‘Dạo chơi’ trong trụ sở của hãng Valve
Đây là những hình ảnh về nơi tạo ra Portal 2, Half-Life, Team Fortress 2 cùng rất nhiều game khủng khác.
Kích thích sáng tạo, đem lại sự thoải mái cho nhân viên, tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để các ý tưởng game có thể nảy sinh ở mọi chỗ mọi nơi là những gì công ty này hướng tới trong việc theiét kế nơi làm việc của mình.
Sảnh chính của hãng Valve.
Bức tường trang trí này được làm bằng thép và cắt bằng công nghệ lazer dưới nước.
Mỗi chi tiết nhỏ đều được thiết kế từ các sản phẩm game của Valve.
Giữa sảnh có một van khóa khổng lồ (Valve theo tiếng Anh nghĩa là van) và các nhân viên ở đây không bao giờ tiết lộ tác dụng khi xoay nó.
Bức tường dọc hành lang là nơi treo các ấn phẩm, tạp chí viết về Valve.
Cận cảnh các tạp chí đã “giật tít” cho công ty, phần lớn trong số chúng xoay quanh series game Half-Life.
Tiếp đó là nơi đặt các sản phẩm, đĩa game, biểu trưng của game do Valve phát triển.
Bộ sưu tập các hình ảnh về dự án đình đám của năm 2011, Portal 2.
Valve có các nhân viên tới từ 140 quốc gia và sử dụng 15 loại ngôn ngữ trong khi làm việc.
Một quả bóng cao su được thay cho ghế ngồi trong khi họp. Màn hình siêu lớn trong góc dùng để nhân viên phác thảo, trình bày các ý sáng tạo.
Video đang HOT
Nhân viên có thể tùy ý thay đổi chỗ ngồi, xoay chuyển thiết bị để cùng làm việc với nhau trong thời gian hợp tác.
Một bàn dài đặt các thiết bị phần cứng cho nhân viên “test”thử hệ thống và sản phẩm.
Móc treo áo “nhãn hiệu” Valve.
Một góc treo móc áo với hình nhân vật game Team Fortress 2.
Phòng ăn tự phục vụ trên tầng 6. Ngoài ra mỗi tầng đều có nhà bếp riêng với các món ăn nhẹ khác nhau, trái cây tươi và bánh mì.
Một bàn để nghỉ ngơi, họp hành nếu ý tưởng đột xuất đến ngay trong khi ăn uống. Valve khuyến khích nhân viên gọi bất cứ thứ gì mình thích và nhà bếp sẽ làm mọi cách để đáp ứng các như cầu này.
Một góc phòng làm việc với tivi màn hình lớn, ghế ngồi theo kiểu sofa.
Tube TV, màn hình CRT, LCD đời cổ… những thứ tưởng chừng không thể xuất hiện trong phòng làm việc của một hãng game hiện đại.
Nơi tôn vinh các nhân vật của game kinh dị Left for Dead.
Bức tường treo chân dung nhân vật game Team Fortress.
Một căn phòng đậm chất Portal.
Một poster game Portal 2 khổ lớn treo dọc hành lang.
Những khu vực để nghỉ chân luôn hiện diện khắp nơi.
Các phòng họp kín cũng xuất hiện khá nhiều trong khu vực làm việc.
Bức tranh vải về Half-Life trong phòng làm việc.
Nơi đặt các danh hiệu, huy chương, kỷ niệm chương, cúp… mà Valve đạt được qua các hội chợ, lễ hội.
Hình mẫu ngộ nghĩnh về các nhân vật game.
Phòng học dành cho nhân viên. Các chuyên gia ngôn ngữ, lập trình, nhiếp ảnh và âm nhạc thường xuyên được Valve mời tới.
Chỉ dẫn tới phòng massage.
Máy chơi game arcade cổ điển, pinpall được đặt ở từng tầng.
Nơi treo các món quà do người hâm mộ gửi tặng.
Thời gian tại đây cũng được định nghĩa theo một cách khác, không còn là những con số giờ giấc cụ thể.
Hình mẫu robot trong Portal 2 được thiết kế y hệt trong game.
Theo Game Thủ
Điều gì đã tạo nên sức hút mãnh liệt của game FPS?
Game FPS đã và đang thống trị trên PC cũng như các hệ máy console bởi phong cách gameplay và chất lượng đồ thuộc hàng "đỉnh" của mình. Trong game, người chơi sẽ theo sau dấu chân của nhân vật chính, nhìn thế giới qua con mắt của nhân vật và trải nghiệm những cảm giác tuyệt hảo. Nhưng trong một thế giới game với vô số những tựa game FPS như hiện nay, đâu là điểm tựa để làm nên một thành công lớn?
