Đạo diễn Quan Cẩm Bằng làm Chủ tịch Ban giám khảo Hạng mục Phim Việt Nam dự thi Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ II
Đạo diễn Quan Cẩm Bằng là nhà làm phim xuất sắc của điện ảnh Hoa ngữ.
Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ II diễn ra tại TP Đà Nẵng từ ngày 2-6/7/2024). Ở hạng mục Phim Việt Nam dự thi, Chủ tịch Ban giám khảo là đạo diễn Quan Cẩm Bằng.
Vào thập niên 80 và 90, Quan Cẩm Bằng khẳng định tài năng và tư duy với những góc nhìn mới mẻ, hiện thực và là một trong những đạo diễn gây ảnh hưởng tới Làn sóng mới Hồng Kông (Trung Quốc).
Quan Cẩm Bằng sinh năm 1957 tại Hồng Kông (Trung Quốc), ông bắt đầu sự nghiệp làm phim của mình tại đài TVB vào thập niên 70, cũng như theo sau học hỏi nhiều đạo diễn nổi tiếng bấy giờ, trong đó có nữ đạo diễn Hứa An Hoa – một trong những đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu điện ảnh Làn sóng mới Hồng Kông.
Tác phẩm điện ảnh đầu tiên trong sự nghiệp của Quan Cẩm Bằng chính là Woman (1985) với sự tham gia của Châu Nhuật Phát, đã ngay lập tức nhận về tiếng vang lớn, khi mang về 9 đề cử của Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 5.
Sau đó với những phim Địa Hạ Tình (1986) với dàn diễn viên Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vỹ, Ôn Bích Hà hay Yên Chi Khâu (1988) tham gia bởi Trương Quốc Vinh, Mai Diễm Phương, rồi Hoa Hồng Đỏ Hoa Hồng Trắng (1994) …, đều mang về nhiều giải thưởng và nhanh chóng đưa vị trí của Quan Cẩm Bằng trở thành một trong những đạo diễn Hoa ngữ xuất sắc nhất thời kỳ đó.
Những tác phẩm của ông mô tả sâu sắc bản chất sâu thẳm của con người, đặt họ trước nghịch cảnh, thử thách từ định kiến và áp lực của xã hội, được truyền tải một cách lãng mạn nhưng không kém phần bi thương qua những câu chuyện “ái tình”.
Ngoài ra Quan Cẩm Bằng cũng được yêu mến bởi phong cách nghệ thuật riêng biệt, điển hình nhất chính là tài năng khám phá những khía cạnh trong sáng nhất, phức tạp nhất và mâu thuẫn nhất của phụ nữ hơn là những miêu tả thông thường. Nhiều nhà chuyên môn còn gọi phong cách của ông là “điện ảnh của phụ nữ”.
“Tôi luôn nghĩ rằng nhân vật nữ có nhiều khả năng tiềm tàng hơn. Họ có thể bị đàn áp, nhưng không hiểu sao vào thời điểm quan trọng họ lại mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn cả những nhân vật nam giới” – đạo diễn Quan Cẩm Bằng.
Video đang HOT
Các bộ phim điện ảnh đậm tính nữ của Quan Cẩm Bằng đều có sức ảnh hưởng sâu rộng tới công chúng, không chỉ bởi nghệ thuật đặc sắc, mềm mại trong từng cảnh quay, mà còn khiến người xem đồng cảm, xót thương với thân phận nghiệt ngã của phụ nữ trong xã hội cũ. Cũng từ các tác phẩm của ông, người ta càng thêm yêu mến những nữ ngôi sao như: Mai Diễm Phương, Trương Mạn Ngọc, Trần Xung hay Trịnh Tú Văn.
Đến đầu những năm 2000, tên tuổi Quan Cẩm Bằng chưa bao giờ nguội đi, khi ông làm ra thêm nhiều tác phẩm xuất sắc khác, có thể kể tới như Lam Vũ (2001) hay Trường Hận Ca (2005). Đặc biệt là Lam Vũ (2001) với diễn xuất của hai ngôi sao thực lực Hồ Quân và Lưu Diệp, đã tạo tiếng vang khắp châu Á và đạt nhiều đề cử, giải thưởng danh giá trong và ngoài nước.
Năm 2011, Quan Cẩm Bằng được Kim Mã lựa chọn ở vị trí thứ 11 trong 20 đạo diễn xuất sắc nhất lịch sử điện ảnh Hoa ngữ, bên cạnh những tên tuổi lớn như: Hầu Hiếu Hiền, Vương Gia Vệ, Lý An, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Giả Chương Kha, Ngô Vũ Sâm, Từ Khắc, Châu Tinh Trì…
Ban tổ chức Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Hai hi vọng đạo diễn Quan Cẩm Bằng sẽ có khoảng thời gian tốt đẹp tại Đà Nẵng, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý giá cho điện ảnh Việt, cũng như cùng các giám khảo chuyên môn khác lựa chọn cái tên xứng đáng bước lên ngôi vị cao nhất của Hạng mục phim Việt Nam dự thi.
