Đạo diễn “Tháng năm rực rỡ”: Phim muốn hay phải cần doanh thu
“Tháng năm rực rỡ” đang là một bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi từ khán giả và giới chuyên môn. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã trả lời phỏng vấn báo chí về bộ phim này.
Trước khi nói về bộ phim Tháng năm rực rỡ đang làm bùng nổ các rạp, xin quay trở lại với một số tác phẩm điện ảnh trước đó của anh có nhiều khen chê về cả doanh thu lẫn nghệ thuật, chẳng hạn anh đã đón nhận những ý kiến trái chiều dành cho Dạ cổ hoài lang (DCHL) như thế nào?
Phim của tôi luôn có những ý kiến trái chiều nên đối với DCHL, đó là điều bình thường. Tôi luôn muốn thực hiện những dự án mới mẻ về đề tài và thể loại để sự nghiệp điện ảnh của mình đa dạng hơn, và cũng là để trải nghiệm nhiều thứ hơn. Đối với DCHL, ngay từ đầu, chủ ý của tôi là làm một bộ phim nhỏ, một phim indie với sự tối giản về bối cảnh để giữ được không khí của vở kịch mà nó chuyển thể. Các góc quay được đặt cố định để thể hiện cuộc sống nhàm chán của nhân vật. Ban đầu tôi còn dự tính làm phim đen trắng. Tôi cũng có mong muốn làm ra một bộ phim dành cho khán giả lứa tuổi 40 – 50. Có lẽ vì thế mà khán giả cảm thấy “khó cảm” DCHL hơn các bộ phim trước đây của tôi.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Sau DCHL, anh chuyển sang thực hiện bản remake của Sunny với phong cách làm phim hoàn toàn khác?
Đây là dự án mà tôi được mời hợp tác cùng CJ. Sunny là một bộ phim rất hay và đặc biệt của Hàn Quốc. Các nhà sản xuất cho biết ban đầu họ không dự đoán phim sẽ ăn khách, bởi nó không mang nhiều yếu tố thương mại cũng như nội dung không dễ xem. Sau đó, bộ phim đạt được thành công ngoài mong đợi và trở thành phim có doanh thu cao thứ hai năm 2011 tại Hàn Quốc. Remake không phải là copy hoàn toàn tác phẩm gốc, vẫn có điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh và văn hoá bản địa. Nhưng đối với phim Sunny, tôi không thay đổi nhiều chi tiết, bởi bản thân tác phẩm gốc đã quá xuất sắc và nếu làm khác đi sẽ không hay được.
Anh có nghĩ việc những đơn vị phát hành như CGV, CJ của Hàn Quốc tổ chức sản xuất các phim remake có lợi gì cho thị trường điện ảnh Việt Nam?
Tôi cho rằng việc này có lợi cho đôi bên. Đối với nhà phát hành của Hàn Quốc, họ mở rộng được thị trường. Đối với các nhà làm phim Việt Nam, họ học hỏi được nhiều kinh nghiệm của người Hàn, dễ thấy là ở khâu sản xuất và PR phim, ngoài ra là về kịch bản. Điện ảnh Việt Nam có đặc điểm lúc nào cũng thái quá, khi giai đoạn hài nhảm lên ngôi, đâu đâu cũng thấy hài nhảm, khi phim bi được thời, nhà nhà làm phim bi. Kịch bản hay không có nhiều vì thế phim remake là cần thiết. Tôi ví dụ, nếu ở Việt Nam trước đây phổ biến việc kịch bản phim chỉ do một biên kịch đảm nhận thì khi làm phim remake, nhà sản xuất bắt buộc chúng ta phải tuân thủ quy trình của họ, kịch bản phải có sự tham gia chỉnh sửa của nhiều người. Đó là cái hay, là điều mà nhà làm phim Việt Nam có thể học tập. Khi so sánh với một nền điện ảnh “hàng xóm” là Thái Lan, có thể thấy, người Thái bắt tay vào remake phim nước ngoài sớm hơn chúng ta, nước họ cũng cởi mở trong việc chào đón các đoàn làm phim nước ngoài đến quay phim. Và họ đã học được nhiều kinh nghiệm khi làm gia công cho nước ngoài.