Kho trang bị đa dạng
Không một tựa game FPS nào được gọi là hoàn hảo nếu như thiếu đi những "kho thiêt bị" ây. Cho dù đó là một loại súng có thật ngoài thực tế hay do các thiết kế gia sáng tạo ra thì các "món" này cũng rất được người chơi ưa chuộng. Có những loại có thật ở trong quân đội như M16A4 và F2000 trong Call of Duty: Modern Warfare 2. Có những loại lại lấy ý tưởng từ sự kết hợp các loại khác như Force-A-Nature do Scout sử dụng hay minigun Natascha được Heavy sử dụng trong Team Fortress 2.
Cho dù là "đô thật" hay "tự chế" thì các gamer luôn chú ý đến số lượng cũng như khả năng tân công của từng loại. Việc sử dụng từng loại đều có đặc điểm riêng của mình, có thể hữu dụng trong trường hợp này mà lại khó khăn trong lúc khác. Cũng có những loại độc nhất và hài hước như Shrink Ray trong Duke Nukem 3D, loại súng khiến kẻ thù trở thành tí hon sau khi đã "ăn" đạn.
Đồ họa cực "đỉnh"
Các tựa game FPS luôn được đem ra làm chuẩn mực khi so sánh về chất lượng đồ họa của bất kỳ một game nào. Điều này là không hề vô lý vì khi tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng môi trường trong các game này đều hiển thị chi tiết và "thật" hơn.
Crysis là một ví dụ điển hình về chất lượng đồ họa đỉnh cao trong game. Khi mới ra đời năm 2007, tựa game này đã được đặt biệt danh là "sát thủ phần cứng" bởi tại thời điểm đó, không một phần cứng nào có khả năng render game mượt mà ở mức high-setting cả. Card màn hình thường phải đạt điểm benchmark ở mức cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu xử lý của game.
Nếu so sánh với những engine đã làm nên thành công của Half-Life, Crysis hay MW2 thì những engine của các thể loại game khác còn phải cố gắng thật nhiều trong việc mô tả những hiệu ứng nước, chuyển động ảnh hay hiệu ứng đổ bóng.
Môi trường đa dạng và có thể phá hủy
Phải nói rằng, không mấy thể loại game có được một môi trường chân thực và rộng rãi như các game FPS. Với thể loại game này, người chơi có thể tùy chọn cho mình rất nhiều nơi chốn khác nhau. Phải nói rằng tất cả chúng ta đều ưa thích Half-Life khi lần đầu tiên được chơi tựa game này. Không hẳn vì gameplay mà một phần quan trọng là bởi những trải nghiệm với những nơi ẩn náu, làm người chơi có cảm giác như ở ngoài đời thực. Đây chính là yếu tố làm mê mẩn game thủ thay vì việc cứ suốt ngày đứng bất di bất dịch bắn những mục tiêu một cách nhàm chán.
Môi trường cũng là một yếu tố cần phải được nhắc đến như một trong những điều làm nên nét riêng biệt và thành công cho các tựa game FPS. Nếu chơi một game RPG thì hiếm khi người chơi có thể điều khiển một chiếc xe tăng và bắn đổ một bức tường? Tất nhiên, chúng ta vẫn biết rằng mỗi thể loại game có những điểm mạnh khác nhau. Nhưng nếu muốn tận hưởng cảm giác phá hủy một tòa nhà hay cây cối xung quanh, hãy thử Battlefield: Bad Company 2.
Nhiều chế độ chơi hấp dẫn
Làm nên thành công cho các tựa game FPS không thể không nhắc đến chế độ chơi multiplayer - một yếu đã làm cho game thủ mê đắm trong những lần kề vai sát cánh chiến đấu bên nhau. Hãy thử tưởng tượng người chơi chiến đấu với cùng một nhóm nữa thì cảm giác sẽ vui vẻ đến thế nào nếu như so với việc ngồi trong tình cảnh "đơn thương độc mã"? Chính vì vậy mà ngày nay, khi một tựa game mới ra đời, người chơi thường đặt ngay câu hỏi: tựa game này có hỗ trợ multiplayer hay co-op không? Trả lời được câu hỏi đó là chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của hai yếu tố kể trên.
Theo gamek
Thời kỳ thống trị của Webgame Việt sắp chấm dứt Cộng đồng quá nhỏ lẻ Một trong những đặc điểm đầu tiên giúp cho một tựa game online có thể tồn tại chính là số lượng người chơi. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nếu như lượng người chơi còn lại quá ít thì điều này cũng đồng nghĩa với việc game sẽ không thể đem về lợi nhuận cho NPH. Đương...