Đạo diễn phim Trang trại Hoa hồng bật mí cái kết của bộ phim
Trang trại Hoa hồng đang đi đến những chặng cuối cùng của mình nhằm giải đáp câu hỏi “Cuộc chiến thiện và ác này rồi sẽ đi đến đâu?”
Khác với tựa đề có phần bình yên của bộ phim Trang trại Hoa hồng, xuyên suốt hành trình của máu, nước mắt, và “sỏi đá” trong tim Trang Trại Hoa Hồng nhắm thẳng vào những vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống mà ít người muốn chạm tới. Đó là câu chuyện của những tội nhân mãn hạn tù, với bao nỗ lực tái hoà nhập cộng đồng nhưng vẫn bị đẩy ra rìa xã hội. Có lẽ, lòng người chính là tấm rào cản khó khăn và đáng sợ nhất đối với những con người từng một thời lầm lỡ mong muốn tìm lại chính mình. Ước mơ hạnh phúc về với bầu trời tự do dần sụp đổ sau cánh cổng nhà giam khi hiện thực cuộc sống bên ngoài đã có nhiều đổi thay. Ở đó có những thử thách của số phận, có những sai lầm, có sức mạnh tình thân, có những đổ vỡ, có tình yêu và cả một trang trại hoa hồng.
Đạo diễn Dương Nam Quan chia sẻ về bộ phim
Câu chuyện xoay quanh 2 chàng trai Dũng và Phong cùng hành trình hoàn lương đầy chông gai và thử thách của họ sau khi ra tù. Cùng sự xuất hiện của những người con gái vì họ mà chờ đợi, vì họ mà ủng hộ và chống lại định kiến xã hội. Phim có sự tham gia của các diễn viên: Ngọc Lan, Đoàn Thanh Tài, Quốc Huy, Tú Vi, Nam Thư, Kiến An.. Cũng giống như Quỳnh Búp Bê, Trang Trại Hoa Hồng đặt khán giả làm trung tâm để họ nhìn thấu một vấn đề nhạy cảm của cuộc sống mà không nhiều bộ phim Việt làm được điều đó. Khi chia sẻ về khởi nguồn ý tưởng của bộ phim. Nhà biên kịch Nguyễn Thiên Vỹ, một người con mảnh đất Hà Tĩnh nói: “Tôi đã từng đi, từng gặp và tiếp xúc với rất nhiều những mảnh đời những con người từng có quá khứ đen tối, từng lầm lỗi bị cuộc đời chối bỏ, nhưng ở họ ẩn sâu trong ánh mắt ấy tôi nhìn thấy những khát vọng vươn lên sự sẻ chia khiến trái tim mong mỏi được thực hiện một tác phẩm với góc nhìn thẳng để xã hội có thể cảm thông và cho họ một con đường đúng nghĩa.” Trong Trang trại Hoa Hồng các nhân vật đều rất điển hình, không mang một hình mẫu cụ thể nhưng lại tiêu biểu và thể hiện trọn vẹn ý đồ của tác giả. Bật mí về hình mẫu nhân vật Dũng trong Trang trại Hoa hồng, nhà biên kịch cho hay: “Dũng là một nhân vật rất đặc biệt, Dũng là hiện thân của một người bạn có thật của tôi ngoài đời!”.
