Đào đất phát hiện hũ sành cổ niên đại hơn 300 năm
Trong lúc đào đất, một nông dân ở tỉnh Phú Yên vô tình phát hiện một hũ sành có niên đại trên 300 năm, tức khoảng cuối thế kỷ XVI.
Người phát hiện hũ sành cổ là ông Trương Phước Dũng (50 tuổi) ở xã Suối Bạc (huyện Sơn Hoà, Phú Yên). Ông Dũng cho biết, trong lúc đào xúc đất ở xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hoà) thì phát hiện một hũ sành, cao khoảng 35cm, hình thù như ché rượu, nhưng nhỏ chỉ bằng hũ đựng mắm. Ngoài ra, ông Dũng còn phát hiện thêm một đĩa bằng đồng thau, nhìn giống như chiếc cồng người đồng bào dân tộc thiểu số như nhỏ. Quan sát kĩ, cả 2 cổ vật đều không có hoa văn.
Ông Dũng bên hũ sành cổ (còn gọi là ghè) có niên đại trên 300 tuổi
Chiếc đĩa bằng đồng thau đang được Phòng Di sản Sở VH-TT&DL Phú Yên tra cứu xác định niên đại
Theo một chuyên gia gốm cổ, hũ sành này giống với hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên thì hũ sành (còn gọi là ghè) thuộc dòng gốm cổ Quảng Đức (xã An Thạch, huyện Tuy An), có lịch sử trên 300 năm, ra đời khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII.
Còn đĩa bằng đồng thau đang được Phòng Di sản của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Phú Yên tra cứu, xác định niên đại của chiếc đĩa này.
Video đang HOT
N.Sơn – D.Công
Theo Dantri
Lên Gò Thì Thùng xem nông dân đua ngựa
Tuy không phải là những tay đua chuyên nghiệp nhưng các kỵ sĩ nông dân chân chất một nắng hai sương vẫn "lèo lái" cuộc đua đầy kịch tính, hấp dẫn hàng nghìn khán giả.
Hàng ngàn người dân và du khách đến xem Hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Sáng 27/2 (mùng 9 tháng Giêng), hàng ngàn người dân địa phương và du khách gần xa nô nức về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) cổ vũ cho các tay đua tại Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng năm 2015.
Từ sáng sớm, khi sương còn giăng trên khắp nẻo, người dân trong vùng đã đứng chật kín cả Gò Thì Thùng. Khắp con đường liên xã nối với đường ĐT 641 lên huyện Đồng Xuân, từ cầu Cây Cam, từng đoàn người và phương tiện kéo về xã An Xuân.
Ông Trần Minh, một người dân đến từ xã An Mỹ (huyện Tuy An) vui vẻ nói: "Năm nào tôi cũng có mặt ở hội đua ngựa truyền thống của địa phương. Tôi rất vui vì quê hương mình còn giữ được một lễ hội văn hóa truyền thống, gắn với địa chỉ đỏ cách mạng Gò Thì Thùng".
Đúng 8h30, những chú ngựa cùng các "kỵ sĩ chân đất" tiến vào "trường đua" trong tiếng reo hò vang dội. Sau tiếng trống khai hội, đoàn ngựa phi nước kiệu một vòng diễu quanh đường đua trước khi cuộc đua bắt đầu. Lúc này, những chú ngựa quanh năm chỉ biết nhọc nhằn kéo xe, thồ hàng đã thành "kỵ mã". Tiếng trống hội giục giã, tiếng reo hò càng to hơn trong tiếng vó ngựa phi nước đại, tung bụi mù mịt. Có những "kỵ sĩ" không cẩn thận bị đánh văng khỏi lưng ngựa, bay ra ngoài đường đua.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, ông Phạm Ngọc Thanh cho biết: "Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng là một trong bốn lễ hội lớn diễn ra trên địa bàn huyện. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo của Phú Yên và vùng Duyên hải miền Trung. Hội đua năm nay, xét về quy mô lẫn chất lượng đều có sự phát triển. Chất lượng ngựa đua đều nhau; công tác an ninh trật tự, hậu cần được đảm bảo; khán giả đến xem hội cũng đông hơn mọi năm".
Phần thưởng cho người và ngựa về nhất là một khoản tiền nhỏ mang tính tượng trưng. Cái được lớn nhất là cả người thua, người thắng lẫn người đi cổ vũ đều có rất nhiều niềm vui ngày đầu xuân.
Các kỵ sĩ nông dân đang cưỡi ngựa một vòng chào khán giả trước cuộc đua tài
Phi nước đại
Kịch tính qua từng vòng đua
Một kỵ sĩ đã bị ngã khỏi đường đua, chỉ còn ngựa chạy không.
Người chiến thắng.
Nhạn Sơn - Doãn Công
Theo Dantri
Buồn chuyện gia đình, nam sinh treo cổ tự vẫn Vì mâu thuẫn gia đình, một học sinh lớp 12 tại huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) ra rẫy của gia đình treo cổ tự vẫn. Chiều 8/1, Công an xã An Xuân, huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, phát hiện một nam học sinh ở thôn Xuân Lộc (xã An Xuân) đã treo cổ tự vẫn tại rẫy vắng, cách xa...