Đạo diễn Lê Bình Giang: Chấp nhận đi ngược dòng
Từ tác phẩm tài liệu ngắn cho đến phim điện ảnh đầu tay, Lê Bình Giang đã khẳng định một cá tính đặc biệt trong số các nhà làm phim độc lập Việt Nam đương đại. Chọn con đường lắm chông gai nhưng Giang chấp nhận, vì đó là cách để được là chính mình.
Đi ngược với số đông
KFC – phim điện ảnh đầu tay của Lê Bình Giang đã kết thúc chuỗi ngày rong ruổi, sau khi chu du qua hơn 20 liên hoan phim quốc tế lớn nhỏ. “Tôi muốn quên hết mọi thứ để tập trung làm dự án mới. Phim đầu tay dĩ nhiên ai cũng tâm huyết nhưng tôi thường không bị quyến luyến quá nhiều với những gì đã qua”, Giang chia sẻ cảm xúc về đứa con tinh thần này. Với một tác phẩm mất 6 năm hoàn thành, không biết bao lần phải dừng lại vì thiếu kinh phí, cảm xúc ấy có vẻ hơi lạ. Nhưng, Giang tự nhận mình là người đi ngược dòng với số đông.
Trước khi làm KFC, Giang tự đặt ra cho mình một câu hỏi: “Tại sao trong văn học, phim ảnh… cái ác luôn luôn bị trừng trị?”. Vậy là anh quyết định đứng ở góc nhìn của cái ác để trả lời câu hỏi đó: “Nếu dùng một cái ác khác để trừng phạt cái ác ban đầu thì biết đến bao giờ mầm thiện lành mới nảy nở và cái ác mới thực sự dứt điểm”. Với suy nghĩ ấy, Giang đặt ra nhiều vấn đề gai góc. Cho đến thời điểm này, KFC chưa một lần được công chiếu tại thị trường Việt. “Tôi biết phim đầu tiên mình còn ngây thơ lắm”, Giang nói.
Một cảnh trong bộ phim KFC của Lê Bình Giang
Làm KFC, anh muốn nhắn nhủ đến các nhà làm phim độc lập: Ngay cả khi có ý định làm phim ngắn là đừng bao giờ tự bỏ tiền túi để làm phim hay xin từ bạn bè, người thân. Hãy xin kinh phí từ các quỹ điện ảnh nước ngoài, đó là cơ hội để hoàn thiện dự án, được lắng nghe và phản biện. Điều đó sẽ tiếp sức và tiếp thêm năng lượng khi bước vào dự án.
Ngôn ngữ điện ảnh là tối thượng
Trước khi đến với phim dài KFC, Giang từng ghi dấu ấn với phim tài liệu ngắn Những vết đen trên màu áo trắng. Phim ngắn Lỗ thủng của anh từng nhận bằng khen tại giải Cánh diều 2011, giải Đạo diễn xuất sắc tại cuộc thi phim ngắn “Hiểu về trái tim 2011″.
Giang của thì hiện tại gắn liền với trang viết. Anh tâm sự, có khi cả tháng chỉ ở nhà viết kịch bản, xem phim và rảnh rỗi chơi game giải trí: “Trong đầu tôi lúc nào cũng có 2-3 kịch bản. Mỗi lần viết xong, tôi lại gửi đi khắp nơi, có thể không nhận được phản hồi. Sau đó, tôi tập trung viết cái mới”. Anh kể, thời gian qua có kịch bản được trả tiền nhưng vì không thể chờ để được làm phim nên đành thôi. Có kịch bản được ê kíp nước ngoài nhận, cũng có thể sẽ được làm phim nói tiếng nước ngoài, nhưng anh không đặt niềm tin quá lớn. Anh tâm niệm: “Kịch bản được nhận chưa chắc được quay”.
Khi được hỏi, với một người trẻ còn ít trải nghiệm, vốn sống, Giang lấy tư liệu ở đâu cho những kịch bản của mình? Nếu đơn thuần là từ việc đọc báo, xem phim, quan sát đời thường… sẽ chẳng ai ngạc nhiên, nhưng anh còn thêm vào: từ những giấc mơ.
Giang kể, mỗi khi ngủ, anh mơ rất nhiều, có lúc là cả một câu chuyện. Anh thường cố gắng ghi lại những giấc mơ ấy, xâu chuỗi và bố cục lại khi viết. KFC cũng được hình thành một phần theo kiểu ấy. Còn vấn đề trăn trở của hầu hết các nhà làm phim trẻ: Sống, viết và làm việc như thế nào để duy trì đam mê? Giang cho rằng, đang có 2 xu hướng rõ rệt: một phần chạy theo kinh tế để kiếm sống trước; phần còn lại, chi tiêu ít hơn và đầu tư nhiều cho điện ảnh.
