Đào cổ thụ bung nở đón Tết trên bản làng người Mông Nghệ An
Những gốc đào cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm được cộng đồng người Mông ở bản Đống ( xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn) chăm sóc bảo vệ để tạo cảnh quan cho bản làng, những ngày giáp Tết đã bắt đầu bung nở đẹp như mơ.
Bản Đống gồm Đống Trên và Đống Dưới nằm cách mặt nước biển 1.700 mét là nơi có dòng họ Hạ của người Mông sinh sống. Khí hậu lạnh, quanh năm sương mù bao phủ đã tạo nên những nét khác biệt về cảnh quan của bản làng trên đỉnh núi Pu Lon này.
Đặc biệt, hiện ở bản Đống còn tồn tại hàng trăm gốc đào cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm. Những ngày giáp Tết, một số cây đã bắt đầu bung hoa nở tô thắm một góc trời.
Theo anh Hạ Bá Bì (32 tuổi) – trưởng bản Đống cho biết: Những gốc đào này đã có mặt ở đây từ khi anh sinh ra. Các già làng đều dặn dò con cháu phải gìn giữ vì đây là “bảo bối” của bản.
Video đang HOT
Khí hậu lạnh, sương mù bao phủ quanh năm khiến các cành, gốc đào bám dày một lớp rêu mốc. Đây cũng là đặc điểm để nhận biết đào đá với các loại đào khác.
Trên mái nhà người Mông, những cành đào cổ thụ vươn ra như những cánh tay khổng lồ tô thắm bản làng.
Những cánh đào bung đỏ trong sương sớm tạo nên một vẻ đẹp hiếm có trong những ngày Tết đến Xuân về.
Nhiều người dân còn đem cả hoa phong lan lên sống ký sinh trên cây đào.
Một số cây còn có cả chim làm tổ tạo nên nét đầm ấm, yên bình ở bản làng người Mông.
Hoa đào đỏ rực trên lối đi sau nhà của người Mông.
Nhiều năm trở lại nay, nhu cầu đào chơi Tết của người dân miền xuôi tăng đột biến nên người dân ở hai bản Đống Trên và Đống Dưới đã trồng nhiều rừng đào quanh các nương rẫy. Đây là nguồn thu nhập không nhỏ của đồng bào Mông nơi này.
Niềm vui trên những cung đường...
Gắn bó với việc viết báo phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tôi đã có dịp đi đến nhiều vùng miền của đất nước, kể cả những bản làng xa xôi, hẻo lánh khó khăn nhất.
Theo những bước chân, nỗi mệt mỏi trong tôi dường như ngày một vơi đi khi được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ của nhiều miền quê vùng DTTS.
Vài năm trước, nhắc tới huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu), nhiều người e ngại bởi lên được đến địa phương này phải đi mất cả ngày đường, đổi mấy lần xe, vượt qua nhiều cung đường quanh co, đèo dốc... Tuy nhiên, đến năm 2020, chỉ sau hơn 10 tiếng trên xe giường nằm, tôi đã đến được với trung tâm huyện Nậm Nhùn.
Nhờ những cung đường được đầu tư làm mới, nâng cấp sửa chữa, theo những chuyến xe, nhiều đồng bào dân tộc Mông, Dao ở Nậm Nhùn cũng đã tìm đường ra thành phố, xuống Thủ đô để khám bệnh, thăm thân hay mua sắm... Với những phóng viên như chúng tôi, mỗi chuyến đi tác nghiệp ở vùng cao, thấy vui và đỡ mệt hơn rất nhiều khi mà đa số xã miền núi đã có ô tô đến tận trung tâm; hầu hết các bản làng đều có thể chạy xe máy chứ không phải cuốc bộ như nhiều năm trước...
