Đạo diễn “Cô gái đến từ hôm qua”: Khán giả sẽ quyết định thị trường
“ Cô gái đến từ hôm qua” của Phan Gia Nhật Linh sau hai tuần trình chiếu vẫn là bộ phim “hot” nhất, đã vượt qua mốc 50 tỉ đồng. Đây là cuộc chuyện trò của anh với các fan ở Sài Gòn đầu tháng 8.2017.
Vì tò mò cái tên của anh, tôi đã tìm và xem thêm những phim ngắn của anh như Thằng chó chết… tôi cũng có một vài người bạn thế hệ 8X thích xem và viết, hay thậm chí làm phim có vẻ “đen tối” như thế. Tại sao anh lại bắt đầu bằng những phim “đen tối”, sau lại rất thành công với những phim tuổi học trò hay phim thương mại?
Phan Gia Nhật Linh, đạo diễn thế hệ 8X cũng đã từng xuất hiện với bộ phim đầu tay Em là bà nội của anh năm 2015 và lập kỷ lục ngay với doanh thu 102 tỷ đồng – điều chưa từng có đối với điện ảnh Việt Nam tính đến thời điểm hết năm 2016.
Thằng chó chết là bộ phim tôi rất thích, bắt đầu từ lúc tôi đọc truyện của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần. Có lẽ tôi cũng như một số đạo diễn khác, bắt đầu làm nghề thường thích làm phim nghệ thuật với những ám ảnh về sự dằn vặt, đau đớn. Lúc đó, tôi cũng là người hay bức xúc, cảm thấy mình phải làm gì đó để chống những tiêu cực xã hội, v.v. Thời gian đó, tôi nghĩ mình đã khá ngây thơ.
Dù vậy, tôi vẫn rất muốn làm phim đầu tay với mục tiêu nghệ thuật, phản ánh những mặt trái của xã hội. Một lần, tôi vô tình đọc được một cuốn sách viết về Sài Gòn với những câu chuyện về góc nhỏ nơi thị tứ này, nó trong trẻo, nhẹ nhàng. Mỗi lần đọc những bài viết như vậy, tôi thấy vui vui trong lòng. Rồi bỗng dưng tôi nghĩ, nếu giờ tôi làm những phim tuổi teen trong sáng, vui tươi thì có thể thoát khỏi sự bế tắc hiện tại. Và tôi thay đổi quan điểm, muốn làm một bộ phim mà mọi người xem xong sẽ cảm thấy có được năng lượng tích cực, vui vẻ, không phải là tô hồng cuộc đời mà là chỉ để được vui sống trước cuộc đời đã có quá nhiều những căng thẳng, mệt mỏi. Đương nhiên, tôi vẫn rất thích những bộ phim để lại trong mình nhiều suy nghĩ, dằn vặt (vì đó là tôi mà). Thế nên hỏi tôi đạo diễn đương đại của Việt Nam mà tôi thích nhất là ai, tôi sẽ nói đó là Phan Đăng Di. Nhưng tôi biết có thể là vào thời điểm này, tôi thấy mình không đủ sức để làm phim mà tạo nên được sự dồn nén như vậy.
Video đang HOT
Có lần tôi định dựng một phim sự thật về chương trình thực tế của truyền hình, người tham dự phần lớn là người có tài và ngây thơ. Nhưng khi tham gia vào cuộc thi, được truyền thông, họ bắt đầu có “chiêu trò” để họ thành công, nổi tiếng. Từ những người hồn nhiên đó, họ trở thành những người “hiểu ra” cuộc đời này phải biết “chơi xấu” thì mới thành công. Tôi cũng muốn làm một bộ phim nói về họ, những người đã bị các chương trình truyền hình thực tế “nghiền nát” như thế nào. Nhưng khi chuẩn bị thực hiện, tôi bắt đầu nhận ra, nếu làm phim này thì cái kết thúc của nó phải rất đen tối, vì không bao giờ có kết cục tươi sáng cho những người như vậy cả. Tôi tự hỏi: tôi làm phim này để làm gì, mọi người ai cũng biết chuyện này mà. Không cần phải làm thêm nữa. Cũng may, dự án Cô gái đến từ hôm qua đến vào đúng thời điểm mình đang loay hoay không biết có nên làm tiếp bộ phim kia nữa hay không. Và lựa chọn bộ phim này cũng còn có thêm một lý do, là tôi muốn giữ lại toàn bộ ký ức về tuổi học trò thật đẹp của tôi trong phim. Sau này, già rồi, cũng không thể giả nai để sống lại thời đó được nữa.