Giang nói mình không chịu áp lực quá nhiều về kinh tế. Giang cũng nhận mình thuộc tuýp người sống đơn giản, không có nhu cầu chi tiêu cao. Anh vẫn thường nhận những công việc quảng cáo phù hợp, nhiều khi đủ nuôi sống mình vài tháng và sau đó, sẵn sàng từ chối số còn lại, để chuyên tâm cho điện ảnh. Là người đi ngược dòng, có phần “quái”, nhưng Giang không thờ ơ với thời cuộc.
Anh đau đáu khi số lượng các phim nghệ thuật (art house) ở Việt Nam mỗi năm lại ít đi. Anh đau đáu và mong mỏi có quỹ điện ảnh hỗ trợ những nhà làm phim trẻ, vì trong số những dự án không thành công vẫn có thể tìm ra được những nhân tố mới, tiềm năng và có thể đi xa. Anh cũng đau đáu, chờ đợi một ngày các nhà sản xuất phim Việt sẽ ngồi lại cùng nhau, cùng liên kết để tạo nên một thị trường có tiếng nói chung, đồng thuận và đoàn kết.
Với Giang, một phim hay phải là tác phẩm mạnh về ngôn ngữ điện ảnh. Cảm xúc đến từ câu chuyện có thể thuyết phục người xem nhưng nó sẽ qua nhanh. Những chân giá trị tồn tại mãi mãi phải là ngôn ngữ điện ảnh. Một người làm phim, muốn truyền tải được nó, trước hết phải học, chỉ khi nào chạm đúng, hiểu đúng về ngôn ngữ điện ảnh, bộ phim sẽ đi thẳng đến trái tim người xem.
Video đang HOT
Theo .sggp.org.vn
Những món Việt "ngáng chân" khiến McDonald và các thương hiệu thức ăn nhanh không đạt mục tiêu mong muốn ở Việt Nam
"Thắng lớn" ở các quốc gia khác, nhưng những ông trùm thức ăn nhanh nổi tiếng thế giới lại "thảm bại" ở Việt Nam vì các món ăn này đây!
Có một việc mà mình không biết nên cảm thấy tự hào cho đất nước, hay cảm thấy đáng buồn cho những chuỗi thức ăn nhanh. Đó là hồi tháng 9 năm 2018 vừa qua, rất nhiều trang tin tức Mỹ, điển hình như CBNC, EFE... đã nói về việc McDonald và các "ông lớn" thức ăn nhanh khác như KFC, Burger King... thất bại trong thị trường Việt Nam như thế nào. Cụ thể, đã hơn 4 năm trôi qua kể từ hồi McDonald "debut" ở Việt Nam nhưng chỉ mới mở được... 17 cửa hàng trên toàn quốc, nghĩa là rất thấp so với những con số "áp đảo hoàn toàn" lên đến hàng nghìn ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc... Hiển nhiên, các chuỗi thức ăn nhanh còn lại cũng không tránh khỏi số phận tương tự.
Đối với việc này, bạn bè quốc tế tỏ vẻ hết sức khó hiểu, nhưng mà các anh em ạ, chỉ chúng ta mới rõ lý do. Các cửa hàng thức ăn nhanh tự hào là có những tiêu chí mà không nơi nào có là nhanh - tiện - rẻ. Nhưng điều đó mà đem áp dụng ở Việt Nam, "địa bàn" của vô số những món ăn mà bất luận là về tiêu chí nào kể trên, cũng đều vượt xa cả cây số! Cụ thể hơn thì hãy xem list sau để thấy được chiến thắng "tâm phục khẩu phục" của nền ẩm thực nước nhà nhé!
Bánh mì
Với tần suất xuất hiện liền tù tì trên các trang ẩm thực quốc tế và được người nước ngoài ca ngợi hết lời thì không cần phải nói nhiều. Ai cũng phải đồng ý là một chiếc bánh mì với nhiều loại nhân, có thể biến hoá "muôn hình vạn trạng" sẽ hấp dẫn hơn nhiều một chiếc burger thịt bò phô mai đơn giản rồi. Bản thân bánh mì từ kết cấu, hương vị cho đến cách chế biến đều vượt xa những chiếc hamburger được làm hàng loạt mỗi ngày. Và để "xoa thêm muối vào vết thương" thì một chiếc bánh mì ngon lành như vậy chỉ có từ 15k - 20k, nửa giá của một chiếc burger! Một bàn thắng tuyệt đối cho đội tuyển ẩm thực Việt!
Phở
Hiển nhiên là, vì sao phải chi hơn 40k cho một chiếc burger có hương vị "công nghiệp" trong khi cũng cùng số tiền đấy, ta có thể ăn một tô phở thêm thịt ở một quầy hàng quen? So sánh giữa một chiếc burger khô khan và bát phở nhà làm đậm đà nóng sốt, khỏi phải nói cũng biết lựa chọn nào hấp dẫn hơn rồi. Nhưng có một điều mà bất kì ai trong chúng ta cũng nên quý trọng đó là: chỉ ở trên lãnh thổ Việt Nam, mình mới có thể ăn được những bát phở hết sức "authentic" với giá phải chăng. Còn đối với bạn bè quốc tế mà trót phải lòng món "quốc hồn quốc tuý" này, có thể phải trả giá gấp đôi mà đổi lại là một bát phở chỉ có 50% là giống với phở chính thống. Đây là đặc quyền mà chỉ có chúng mình mới hưởng được nên phải biết quý trọng đấy!