Đề tài đời sống, sinh hoạt của bà con DTTS luôn thu hút phóng viên
Còn nhớ, năm 2015, đến với Bản Háng Tày (thuộc xã Chế Tạo - xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái), chúng tôi mệt lả vì cung đường 55km hẹp, dốc, lổn nhổn đá sỏi từ trung tâm huyện Mù Cang Chải vào Háng Tày. Tối đến, thay vì ánh điện, cả đoàn ngồi ăn cơm dưới ánh đèn tù mù. Điện lưới quốc gia khi đó vẫn là một giấc mơ đối với đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Vậy nhưng giờ đây, Háng Tày đã náo nhiệt hơn với tiếng máy xay xát, tiếng ti vi, tiếng nhạc...
Đêm xuống, dưới ánh đèn điện sáng tỏ, những đứa trẻ DTTS dễ dàng hơn với việc viết chữ, làm phép tính. Điện lưới quốc gia kéo về tận các hộ đã góp phần giải "cơn khát" điện từ nhiều đời của người dân nơi đây.
Có đường, có điện, thay vì tự cung, tự cấp như trước kia, đồng bào Tày, Nùng ở Đông Bắc, đồng bào Mường, Thái ở Tây Bắc, đồng bào Ê ê, Grai ở Tây Nguyên, đồng bào Chăm ở Nam Trung Bộ, đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ... đều đã tham gia phát triển sản xuất hàng hóa nông - lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ. Từ những vùng đất đồi núi xa xôi, năng suất thấp hôm nào, mấy năm trở lại đây đã trù phú hơn với các vườn cam, mận, cà phê, hồ tiêu, nho, măng tây, cá lồng bè...
Trong câu chuyện với phóng viên, nhiều bạn trẻ người DTTS tự tin chia sẻ hành trình khởi nghiệp thành công ngay trên chính quê hương mình. Nhiều sản phẩm dược liệu, thực phẩm... được sản xuất từ các thôn, bản vùng cao nay đã xuất hiện ở nhiều vị trí trang trọng tại hệ thống siêu thị ở các thành phố lớn.
Những kết quả ấy có được, bên cạnh sự nỗ lực của mỗi cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã... rất nhiều người dân mà phóng viên có dịp tiếp xúc đều dành sự ghi nhận tích cực với những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước dành cho vùng DTTS và miền núi. Trong đó phải kể tới các Chương trình như: Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, Chương trình cho vay vốn sản xuất của Ngân hàng Chính sách xã hội... Nhờ sự hỗ trợ về nguồn lực, kỹ thuật, cây con giống... đời sống, tư duy của bà con DTTS đã từng bước có những đổi thay đáng kể.
Với người làm báo, thật khó tả hết niềm vui khi được đặt chân tới những vùng quê đang đổi mới từng ngày, chứng kiến những kết quả đạt được từ việc triển khai các chính sách dân tộc của Nhà nước; đồng thời nắm bắt được những bất cập của các chương trình, chính sách chưa gắn với thực tế...
Hơn tất cả, đời sống sinh động tại mỗi địa phương, những con đường phóng viên đã đi qua, những con người mà phóng viên đã gặp... chính là chất liệu quý giá, chân thực để cho ra đời các bài viết, chương trình có nội dung phản ánh, ca ngợi, đánh giá hay phê bình. Tuy nhiên, dù là bài viết mang nội dung gì, cũng đều hướng tới tinh thần cốt lõi của Đảng và Nhà nước trong phát triển, đó là "Không để ai bị bỏ lại phía sau!".
Có nhiều người hay hỏi, viết báo cho đồng bào phải di chuyển nhiều, có mệt lắm không. Thú thực là rất mệt, nhưng vui nhiều hơn, bởi những chuyến đi không chỉ bồi đắp cho người phóng viên thật nhiều trải nghiệm, mà hơn thế còn là niềm tự hào về những cảnh quan thiên nhiên đất nước tươi đẹp - Nơi đó có những đồng bào dân tộc còn nghèo vật chất nhưng có tấm lòng sẻ chia, cưu mang ấm áp đến lạ kỳ.
Khởi sắc du lịch cộng đồng Nghệ An Sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng những giá trị lịch sử, văn hóa bản địa, các huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Đó cũng là hướng đi bền vững mà tỉnh chú trọng nhằm phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy bản sắc văn...