Đạo diễn Lý An tái hiện trận đấu quyền anh kinh điển
Nhà làm phim Đài Loan kết hợp với Studio 8 để thực hiện bộ phim kể lại trận thi đấu quyền anh nổi tiếng giữa Joe Frazier và Muhammad Ali diễn ra tại Manila, Philippines năm 1975.
Sau khi không đạt được thỏa thuận với hãng Focus, Lý An quyết định hợp tác với Studio 8 để thực hiện dự án phim kể lại trận quyền anh giữa Joe Frazier và Muhammad Ali diễn ra tại quốc gia Đông Nam Á vào năm 1975. Sự kiện thể thao từng được báo chí gọi là Thrilla in Manila, và là trận đấu thứ ba giữa hai vận động viên đấm bốc hàng đầu thế giới tại thời điểm đó.
Thrilla in Manila là một trong những sự kiện thể thao vĩ đại nhất mọi thời đại.
Trước trận đấu, Ali và Frazier từng có hai cuộc chạm trán. Lần đầu tiên năm 1971, tại New York, “trận đấu thế kỷ” diễn ra khi cả hai chưa bao giờ gặp thất bại trong sự nghiệp và phần thắng gây tranh cãi nghiêng về Joe Frazier sau 15 hiệp. Ba năm sau, cũng tại New York, Muhammad Ali phục thù trong “trận siêu quyền anh” kéo dài 12 hiệp.
Video đang HOT
Cả hai có cuộc tái đấu tại Manila, Philippines vào năm 1975 để tranh đai Vô địch Quyền anh Thế giới hạng nặng và đây được coi là một trong những sự kiện thể thao vĩ đại nhất mọi thời đại.
Lý An muốn chọn David Oyelowo cho vai Joe Frazier. Ông vẫn rất kín tiếng về lựa chọn dành cho vai Muhammad Ali.
Theo trang Variety, David Oyelowo – ngôi sao của bộ phim Selma (2014), nhiều khả năng sẽ là người sắm vai Joe Frazier trên màn ảnh. Trong khi đó, Lý An chưa tiết lộ ai sẽ là người vào vai Muhammad Ali.
Bộ phim quyền anh của Lý An hiện chưa có tên chính thức. Nhà làm phim người Đài Loan chỉ có thể bắt tay thực hiện dự án sau khi hoàn tất Billy Lynn’s Long Halftime Walk cho hãng Sony. Ông cho biết mình muốn tái hiện thế giới quyền anh trong thập niên 1970, khi Ali và Frazier là những vị vua của môn đấm bốc.
Theo Zing
Giải Oscar cũng sai lầm
Bộ phim "Crash" (Đổ vỡ) của đạo diễn Paul Haggis được tôn vinh tại Giải Oscar 2005 ở hạng mục Phim hay nhất đã tạo nên những luồng dư luận trái chiều ngay sau đó.
Tựu trung, các ý kiến đều cho rằng Carsh không xứng đáng vì những đối thủ cạnh tranh ở hạng mục Phim hay nhất Giải Oscar 2005 là Brokeback mountain, Capote, Munich và Goodnight and good luck vượt trội hơn. Trong đó, bộ phim khai thác đề tài đồng tính Brokeback mountain thực sự sáng tạo và đậm chất nhân văn, nhận được sự yêu mến của công chúng điện ảnh.
Brokeback mountain đã chiến thắng tuyệt đối trước Crash qua cuộc khảo sát các giám khảo từng bầu chọn Giải Oscar mới đây
Dù vậy, thực tế chẳng thể thay đổi khi ê-kíp của Crash được xướng danh trên sân khấu lễ trao Giải Oscar 2005. Phản hồi của dư luận cũng dần rơi vào lãng quên bởi nhiều lễ trao Giải Oscar vẫn cứ tiếp diễn đầy vẻ vang và hào nhoáng.
Nhưng mới đây, sự việc lại được khơi dậy bởi đạo diễn của Crash, ông Paul Haggis, lên tiếng thừa nhận rằng công chúng hoàn toàn có lý khi nhận xét bộ phim này không xứng đáng được vinh danh ở hạng mục Phim hay nhất Giải Oscar 2005. "Đến tôi cũng chẳng bỏ phiếu bầu chọn cho Crash, chỉ vì tôi nhìn thấy tính nghệ thuật trong những bộ phim còn lại" - ông trả lời phỏng vấn trên Hitfix.
Theo đạo diễn Paul Haggis, chiến thắng của Crash có lẽ là một trong những sai lầm đáng hối tiếc nhất trong lịch sử Giải Oscar. "Năm đó có những bộ phim vĩ đại, như Goodnight and goodluck tuyệt vời, Capote khủng khiếp hayBrokeback mountain của Lý An, Munich của Steven Spielberg. Đó là một năm tuyệt vời (của điện ảnh)" - ông nhớ lại.
Crash là một phim khai thác về chủ đề chủng tộc và căng thẳng xã hội ở Mỹ. Đạo diễn Haggis, đồng biên kịch của phim, đã viết nên câu chuyện từ trải nghiệm có thật của mình khi ông bị kẻ khác dùng vũ lực cướp xe ở Los Angeles vào năm 1991.
Thành công của Crash lại là sự tiếc nuối tột độ của công chúng lẫn giới chuyên môn cho sự thất bại của bộ phim Brokeback mountain. Tạp chíHollywood Reporter đã mở cuộc khảo sát các giám khảo từng bầu chọn giải Oscar với câu hỏi họ sẽ làm gì nếu được lựa chọn lại các phim chiến thắng trước đây. Kết quả khảo sát cho thấy với các phim được đề cử năm 2005,Brokeback mountain chiến thắng tuyệt đối trước Crash. Như vậy, chính các thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ cũng hối tiếc vì lựa chọn trước đây của họ.
Một giải thưởng nghệ thuật được coi là chuẩn mực nhất, có uy tín toàn cầu và lâu đời nhất, được quyết định bởi một đội ngũ đông đảo những người làm nghề có tên tuổi lớn vẫn có thể cho ra kết quả gây tranh cãi đến 10 năm sau. Vậy mới thấy không có gì là tuyệt đối!
Theo Thụy Vũ/Người Lao Động
Đạo diễn tự nhận 'Crash' không xứng nhận giải Oscar Nhà làm phim Paul Haggis thú nhận rằng ông sẽ không bầu chọn cho đứa con tinh thần của bản thân nếu như có quyền bỏ phiếu tại Oscar 2006. Trong cuộc phỏng vấn với HitFix, vị đạo diễn 62 tuổi cho biết ông không nghĩCrash là tác phẩm điện ảnh xuất sắc năm 2005. Cách đây một thập kỷ, tác phẩm tâm...