Cảnh trong phim Trang trại hoa hồng
Riêng với đạo diễn Dương Nam Quan (Đạo diễn của các bộ phim truyền hình được khán giả yêu thích như: Trang trại Hoa hồng, Đường chân trời, Ngày ta yêu nhau, Khi ta nói dối, Như giọt sương ngủ muộn, Nghiêng nghiêng dòng nước….) Anh cho biết: “ Khi đọc kịch bản chi tiết Trang trại Hoa Hồng thì nội dung của kịch bản đã làm tôi hưng phấn để kể về nó. Hưng phấn vì đó không phải là vấn đề tù tội, rồi hoàn lương, rồi gặp khó khăn này kia… mà vấn đề ở chỗ văn hoá ứng xử với cái khổ của người dân mình ở nhiều mức độ khác nhau trong kịch bản.” Đặc biệt trong bài toán lựa chọn bối cảnh của Trang trại Hoa hồng đạo diễn Nam Quan đã có những tính toán không thể phù hợp hơn: “Sau khi đọc vài trang đầu của kịch bản tôi đã nhận ra rằng chuyện phim là chuyện về một làng quê Bắc Bộ. Tôi nghĩ, nếu phim này quay ở những làng quê Bắc Bộ, nói giọng Bắc với những phong tục, trang phục, đạo cụ hoàn toàn Bắc Bộ thì sẽ là một điều nhàm chán. Đó là chưa kể đến kinh phí sẽ rất cao mà nhà sản xuất sẽ phải chi ra nếu kéo nguyên một đoàn phim từ Nam ra Bắc. Và, nếu phim này quay hoàn toàn ở 1 làng quê Nam Bộ thì lại thiếu những “góc cạnh” vốn có của kịch bản. Bài toán được đặt ra là: làm sao quay một phim về làng quê Bắc Bộ trên đất Nam Bộ. Đây là điều làm tôi thấy phấn khích vì nếu làm được thì khán giả sẽ có cái để xem. Vậy nên tôi quyết định chọn bối cảnh chính là vùng ven ở Đà Lạt vì: Thứ nhất về lịch sử mà nói thì Đà Lạt là 1 vùng đất có rất nhiều dân nhập cư. Đặc biệt là từ khi có phong trào thành lập vùng Kinh Tế Mới thì người Bắc vào và tạo nên rất nhiều những làng mạc sống theo cách của người Bắc trên đất Lâm Đồng ( VD: Huyện Lâm Hà – tên đặ t theo 2 địa danh: Lâm Đồng và Hà Nội). Vậy nên, ở đây giải quyết được bài toán văn hoá Bắc Bộ trong bối cảnh Nam Bộ. Thứ 2: Chọn Đà Lạt vì phim sẽ đẹp. Thứ 3: Đà Lạt gần Sài Gòn nên về mặt con người, di chuyển, điều kiện sản xuất dễ dàng hơn.
Nếu như các vai diễn Dũng, Phong, Hoa, Diệu Thành trong Trang trại Hoa hồng lấy được tình yêu và nước mắt của khán giả thì Ba Mạnh (diễn viên Kiến An) lại khiến khán giả nổi giận về cái ác đến quá quắt của ông. Mỗi diễn viên đều là một điển hình mà biên kịch cũng như đạo diễn muốn họ “mặc một chiếc áo vừa vặn” trong diễn xuất để khán giả cảm nhận được cái chân thực “diễn mà như không diễn”. Diễn viên Ngọc Lan (vai Hoa) từng nói “nước mắt là điểm tựa của cô trong phim”, theo đạo diễn Nam Quan thì Ngọc Lan hợp vai đến 300%. Theo đó, Lan “cho” từng phân đoạn cả 100% về mặt trải nghiệm cuộc sống, 100% kinh nghiệm diễn xuất và 100% thông minh và tinh tế trong xử lý tình huống.Và đó chính là cái “hên” của đạo diễn khi có một dàn diễn viên tên tuổi và hợp vai như “đo ni đóng giày”.
Video đang HOT
Trang trại Hoa hồng không đưa ra một thông điệp cụ thể nào mà chỉ phản ánh một hiện tượng để từ đó khán giả có thể tự suy ngẫm. Đó có phải là cách mà Nam Quan thường khiến khán giả bị cuốn vào các tác phẩm của anh: “ Ví dụ trong phim “Nghiêng nghiêng dòng nước” (1 trong 2 phim hiếm hoi của tôi được chiếu ở Myanmar,Thái Lan và Lào) là phim làm hoàn toàn theo cách này. Tức là cho tình huống, tính cách nhân vật va chạm vào nhau và người xem tự nhận ra điều gì đó. Tôi chỉ can thiệp vào bối cảnh, tiết tấu, tông màu phim, âm nhạc, góc máy và động tác máy để tạo nên không khí cho phim.”
