Dalla Dalla . Nhóm nhạc nam TXT hay Treasure ra mắt cùng năm truyền đạt thông điệp về hy vọng, sự đồng cảm và tình yêu thông qua âm nhạc của họ.
ITZY là đại diện tiêu biểu cho Kpop thế hệ thứ 4.
Các nhóm nhạc Kpop thế hệ thứ 4 khác đều có sự đầu tư vào sáng tạo nội dung, điển hình Stray Kids. Các thành viên, đặc biệt Bang Chan, Han và Chang Bin chịu trách nhiệm sản xuất chính cho hầu hết ca khúc chủ đề của nhóm. Âm nhạc của Stray Kids đặc trưng bởi màu sắc hip hop nói về sức trẻ, sự tự tin, quyết đoán và mạnh mẽ.
"Ngành công nghiệp Kpop giống một sinh vật không thể được dự đoán hoặc lên kế hoạch trước. Nó không ngừng đổi thay dựa theo rất nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn thành viên, công ty, người hâm mộ và công nghệ", Kang Tae Gyu đánh giá.
Park cũng nhận xét: "7 năm hông phải mức tối thiểu, một số nhóm thậm chí kết thúc hoạt động trước thời điểm này vì các thành viên và công ty cảm thấy không thể đồng hành cùng nhau. Vì vậy, điều quan trọng nhất để giữ hoạt động nhóm chính là các thành viên duy trì bản sắc của họ như thế nào với tư cách một nhóm nhạc".
T.O.P (Big Bang) tiết lộ về album solo đầu tay, đường hướng công ty riêng và hơn thế nữa Qua bài phỏng vấn mới , nam thần tượng đã có dịp chia sẻ đến người hâm mộ những tâm tư, chuyện kể mà anh chưa từng giãi bày trước đó. Như hiểu được tâm trạng của fan lúc này, tất cả những gì mà họ đang tò mò về trang kế tiếp của sự nghiệp T.O.P sau khi rời YG đều được...