Đạo diễn ‘Quái vật sông Hàn’ tiếp tục làm phim quái vật
Bong Joon Ho trở lại đề tài giúp ông xô đổ nhiều kỷ lục phòng vé tại quê nhà hồi 2006. Giống như “Snowpiercer”, ông dự kiến chiêu mộ dàn sao hạng A Hollywood cho dự án mới.
Bong Joon Ho là một trong những nhà làm phim nổi tiếng nhất của điện ảnh Hàn Quốc nhờ nhiều bộ phim ăn khách được giới phê bình đánh giá cao nhưMemories of Murder (2003) hay The Host (2006).
Gần đây nhất, Bong Joon Ho (bìa trái) trình làng khán giả tác phẩm giả tưởngSnowpiercer với nhiều ngôi sao hàng đầu Hollywood.
Thành công tại quê nhà đưa ông tới dự án đa ngôn ngữ dựa trên truyện tranh mang tên Snowpiercer cách đây hai năm. Phim có sự tham gia của nhiều ngôi sao hạng A Hollywood như Chris Evans, Tilda Swinton, John Hurt, Ed Harris… và gặt hái thắng lợi lớn tại phòng vé xứ kim chi hồi cuối năm 2013.
Hiện Bong Joon Ho sẵn sàng bắt tay thực hiện dự án tiếp theo mang tên Okja.Giống như The Host – tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất Hàn Quốc 2006, bộ phim mới cũng mang chủ đề quái vật. Tuy nhiên, Ojka lại giống nhưSnowpiercer khi sử dụng đa ngôn ngữ và có sự phục vụ của sao Hollywood.
Bốn gương mặt dự kiến sẽ đến với dự án Okja của Bong Joon Ho.
Trang The Wrap tiết lộ Jake Gyllenhaal, Paul Dano, Kelly Macdonald và Bill Nighy là những cái tên sắp sửa đến với dự án. Hồi tuần trước, Tilda Swinton – ngôi sao của Snowpiercer, xác nhận cô sẽ tái ngộ Bong Joon Ho ở Okja.
Video đang HOT
Nội dung của Okja hiện vẫn là điều bí mật. Người hâm mộ chỉ biết rằng nhân vật chính của tác phẩm là một nữ diễn viên người Hàn Quốc và phim lấy bối cảnh chủ yếu tại thành phố New York, Mỹ. Lewis Pictures là đơn vị đứng sau dự án và Ojka dự kiến khởi quay trong quý I năm 2016.
Từng gây ấn tượng trong Snowpiercer, minh tinh Tilda Swinton sẽ thêm một lần nữa cộng tác với Bong Joon Ho.
Hồi mùa hè 2014, Snowpiercer của Bong Joon Ho chỉ thu được 4,6 triệu USD tại phòng vé Bắc Mỹ do có quy mô trình chiếu hạn chế. Song, khi ra rạp tại Hàn Quốc vào cuối năm 2013, phim bán được hơn 9,3 triệu lượt vé và đem về cho nhà sản xuất gần 60 triệu USD.
Theo Zing
Phim 'Everest': Kỳ vĩ nhưng thiếu cảm xúc
Dựa trên sự kiện đau thương năm 1996 trên "nóc nhà thế giới", bộ phim thành công về mặt hình ảnh nhưng chưa tạo được mối liên kết cảm xúc giữa người xem và nhân vật.
Với chiều cao 8.848 m, đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất trên Trái đất nếu tính từ mặt nước biển. Đây đồng thời cũng là một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất hành tinh khi có hệ thời tiết riêng, rất khó dự đoán. Ở đó, tốc độ gió thường xuyên nằm trong khoảng 160 km/h, nhưng thậm chí có thể lên tới 281 km/h. Những trận lở tuyết hay bão tố có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Chinh phục đỉnh Everest là ước mơ của nhiều nhà leo núi trên toàn cầu.
Nhiệt độ thấp nhất trên Everest có thể xuống tới -60 độ C. Ngay cả lúc thời tiết ổn định nhất, nhiệt độ trung bình vẫn xuống tới -19 độ C vào mùa hè và -36 độ C vào mùa đông. Lượng oxy trên núi không đủ để hoạt động hô hấp có thể diễn ra bình thường và giúp con người tồn tại. Song, vẫn có vô vàn lý do để các nhà leo núi tìm cách chinh phục Everest: vì đam mê mạo hiểm, vì mong muốn vượt qua chính mình, vì thích được khám phá...