Đạo diễn cũng bật mí về kỷ niệm không quên khi thực hiện bộ phim; “ Đó là một buổi tối sau khi đoàn “ off “ máy để về khách sạn. Lúc đó đoàn quay ở Ma Rừng Lữ Quán (1 khu du lịch nằm trong rừng sâu, cách Đ à Lạt chừng hơn 20 cây số). Đường từ đó về trung tâm thành phố phải băng qua vài cánh rừng, nhiều dốc đất, đứng và trơn. Trời mưa, người dân ở đây phải ràng dây xích ở bánh xe mới chạy trong những đoạn đường này được. Hôm đó, trời mưa lớn từ trưa tới khuya nhưng xe vẫn ì ạch chạy qua được. Cho tới lúc đoàn phải băng qua 1 con suối có cầu bê tông (chiếc cầu mà trong phim, cảnh Thành chạy đến ôm Phong từ phía sau). Lúc này cả đoàn xe đứng lại, trước mắt đoàn hoàn toàn không thấy cầu mà là 1 dòng suối chảy rất mạnh và xiết. Cơn mưa lớn đã tạo thành nước lũ đổ xuống lấp cả cây cầu. Mọi người hoang mang lắm. Bỗng nhiên anh Liêm (chủ của khu Ma Rừng Lữ Quán) xuất hiện. Như đoán biết được tình hình sẽ có lũ ngập cầu nên anh Liêm đã chạy theo đoàn. Anh Liêm nhìn con suối nói: không sao, chạy qua được… cứ nhìn 2 bên trái phải của cầu, cái chỗ nước gợn lên đó là mép cầu, đừng chạy qua đó vì cầu không có thành (…) . Mà cầu thì nhỏ, lúc nước cạn thấy cầu, xe chạy qua chỉ cách 2 bên mép cầu chừng 10 centimet, giờ là đêm mà còn không thấy cầu, nước chảy thì xiết. Xe bắt đầu lội xuống, người thì la hét cho đỡ sợ, người thì ngồi im lẩm nhẩm gì đó… Xe từ từ bò qua.. Vậy mà cuối cùng cả đoàn vẫn sống để về khách sạn…”
Cái kết của Trang Trại Hoa Hồng đang là câu hỏi được khán giả xem truyền hình chú ý, theo đạo diễn của bộ phim thì Trang trại Hoa hồng có 2 cái kết trong phim. Cái kết thứ nhất là cái kết cho những nhân vật chính diện, cái kết này mang tính chính nghĩa và thơ. Cái kết thứ hai là cái kết cho nhân vật phản diện, cái kết này là một điều băn khoăn. Phim Việt đã và đang có những chuyển mình đáng kể, ngày càng có nhiều khán giả chú ý đến những bộ phim từ nhà sản xuất trong nước. Họ yêu, họ tìm hiểu và họ say mê từng thước phim được chờ đón trên truyền hình mang ý nghĩa hưởng thụ một sản phẩm văn hóa chứ không nằm trong một khẩu hiệu đã trở nên xưa cũ: “Xem phim để ủng hộ”, đã xa rồi cái thời ủng hộ mà thay vào đó là những bộ phim thực sự chinh phục khán giả!
Trang trại Hoa hồng (35 tập) đang được phát sóng vào 20h45 thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư trên VTV1, Đài THVN và từ 19/11 phim sẽ phát sóng từ thứ Hai đến thứ Sáu, trọn vẹn 5 tập cuối phim.
Theo congly.vn
Trang trại hoa hồng: Phim mới khai thác cuộc sống của những người tù hoàn lương
Cũng giống như Quỳnh Búp Bê, Trang Trại Hoa Hồng nhắm thẳng vào những vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống mà ít người muốn chạm tới. Đó là câu chuyện của những tội nhân mãn hạn tù, với bao nỗ lực tái hoà nhập cộng đồng nhưng vẫn bị đẩy ra rìa xã hội.
Không những sự hiện đại, tiện nghi của đời sống đã khác xa, mà tình cảm của những mối quan hệ trước đây cũng dần phai nhạt. Những người tù mãn hạn như những công dân mới trên chính quê hương mình. Tất cả cuộc sống như thử thách, đặt họ vào tình thế bước tiếp để sống lương thiện hay dừng lại ở phòng giam chật hẹp.
Dũng và Phong: Hai mảnh đời đối lập cùng gặp nhau sau song sắt
Dũng (Đoàn Thanh Tài) và Phong (Quốc Huy) là hai mảnh ghép trái ngược trong bức tranh toàn cảnh của những người tù. Dũng và Phong khác biệt ngay từ lý do ban đầu đẩy họ vào chốn tăm tối này. Nếu Dũng bị đẩy vào tù vì lý do khách quan, cùng án oan giết người 7 năm thì Phong lại chủ động chọn cho mình lối sống buông thả vì bất mãn với những việc làm sai trái của cha. Tình yêu và niềm tin với gia đình chính là điểm mấu chốt thứ hai tạo nên sự khác biệt của hai nhân vật. Nếu Dũng luôn mong chờ ngày được ân xá để chăm sóc mẹ già ốm yếu thì Phong khi trở về lại luôn gặp phải sự hoài nghi, trở mặt từ chính những người thân của mình.