Sắp tới điện ảnh Việt sẽ có hàng loạt phim ra mắt, phần lớn đều là phim có xuất xứ từ tác phẩm gốc của điện ảnh Hàn Quốc. Bản thân anh cũng từng làm lại phim của Hàn Quốc, anh đánh giá sao về hiện tượng này, liệu nó có phải hướng đi tốt cho thị trường Việt Nam vốn được đánh giá là yếu về mặt biên kịch?
Chúng ta đang nói về thị trường, chứ không phải nói về chuyên môn. Trên thực tế, có rất nhiều phim yếu về chuyên môn, kịch bản yếu vẫn ăn khách – tức xét về thị trường việc làm phim hay, phim có chất lượng cũng chưa chắc là “tốt cho thị trường” trong một chừng mực nào đó.
Trên thực tế, có rất nhiều phim yếu về chuyên môn, kịch bản yếu vẫn ăn khách – tức xét về thị trường việc làm phim hay, phim có chất lượng cũng chưa chắc là “tốt cho thị trường” trong một chừng mực nào đó.
Nếu chúng ta nhìn vào điện ảnh Hàn Quốc thời kỳ bắt đầu “trở mình” trong giai đoạn cuối những năm 1990, đầu 2000, chúng ta cũng sẽ thấy có một làn sóng phim làm lại, hoặc vay mượn ý tưởng từ phim Hollywood. Đó là một trong những cách các nhà làm phim Hàn Quốc đã học hỏi chuyên môn từ Hollywood. Điểm đặc biệt là các nhà làm phim của Hàn Quốc họ rất giỏi chế tác, tạo nên bản sắc riêng cho điện ảnh của nước họ, và từ đó dần dần tạo dựng một đế chế điện ảnh Hàn Quốc mạnh mẽ.
Việc các nhà làm phim Việt Nam khi làm lại các phim của Hàn Quốc và học hỏi từ đó, hay chỉ đơn thuần sao chép, sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc phát triển mặt bằng chuyên môn của điện ảnh nước nhà. Còn về thị trường điện ảnh, đừng quá lo lắng, vì khán giả sẽ quyết định thị trường, và xu hướng nào không phù hợp tự động sẽ chết. Thị trường có khả năng tự điều chỉnh xu hướng nào sẽ lên ngôi sau mỗi thành công lớn của một bộ phim nào đó.
Anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ chuẩn bị viết kịch bản phim không?
Đối với các nhà biên kịch trẻ, các bạn cần phải viết thường xuyên, viết đều hàng ngày. Vì nếu các bạn không siêng năng, kiên nhẫn làm việc thì các bạn sẽ không bao giờ có cơ hội. Khi tôi đi học ở Mỹ, về đến Việt Nam, tôi cũng phải mất năm năm mới làm được phim đầu tay và trong năm năm đó tôi không ngồi yên. Tôi làm tất cả mọi việc, bất kỳ việc gì trong làng phim tôi đều tham gia để có cơ hội gặp gỡ mọi người, được sống trong môi trường của tôi. Đặc biệt là trong điện ảnh, các mối liên hệ cực kỳ quan trọng. Bạn phải quen biết một ai đó trong làng điện ảnh thì bạn mới có cơ hội. Không ai giao cho bạn một đống tiền để bạn làm mà không biết bạn là ai. Một trong những công việc của người làm phim là sự kết nối, khả năng làm quen và biết tự giới thiệu bản thân mình.
Theo Chân Khanh (ghi) ( Thế Giới Tiếp Thị)
Miu Lê: Tôi mê hàng hiệu nhưng tự kiếm tiền mua chứ không nhờ vả ai cả!
Khi bị nói rằng có đại gia chống lưng và cung phụng tiền bạc cho sở thích chơi hàng hiệu, Miu Lê đã thốt lên rằng: "Chỉ muốn xỉu thôi".
Không phải bất kỳ nghệ sĩ xinh đẹp, gợi cảm nào mà chính Miu Lê mới đích thực là "yêu nữ thích hàng hiệu" của showbiz Việt. Từng gây xôn xao làng giải trí khi liên tục "bị khui ra" những thông tin về giày dép, túi xách đắt tiền, Miu Lê khiến bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng về mức độ giàu có và chịu chi.