Một giải thưởng điện ảnh trong sự nghiệp vẻ vang của đạo diễn Quan Cẩm Bằng:
Địa Hạ Tình (1986)
Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 6: Nữ phụ xuất sắc và Kịch bản hay nhất
Yên Chi Khâu (1988)
Giải Kim Mã 1988: Nữ chính xuất sắc nhấtLiên hoan phim Châu Á -Thái Bình Dương: Nữ chính xuất sắc nhấtGiải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 8: Đạo diễn xuất sắc nhất, Nữ chính và Nam chính xuất sắc nhất, Biên tập phim và Nhạc phim hay nhất
Nguyễn Linh Ngọc (1991)
Giải Kim Mã 1991: Nữ chính xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất; đề cử Phim và Đạo diễn xuất sắc nhấtLiên hoan phim Berlin lần thứ 42: Giải Gấu Bạc cho Nữ chính xuất sắc nhất
Lam Vũ (2001)
Liên hoan phim Cannes 2001: Đề cử giải Góc nhìn đặc biệtGiải thưởng Kim Mã 2001: Nam chính hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể hay nhất và Biên tập phim xuất sắc nhất, Phim do khán giả bình chọnLiên hoan phim châu Á Vesoul 2002: Đạo diễn xuất sắc nhất
Sao nữ bị yêu cầu giải nghệ vì nhận 100 tỷ nhưng diễn quá tệ, bỏ mặc phim chịu chỉ trích khắp MXH
Nhận 100 tỷ nhưng sao nữ này bị cho là vô tâm, bỏ mặc phim bị chỉ trích.
Việc bộ phim Không Có Chuyện Gì Mà Một Nồi Lẩu Giải Quyết Không Được rời rạp chỉ sau 5 ngày chiếu lễ đã khiến nữ chính Dương Mịch chịu nhiều sự ê chề. Sự trở lại của nữ diễn viên trong dịp đầu năm 2024 bị chê là thất bại, không mảng nào thật sự ghi dấu ấn. Thế nhưng dù phim có doanh thu thảm bại, Dương Mịch vẫn bỏ túi con số không tệ, từ đó lại càng khiến ai nấy bất bình.
Theo trang QQ, kinh phí của Không Có Chuyện Gì Mà Một Nồi Lẩu Giải Quyết Không Được dao động trong khoảng 80 đến 100 triệu NDT, bao gồm cả chi phí marketing. Bộ phim tốn kha khá tiền truyền thông vào dịp lễ chứ không hề chỉ rơi vào khoảng 2 hay 20 triệu NDT như nhiều fan hay blogger dự đoán. Chính vì vậy, việc phim chỉ thu về 51 triệu NDT trong 5 ngày chiếu lễ là một thất bại, mang lại thua lỗ lớn.
Thế nhưng điều đáng nói là thù lao của Dương Mịch trong Không Có Chuyện Gì Mà Một Nồi Lẩu Giải Quyết Không Được lần này không hề thấp. Con số mà nữ minh tinh nhận được cho là tối đa 30 triệu NDT, thấp nhất là 20 triệu NDT (xấp xỉ 90-100 tỷ đồng). Cát-xê của Dương Mịch chiếm 1/3 tổng kinh phí phim bỏ ra, thế nhưng không mang về hiệu quả là bao. Thậm chí, khi phim bị chỉ trích, thua lỗ và phải rút khỏi rạp, Dương Mịch không hề có bất cứ động thái bảo vệ, bênh vực và kêu gọi giùm bộ phim.
Trên Weibo chính thức, Dương Mịch chỉ đăng duy nhất một bài khoe màu tóc đỏ mới trong phim, và hết. Ngoài ra theo QQ, Dương Mịch cũng không nhận phỏng vấn về phim, hay tham gia bất kì buổi cinetour nào trong suốt thời gian phim chiếu.
Dương Mịch đăng đúng 1 status và bỏ mặc phim
Không ít netizen lên tiếng chỉ trích Dương Mịch vì bỏ mặc phim, không quan tâm số phận "sống chết" của tác phẩm. Ngay cả dự án truyền hình Cáp Nhĩ Tân 1944 đang chiếu và không được đón nhận, phía nữ chính cũng giữ im lặng. Không ít khán giả cho rằng Dương Mịch đã hết thời, không nên đóng phim nữa vì thời đỉnh cao của cô đã qua từ rất lâu. Hiện tại, Dương Mịch được khuyên là nên an phận đầu tư cho lứa đàn em hay kinh doanh thay vì cố gồng mình đóng phim mà không có kết quả tốt.
Dương Mịch được yêu cầu ngưng đóng phim
Khán giả bình luận:
- Cảm thấy Dương Mịch có Hồ Yêu mà bạo cũng không thêm được chút thành công nào, nhưng thất bại cũng chẳng ảnh hưởng gì. Do cổ đã qua thời đỉnh cao rồi.
- Đỉnh của Dương Mịch đã là ở Tam Sinh Tam Thế, còn lại chỉ là duy trì thôi.
- Cô Mịch chỉ nên đầu tư cho đàn em thôi, giờ tranh đấu tiểu hoa làm gì nữa vì làm gì có sức. Lưu lượng cô có không phủ nhận, nhưng không có diễn xuất thì làm sao đây?
- Nghi ngay cả Hồ Yêu cũng cứu cô không nổi, xem không hứng thú lắm...
- Hồ Yêu đang là cọng rơm của cả Mịch và Tuấn chứ không riêng gì đạo diễn.
Phim bị gỡ chỉ sau 5 ngày vì lỗ hơn 170 tỷ, nữ chính ê chề lập kỷ lục tệ chưa từng có Có doanh thu thảm hại sau 5 ngày chiếu, bộ phim này phải rút lui gấp. Theo thông báo chính thức từ ekip, bộ phim Không Có Chuyện Gì Mà Một Nồi Lẩu Giải Quyết Không Được do Dương Mịch đóng chính chính thức rời rạp chỉ sau 5 ngày chiếu. Phim chính thức ra mắt vào ngày 1/5 trong dịp lễ, thế...