Dũng mong chờ ngày được ân xá để về chăm sóc mẹ già
Bản án của luật pháp tuy đã chấm dứt với Dũng và Phong nhưng bản án mà xã hội dành cho họ thì dường như vẫn đang treo vô thời hạn. Không những xã hội biến chuyển xoay vần mà lòng người cũng không còn như trước. Những nỗ lực làm lại cuộc đời của họ dường như đều bị chối bỏ. Không nản chí, anh bắt đầu gây dựng trang trại cho riêng mình. Dù gặp muôn vàn khó khăn, lại bị những kẻ xấu phá hoại, Dũng vẫn vươn lên biến vùng đất từng hoang hoá thành một trang trại trồng hoa hồng và nhiều sản phẩm rau quả khác.
Hoa và Tú Vi: Hai bóng hồng đại diện cho hai phân tầng xã hội
Nếu Hoa đại diện cho những thân phận ở tầng dưới cùng của xã hội - của bóng tối thì Tú Vi đại diện cho tầng lớp trí thức - của ánh sáng văn minh. Hoa (Ngọc Lan): Hoa là một cô gái xinh đẹp, nạn nhân của bạo lực gia đình, bị bắt làm gái mại dâm năm 17 tuổi. Sau 3 năm đi cải tạo phục hồi nhân phẩm, Hoa về làng nhưng luôn bị kẻ xấu dụ dỗ, bắt nạt, gia đình và dân làng không chấp nhận cô. Mất hết niềm tin, Hoa nhảy xuống hồ tự tử. Nhờ Dũng cứu vớt, cô nguôi ngoai và làm lại cuộc đời bên Dũng ở trang trại hoa hồng.
Ngọc Lan trong vai Hoa - cô gái chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống
Diệu Thành (Tú Vi): Thành là kỹ sư nông nghiệp giàu tâm huyết ở Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh. Diệu Thành có cá tính mạnh mẽ và năng động. Diệu Thành biết Phong và Dũng khi đến trại giam giúp đỡ phát triển làm vườn. Khi Phong trở về, cô đã giúp anh có động lực và niềm tin vươn lên.
Tú Vi (vai Diêu Thành) trong câu chuyện tình cùng Quốc Huy (vai Phong)
Sự xuất hiện của Hoa và Diệu Thành trong mối quan hệ với Dũng và Phong thể hiện một vòng lặp nhân đạo của xã hội. Dù bản thân gặp nhiều khó khăn, Dũng vẫn có thể giúp đỡ những số phận nghiệt ngã hơn mình như Hoa. Ngược lại, Diêu Thành - đại diện cho góc nhìn cởi mở hơn của xã hội - là nhân tố quan trọng giúp những người như Dũng và Phong làm lại cuộc đời.
Trang trại hoa hồng - nhiều thông điệp ý nghĩa và sâu sắc
Khai thác một đề tài mới mẻ, bộ phim truyền hình mới Trang trại hoa hồng của đạo diễn Dương Nam Quan sẽ mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa và sâu sắc cho người xem.
Có thể nói, đạo diễn đã rất thâm thúy khi đặt Trang trại hoa hồng làm tên chính cho một bộ phim kể về những người tù. Hình ảnh một trang trại hoa hồng rực rỡ giữa không gian lãng mạn đầy chất thơ của Đà Lạt được đặt đối lập với chặng đường gai góc của những người tù lầm lỗi. Khu vườn hoa hồng chính là biểu tượng của một tương lai màu hồng, đầy tình yêu và hạnh phúc cho nhiều con người có số phận bất hạnh.
Trang trại hoa hồng phản ánh một cách đa diện bề mặt của cuộc sống xã hội đương đại với những góc khuất cần lên án và những điều tốt đẹp cần ngợi ca. Bộ phim đã nhìn thẳng vào quá khứ của từng nhân vật, khơi dậy niềm tin yêu cuộc sống nơi họ, để từ đó giúp những người một thời lầm đường, lạc lối xây dựng lại cuộc đời.
35 tập phim Trang trại hoa hồng của đạo diễn Dương Nam Quan sẽ được phát sóng vào 20h45 thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư trên VTV1.
Theo Trí Thức Trẻ
Kiến An: '15 năm đóng vai phản diện nhưng Mạnh của 'Trang trại hoa hồng' là đê hèn, khốn nạn nhất' Nếu như các nhân vật Dũng, Phong, Hoa, Diệu Thành trong "Trang trại Hoa hồng" lấy được tình yêu và nước mắt của khán giả thì vai Ba Mạnh của diễn viên Kiến An lại gây phẫn nộ vì những tội ác quá quắt, tính cách xấu xa của nhân vật này. Là một nghệ sĩ gạo cội với nhiều năm hoạt động...