Bún riêu
Bún riêu gánh là món ăn cực kì phổ biến mà người Việt cả ba miền đều ăn vào bất kì buổi nào trong ngày. Không nói đến hương vị đậm đà, hay trong mỗi nồi nước lèo là cả một "huyền cơ" khiến ẩm thực phương Tây phải xin chạy dài, chỉ mỗi tiêu chí nhanh - tiện - rẻ cũng đánh bại toàn tập rồi. Bằng chứng là, rải rác khắp các quận Sài Gòn hay các con phố Hà Nội, người ta luôn có thể dễ dàng tìm thấy những hàng, những gánh bún riêu. Dù là mua về hay ăn tại chỗ thì rõ ràng là luôn tiện hơn việc vào những cửa hàng thức ăn nhanh, gửi xe rồi gọi món lằng nhằng rồi.
Xôi gánh
Một chữ "xôi" thôi mà cũng đi vào lòng bao thế hệ trẻ nước nhà. Có ai lớn lên mà không làm bạn với những gánh xôi sáng trên đường đi học không? Xôi có ở mọi miền, mọi thành phố, mọi ngóc ngách. Xôi có muôn hình vạn trạng, mỗi miền là một đặc trưng mà chỉ kể tên thôi cũng thấy mệt, còn cần gì tới các món "đặc biệt" hay món mới của các cửa hàng ăn nhanh chứ. Không kể tới điểm dinh dưỡng của xôi sáng lành mạnh và bổ dưỡng hơn hẳn, thì mỗi việc tiện lợi và rẻ cũng đã chẳng cửa hàng thức ăn nào bằng rồi.
Cơm bụi
Văn hoá cơm bụi ở Việt Nam có thể nói là nổi còn hơn cả thức ăn nhanh ở Mỹ nữa. Nếu như ở Mỹ, công nhân, sinh viên thường đến Mcdonald, KFC... để ăn tối nhanh và rẻ, thì cơm bụi Việt Nam đảm nhận tốt vai trò ấy hơn nhiều. Chỉ cần đặt mông ngồi xuống thì chưa đầy 1 phút sau đã có ngay đĩa cơm nóng hổi, còn thêm canh nữa chứ. Mà cơm bụi nói chung nghe "bần bần" chứ đầy đủ tinh bột, thịt thà, rau củ trong một đĩa, lại còn có vô số lựa chọn nghe đã muốn chảy dãi như cơm chả cua bể, cơm sườn, cơm gà... Mỗi đĩa tầm 30k là nhiều lắm!
Đồ chiên ăn vặt
Nguồn ảnh: @pnkimhoang, @i.am.deedee_.
Nếu có một khía cạnh khiến các cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng trong các quốc gia khác, thì đó chính là ăn vặt. Các món như khoai chiên, bánh ngọt, gà viên chiên, phô mai que... đều được giới trẻ các nước ưa chuộng, cho đến khi về Việt Nam. Hồi xưa các hàng viên chiên chỉ bán viên chiên thôi nên còn không dễ nói, nhưng bây giờ chỗ nào cũng "tiếp thu" rồi "hiện đại hoá", kết quả là mấy món trên menu các chuỗi thức ăn nhanh đều xuất hiện bên ngoài với giá phải chăng hơn, thậm chí còn ngon hơn nên là... lại một pha "vô lưới" ngoạn mục cho đội tuyển ẩm thực Việt!
Nguồn ảnh: @nkaacmm.
*Tạm kết:
Cho đến hiện tại, rất nhiều trang báo về kinh tế vẫn đánh giá rằng tình trạng của các cửa hàng thức ăn nhanh Việt Nam đang trong trạng thái "ngắc ngoải". Rất nhiều cửa hàng đã phải "du nhập" thêm các món như cơm để phù hợp khẩu vị người Việt, nhưng cũng chẳng giúp gì lắm. Đã là người Việt Nam thì còn lạ gì với cơm đâu?
Nhìn chung thì đây là một điều đáng tự hào đấy chứ, bạn có nghĩ thế không? Khi mà những nhãn hàng bách chiến bách thắng ở rất nhiều nơi lại thất bại trên mảnh đất hình chữ S thân thương này. Nền ẩm thực nước nhà của chúng ta quả thật rất "bá đạo" đấy!
Theo Trí Thức Trẻ
Thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng KFC chính thức trở thành nhà tài trợ cho RNG, nhìn Uzi cầm miếng gà rán mà thèm Đội tuyển LMHT khu vực Trung Quốc RNG - đương kim vô địch MSI 2018 , đã thông báo trên kênh Weibo của mình về việc kí kết tài trợ với nhãn hàng đồ ăn nhanh KFC. Đội tuyển LMHT khu vực Trung Quốc Royal Never Give Up - đương kim vô địch MSI 2018 , đã thông báo trên kênh Weibo của...