Cũng tại Everest, không biết bao nhiêu bi kịch đã xảy ra. Một trong những thảm kịch nổi tiếng nhất xảy ra vào tháng 5/1996, khi hai đoàn leo núi của Rob Hall và Scott Fischer bất ngờ gặp bão và khiến một số thành viên tử nạn. Nay đạo diễn Baltasar Kormákur muốn kể lại câu chuyện đau lòng ấy, dựa trên kịch bản của hai nhà biên kịch William Nicholson và Simon Beaufoy.
Để các diễn viên có được cảm giác chân thực nhất, hãng Universal và Kormákur có một quyết định khá mạo hiểm: đưa đoàn làm phim lên vùng núi Everest suốt ba tháng liền để ghi hình, thay vì sử dụng trường quay nhân tạo hay quá dựa dẫm vào kỹ xảo vi tính. Đây cũng là một trong số ít những tác phẩm điện ảnh năm 2015 được ghi hình bằng máy quay IMAX.
Bởi vậy, trải nghiệm điện ảnh mà Everest đem tới là rất tuyệt vời. "Nóc nhà thế giới" bị tuyết che phủ trắng xóa hiện lên qua tầm nhìn trong vắt. Hiệu ứng 3D của phim được thực hiện khá kỹ lưỡng. Mỗi khung hình đều có đủ độ nổi và độ sâu cần thiết. Kèm theo phần hòa âm xuất sắc, mỗi khi bão tuyết nổi lên, khán giả lại được chứng kiến những trận cuồng phong đáng sợ qua cả thị giác lẫn thính giác.
Hiệu ứng hình ảnh và 3D của bộ phim là cực kỳ ấn tượng khi phim được quay tại một số vùng của Everest.
Song, do Everest có quá nhiều nhân vật, cảm xúc mà bộ phim đem tới bị phân tán theo quá nhiều hướng, khiến phim trở thành một tác phẩm tâm lý mang chất tài liệu nhiều hơn là điện ảnh.
Trên danh nghĩa, nhà leo núi dẫn đường Rob Hall (Jason Clarke) là nhân vật chính. Nhưng anh không được đạo diễn Kormákur và các biên kịch dành cho đủ thời gian. Càng đáng tiếc khi vấn đề ấy cũng xảy ra với toàn bộ các nhân vật còn lại.
Ôm đồm quá nhiều nhân vật khiến Everest không tạo được liên kết cảm xúc cần thiết với người xem.
Mất hơn một tiếng giới thiệu nhân vật và những khó khăn trở ngại trong việc chinh phục Everest, bộ phim đem tới hàng loạt nhân vật khác nhau: Beck Weather (John Brolin) - vị bác sĩ "trốn nhà" đi leo núi để chứng tỏ sự oai phong; Doug Hansen (John Hawkes) - một người đưa thư mang mong muốn truyền cảm hứng cho những đứa trẻ tại quê nhà khi leo Everest; Scott Fischer (Jake Gyllenhaal) - nhà leo núi dẫn đường có tính cách phóng khoáng, hơi khùng điên; Yasuko Namba (Naoko Mori) - người phụ nữ Nhật Bản đã chinh phục 6 trong 7 đỉnh núi cao nhất hành tinh...
Từng câu chuyện rất thú vị, nhưng quá nhiều nhân vật xuất hiện khiến mạch cảm xúc của Everest liên tục bị đứt quãng. Không một ai gây ấn tượng đủ sâu với người xem và mọi thứ đều chỉ dừng ở mức thoáng qua.
Trailer bộ phim 'Everest'
Điều cần thiết đối với một phim thảm họa là khiến khán giả có cảm tình với nhân vật, thích họ, quan tâm đến họ rồi vui khi họ thoát nạn, hay đau buồn khi bất trắc xảy ra... Tuy nhiên, Everest chưa làm được điều đó. Có chăng, câu chuyện về người vợ ở quê nhà của Rob Hall lại là điều đọng lại lâu nhất trong tâm trí khán giả, chứ không phải những con người đang gian nan vượt bão trên ngọn núi cao.
Zing.vn đánh giá: 3,5/5
Everest khởi chiếu trên toàn quốc từ 18/9.
Theo Zing
10 vai diễn đồng tính hay nhất mọi thời đại Trong lịch sử giải Oscar, từng có 37 diễn viên nhận đề cử khi thể hiện nhân vật thuộc cộng đồng LGBT. Nhiều vai diễn đã để lại dấu ấn sâu đậm cho khán giả tới tận hôm nay. Robert Preston trong Victor/Victoria (1982): Phải đóng cạnh huyền thoại Julie Andrews, nhưng Robert Preston không hề kém cạnh trong Victor/Victoria và có được...