Điều tôi hy vọng trước tiên là Việt Nam có hiệp hội điện ảnh dành cho đạo diễn, diễn viên, biên kịch… để bảo vệ quyền lợi của những người làm nghề.
Doanh thu có phải là điều quan trọng đối với anh?
Video đang HOT
Rất quan trọng là đằng khác. Phim có doanh thu cao sẽ giúp nhà đầu tư có động lực và niềm tin để hợp tác với nhà làm phim. Doanh thu cao cũng giúp các nhà làm phim có cơ hội để thực hiện những dự án mà mình thích với điều kiện tốt hơn. Nhờ thành công của Nụ hôn thần chết mới giúp nhà đầu tư tin tưởng để tôi làm Giải cứu thần chết – một phim teen vốn là thể loại còn mới tại thời điểm đó. Sau đó là dự án phim âm nhạc Những nụ hôn rực rỡ, tôi thích làm phim nhạc kịch từ khi mới ra trường, nhưng phải có được một vài phim ăn khách thì nhà đầu tư mới dám để mình thực hiện.
Thế còn Tháng năm rực rỡ?
Cả nhà sản xuất và tôi đều mong bộ phim sẽ gặt hái thành công cao nhất, tức là mang về doanh thu như mong đợi.
Victor Vũ chuẩn bị thực hiện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Phan Gia Nhật Linh cũng đang có dự án về Mai An Tiêm, anh có dự định làm một phim cổ tích?
Phim cổ tích là một thể loại thú vị, mượn chuyện xưa nói chuyện nay, không khí cũng có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn. Dĩ nhiên tôi có ý định sẽ thực hiện một phim đề tài này, nhưng hiện tại, chưa phải lúc. Tôi có được đề nghị làm một phim cổ trang về Trần Hưng Đạo, nhưng tôi nghĩ đây là một dự án quá sức nên đã từ chối.
Mặt bằng chung của phim Việt vẫn nhiều sản phẩm chất lượng kém, thậm chí gắn mác “thảm hoạ”, anh nghĩ điều này có ảnh hưởng đến niềm tin của khán giả?
Tôi nghĩ khán giả ngày nay thông minh, họ có nhận định riêng về sự hay/dở của phim ngay từ khi xem trailer. Vì thế, tôi cho rằng các phim nhảm không ảnh hưởng quá lớn đến uy tín của các tác phẩm được đầu tư nghiêm túc.
Đạo diễn ưa thích của anh?
Tôi thích Lý An, sự nghiệp của ông ấy đa dạng và thú vị. Tôi thích Quentin Tarantino ở phong cách làm phim cá tính. Ngoài ra, tôi cũng thích Steven Spielberg, ông là người tiên phong trong phim thương mại, sau đó tiếp tục đạo diễn nhiều phim nghệ thuật thành công và làm nhà sản xuất của nhiều phim lớn.
Anh hy vọng gì vào nền điện ảnh Việt Nam?
Điều tôi hy vọng trước tiên là Việt Nam có hiệp hội điện ảnh dành cho đạo diễn, diễn viên, biên kịch… để bảo vệ quyền lợi của những người làm nghề. Khi đó, nền điện ảnh Việt Nam mới bắt đầu chuyên nghiệp hoá được.
Theo Nguyễn Tuấn (thực hiện) ( Thế giới tiếp thị)
Nguyễn Quang Dũng: Dùng bộ phim mấy chục tỷ để đổi tình là không xứng đáng
"Một bộ phim mấy chục tỷ đổi lấy một mối quan hệ là không xứng đáng", đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ.
Sau thành công từ bộ phim remake Tháng năm rực rỡ, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã một bước trở lại "đường đua" điện ảnh Việt một cách ngoạn mục, sau khoảng thời gian bị nhận xét giảm phong độ. Gặp anh vào thời điểm bộ phim Tháng năm rực rỡ đã ra rạp được hơn hai tuần, dù rất bận rộn với các dự án sắp tới nhưng anh vẫn thoải mái chia sẻ mọi câu chuyện liên quan đến phim remake và cả những vấn đề "nổi cộm" trong làng điện ảnh Việt thời gian gần đây.