Miu Lê.
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất, Miu Lê thẳng thắn thừa nhận rằng cô là một "yêu nữ thích hàng hiệu" thực thụ. Nhưng tất cả những món đồ cô có đều được mua về từ sở thích cá nhân chứ không nằm trong mục đích tranh đua hay thể hiện với bất kỳ ai. Miu Lê bộc bạch: "Có những người có sở thích rất lạ, Miu có một người chị họ thích nuôi rắn như thú cưng. Miu thích đồ hiệu cũng như vậy. Thực tế thì cũng có rất nhiều người mê đồ hiệu vì họ cho rằng khi sắm được nó sẽ lên một đẳng cấp khác, sang trọng hơn, quyền quý hơn, nhưng với Miu thì không phải thế. Sơn Tùng có một câu hay lắm, đó là mình thích thì mình thích thôi. Một người thích đồ hiệu, người ta bỏ mười mấy hay hai mươi mấy triệu mua món đồ, mua xong rồi họ thấy xứng đáng, nó làm họ thỏa đam mê. Còn người khác không đủ khả năng, nhìn thấy vậy sẽ nói bị khùng à, tại sao lại bỏ nhiều tiền cho một món đồ. Họ sẽ nói là quá phung phí. Miu nghĩ rằng mọi thứ đều hợp lý nếu như nhìn nhận theo góc độ cá nhân".
Bên cạnh đó, cô nàng cũng chia sẻ rằng, bản thân là người không hề biết dành dụm. Nếu như với người khác, họ sẽ để dành tiền để mua nhà hay gửi ngân hàng tiết kiệm. Riêng Miu Lê thì không phải lo điều này. "Một điều khiến Miu hành xử như thế là vì gia đình ai cũng ổn định hết. Chị gái có công việc riêng, bố mẹ cũng vậy, Miu thích gì thì mua đó thôi, chứ hồi xưa gia đình Miu không hề giàu. Bây giờ, mọi người ổn và sống được. Vậy nên Miu đi làm có bao nhiêu tiền cũng dành cho bản thân hết".
Với câu hỏi có phải bạn trai hỗ trợ tiền bạc phần nhiều trong việc mua sắm những món đồ hàng hiệu đắt tiền hay không, Miu Lê nói thêm: "Nhiều ý kiến lắm, chắc chắn là người ta sẽ nói Miu có bồ đại gia rồi. Bản thân mình thì không nói nhưng với những khán giả khác, thế nào họ cũng nghĩ Miu có đại gia mua cho, có đại gia hỗ trợ nên chẳng phải lo làm việc. Họ nói nhiều lắm. Những lúc như vậy, chỉ muốn xỉu. Tức quá mà. Hồi đó, lúc mới đọc được những thông tin như vậy, Miu tức lắm. Nhưng giờ nghĩ lại, mình tức với ai đây? Mình thanh minh với ai bây giờ? Hay là mình tổ chức họp báo mình nói nhỉ? Chuyện có đại gia hỗ trợ hay mua cho mình cái này cái kia là hoàn toàn không có".
"Có những trường hợp, khi mình càng cố gắng giải thích thì càng làm cho mọi thứ rắc rối hơn. Đâu phải 10 người tiếp thu điều đó thì họ sẽ nghĩ cô này không như thế đâu. Từ trước đến giờ Miu không phải là người hay đi giải thích. Nếu người hiểu lầm mình là bạn thân hay người thân thì mình sẽ cố gắng giải thích để cứu vãn. Những điều mà mọi người biết về tài túi xách hay quần áo gì đó là điều Miu không hề mong muốn. Có 2 điều Miu không muốn đụng tới đó là tài sản và những chuyện liên quan đến tình cảm, gia đình".
Shindo / Theo Trí Thức Trẻ
Ngất ngây ngắm body đẹp "chuẩn soái ca" của Hứa Vĩ Văn Sở hữu khuôn mặt điển trai, phong cách thời trang lịch lãm cùng với chiều cao 1m75, nam diễn viên Hứu Vĩ Văn đã khiến trái tim các fan nữ nghiêng ngả và phong anh là "soái ca đúng chuẩn nhất Việt Nam". Nam diễn viên Hứa Vĩ Văn khoe body đẹp tại bể bơi. Ảnh: FBNV Nam diễn viên Hứa Vĩ Văn,...