Thành công của bộ phim Tháng năm rực rỡ đã ghi thêm dấu ấn trong sự nghiệp điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
- Hiện tại phim Tháng năm rực rỡ đã đạt doanh thu hơn 65 tỷ và mang về nhiều khởi sắc cho dòng phim remake đầu năm 2018. Nhưng ai cũng thắc mắc rằng, tại sao anh lại chọn làm phim remake và lại là một bộ phim nổi tiếng Hàn Quốc chứ không phải tác phẩm điện ảnh nào khác?
- Tôi nghĩ về mặt marketing hay chuyên môn thì nghe remake cũng khiến mọi người ít quan tâm hơn. Nhưng xét cho cùng khán giả vẫn cần một bộ phim tốt và cảm xúc hơn là việc remake hay không. Tháng năm rực rỡ là bộ phim thứ 7 trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã viết được 5 kịch bản và có lẽ đến thời điểm hiện tại cũng hơi đuối. Thực ra thời của tôi nếu muốn làm cái gì phải tự tìm kịch bản, tự viết, tự tìm con đường cho mình nên mới sinh ra thế hệ đạo diễn tự viết kịch bản như tôi hay Vũ Ngọc Đãng.
Hiện tại tôi nghĩ làm trên kịch bản người khác cũng tốt hơn, nó sẽ đem đến cho mình những điều thú vị và góc nhìn sáng tạo khác nhau. Nên từ Dạ cổ hoài lang tôi đã bắt đầu làm từ kịch bản người khác. Nói remake thực sự ban đầu tôi cũng hơi ngại, nhưng nghĩ kỹ trong sự nghiệp mà có 1-2 phim remake cũng không có gì quá ghê gớm và có thú vị trong nghề. Tất nhiên khi làm thể loại này sẽ không có quá nhiều sáng tạo như kịch bản mình viết nhưng nó có ưu điểm rằng mình được tiếp cận với kịch bản tốt, mang tầm thế giới, bởi những bộ phim được lựa chọn remake cũng phải là tác phẩm hay, vượt qua biên giới và chạm đến nhiều thị trường khác nhau.
Mọi người cũng nói tại sao cứ phải remake phim Hàn, bởi thứ nhất Việt Nam có nhiều công ty Hàn và thị trường đầu tư tốt, văn hoá Hàn Quốc cũng có nhiều điểm giống Việt Nam, đó cũng là lý do tôi quyết định chuyển thể Sunny sang Tháng năm rực rỡ.
- Khi lựa chọn diễn viên anh đặt ra nguyên tắc gì?
- Thời gian casting của tôi trong tất cả các phim rất lâu. Ở phim Tháng năm rực rỡ, các diễn viên đều phải casting rất nhiều lần để thấy được khả năng phát triển vai diễn tốt hơn và sức bền của họ với nhân vật đó có tốt không.
- Từ trước đến nay người ta vẫn nói "nàng thơ" của anh là Thanh Hằng. Vậy có phải, đạo diễn nào cũng phải có một diễn viên đinh cho các dự án điện ảnh?
- Nói vậy thì cũng không đúng vì thực ra khi tự viết kịch bản, bất cứ ai cũng phải có một hình tượng về người nào đó để viết theo và lựa chọn những diễn viên gần với nhân vật nhất, hợp vai nhất vẫn là ưu tiên hàng đầu. Việc lựa chọn một diễn viên thường xuyên hợp tác, đó là do người gần với mình nhất, thân thiết nhất khi làm việc sẽ có sự ăn ý hơn, chỉ vậy thôi.
Theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, những cuộc đánh đổi cho một vai diễn là hoàn toàn không xứng đáng.
- Thời gian gần đây các bộ phim truyền hình, điện ảnh luôn đan xen vào một vài cảnh nóng hoặc kịch bản gây tranh cãi... Anh nhìn nhận gì về điều này?
- Ví dụ hồi tôi làm Hồn Trương Ba da hàng thịt, đó là thời điểm Việt Nam chưa có phim hài nhảm thì phim đó lại mang đến rất nhiều thú vị, dù doanh thu chỉ huề vốn nhưng có nét chấm phá nhất định và sự nghiệp của tôi cũng tốt hơn, được nhiều nhà sản xuất quan tâm. Nhiều khi đó lại là cái mầm để gieo vào tương lai, dĩ nhiên không phải sáng tạo nào cũng đúng đắn, hợp thời. Khi mình chấp nhận sự sáng tạo, làm khác người ta thì phải nghĩ rằng nó phải đón nhận những ý kiến trái chiều.
- Nhiều người cho rằng các bộ phim của anh đều có sự an toàn nhất định, đặc biệt là ở các diễn viên nữ, về vấn đề phục trang luôn ở mức chừng mực và không hở hang quá nhiều. Ngay cả Mỹ nhân kế diễn viên nữ mặc yếm là chủ yếu nhưng cũng không quá phản cảm. Tại sao anh không thử một lần vượt khỏi ngưỡng an toàn đó?
- Phải đáng hở hang mới được, không thì nội dung phải đáng để hở hang. Như mình làm nội dung về tình dục chẳng hạn thì nó đáng mới làm. Triết lý của tôi là khi làm phải tôn trọng nhà sản xuất, mình không thể hoàn toàn làm theo ý của mình để không tốt cho họ, cả hai phải đồng hành với nhau mới đưa ra một sản phẩm tốt. Khi mình nhận tiền của họ, ký hợp đồng và hướng nội dung phim như thế thì phải thế. Chỉ trừ khi mình tự bỏ tiền ra làm thì muốn sao cũng được.
- Mới đây đạo diễn Lưu Trọng Ninh có công bố dự án chuyển thể Truyện Kiều thành phim và cũng có khá nhiều ồn ào khi catsing như diễn viên phải nhổ răng khểnh... để vào vai. Điều này khiến nhiều người nói rằng phải chăng đạo diễn giờ đang quá khắt khe?
- Casting là một việc rất hay, đó là nơi không phải đạo diễn chọn diễn viên mà diễn viên biết được mình hợp nhân vật hay không. Mỗi đạo diễn cũng có những triết lý riêng của họ, ví dụ như có nhiều đạo diễn không bắt diễn thử, chỉ nói chuyện thôi. Còn tôi phải bắt diễn tới diễn lui hoặc diễn những cảnh không có trong kịch bản để thấy độ nhạy của diễn viên.
Mỗi người có một cách, hoặc họ mường tượng đến cảnh đinh của kịch bản là gì thì sẽ cho diễn viên casting như thế. Nhưng dù thế nào tôi cũng khuyên diễn viên trẻ nên đi casting để biết cách làm việc của nhiều đạo diễn hơn.
- Thật ra nhiều người vẫn nghĩ tiếp cận được đạo diễn sẽ sắm được vai tốt. Thời gian qua cũng có khá nhiều sự việc đạo diễn gạ tình diễn viên hay gạ tình đổi vai diễn được nhiều nghệ sĩ công khai trên truyền thông. Là người trong nghề, anh nói gì về chuyện này?
- Tôi thấy thực chất khi người diễn viên catsing ở địa điểm an toàn, với người có uy tín và có tên tuổi sẽ không có chuyện gì xảy ra.
Tôi chưa bao giờ có ai tiếp cận kiểu đó. Khi mời diễn viên nào vào nhân vật của mình thì cũng đồng nghĩa với việc mình đã yêu nhân vật của mình và tôn trọng người diễn viên đang đảm nhận nhân vật đó. Tôi nói thật để lấy việc trao đổi cho một dự án phim là không xứng đáng. Một bộ phim mười mấy, mấy chục tỷ mà chỉ vì điều đó thì thật phí phạm.
Theo Danviet
'Bánh bèo' Khổng Tú Quỳnh bất ngờ 'lột xác' với vẻ ngoài sexy Những hình ảnh mới nhất của Khổng Tú Quỳnh khiến người xem không khỏi "bỏng mắt". Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp cùng hình tượng nữ tính, dịu dàng, Khổng Tú Quỳnh vừa được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chọn mặt gửi vàng cho vai diễn Bảo Châu trong bộ phim đình đám nhất thời gian gần đây -Tháng năm rực rỡ. Hoàn...