Dạo chơi trên sông băng Ladakh, Ấn Độ – trải nghiệm của những tâm hồn tự do
Nếu muốn dạo chơi trên sông băng, không nơi nào thích hợp hơn là sông băng bên sườn dãy Himalaya, vùng Ladakh, cực bắc Ấn Độ vào thời điểm tháng 1 và tháng 2 hằng năm, lúc mùa đông có thể xuống âm 20-45 độ.
Trekking (đi bộ đường dài) trên sông băng Ladakh là trải nghiệm đáng giá đối với du khách thích khám phá thế giới.
Đối với du khách ưa thích du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm thì sông băng Ladakh – vùng đất quê hương của nhiều sông băng dài, trong đó có sông băng Siachen, sông băng dài thứ hai thế giới bên ngoài các vùng cực là một địa điểm cần trải nghiệm.
Các tour du lịch do các hãng lữ hành trong nước thiết kế dành cho những du khách thích trekking các tour hoang dã.
Du khách sẽ bay 2 chặng, từ Việt Nam tới New Dehli (Ấn Độ) và bay tiếp chặng nội địa New Dehli – thị trấn Leh (thị trấn trung tâm vùng Ladakh). Du khách được tham quan cuộc sống văn hóa địa phương ở thị trấn Leh đồng thời thích nghi với độ cao trong khoảng 2-3 ngày để duy trì ổn định sức khỏe, thân nhiệt.
Sau đó du khách sẽ được trekking sông băng theo đoàn, có hỗ trợ từ hướng dẫn viên và các porters (người khuân vác đồ).
Sau đây là hình ảnh từ một chuyến trekking của du khách vào tháng 2/2024 chia sẻ với Tạp chí Công dân và Khuyến học:
Du khách hào hứng bắt đầu hành trình khám phá sông băng.
Các dòng sông đóng băng dưới chân dãy Himalaya luôn hấp dẫn du khách ưa mạo hiểm thích khám phá.
Video đang HOT
Du khách hoàn toàn được dạo chơi giữa thiên nhiên hoang dã.
Trải nghiệm đi bộ trên sông băng (trekking) của du khách mang lại cảm xúc mới lạ.
Ladakh là nơi thiên nhiên hoang dã, cảnh sắc hùng vĩ.
Trải nghiệm đáng giá với sông băng mùa đông Ấn Độ.
Du khách theo đoàn trekking có bảo vệ và hỗ trợ.
Việc khám phá sông băng có sự hướng dẫn của người dân địa phương.
Đoàn các porters (người khuân vác đồ) hỗ trợ các đoàn du khách.
Cần trang bị rất lỹ lưỡng gậy chống, đồ giữ ấm trước khi tham gia đoàn trekking.
Hành trình trên sông băng là trải nghiệm của những du khách yêu thích tự do.
Các con sông băng ở Ladakh luôn lạnh tới âm 30 độ.
Và muôn cảnh sách hùng vĩ, khác lạ gây ngạc nhiên trên đường trekking.
Ngay cả ánh sáng mặt trời cũng khó chạm đến mặt sông băng.
Du khách ăn nghỉ trên đường trekking, trên các lều trại ngoài trời.
Ăn uống và giữ ấm nghiêm ngặt để hành trình trekking được hoàn hảo.
Ấn Độ muốn đưa nhiều du khách đến Khu khảo cổ Cát Tiên
Ngài Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM bất ngờ khi tham quan Khu khảo cổ Cát Tiên, vì có nhiều nét tương đồng với văn hóa, tín ngưỡng Ấn Độ, có nguồn gốc từ Balamon giáo.
Ngài Madan Mohan Sethi, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM vừa đến thăm Di tích Quốc gia đặc biệt Khu khảo cổ Cát Tiên.
Ngài Tổng lãnh sự Ấn Độ thăm không gian trưng bày các hiện vật khảo cổ tại Di tích Cát Tiên
Ngài Tổng lãnh sự đã bày tỏ niềm vui và bất ngờ trước Di chỉ khảo cổ Cát Tiên với nhiều nét tương đồng với văn hóa, tín ngưỡng Ấn Độ, có nguồn gốc từ Balamon giáo; đồng thời, trao đổi cùng lãnh đạo quản lý Khu di tích về vấn đề phát triển du lịch văn hóa gắn với du lịch sinh thái trên sông Đồng Nai và Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên; tăng cường giao lưu văn hóa giữa Việt Nam nói chung, Cát Tiên - Lâm Đồng nói riêng với Ấn Độ.
Ngài Tổng lãnh sự mong muốn trong thời gian tới sẽ thúc đẩy sự gắn kết ngoại giao văn hóa để ngày càng có nhiều du khách Ấn Độ đến với Cát Tiên, Lâm Đồng, đến với Việt Nam, để thêm nhiều người dân Ấn Độ hiểu biết về mảnh đất, con người nơi đây, từ đó tăng cường giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa hai nhà nước, hai dân tộc.
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng phụ trách Khu di tích, khu khảo cổ Cát Tiên được phát hiện năm 1985, diện tích trung tâm nằm trên một vùng gần 50 ha tại Thôn 1, xã Quảng Ngãi, nơi tập trung dày đặc các phế tích kiến trúc.
Đoàn đi tham quan di chỉ khảo cổ gò 2A
Di tích Khảo cổ Cát Tiên là quần thể các phế tích kiến trúc bằng gạch quy mô rộng lớn, trải dài khoảng 15 km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ và Gia Viễn dọc bên sông Đồng Nai, có niên đại gần một thiên niên kỷ, từ thế kỷ III - IV đến thế kỷ X - XI.
Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 3.000 hiện vật, đa dạng về chất liệu như vàng, bạc, đồng, sắt, đá quý, gốm, đá, phong phú về loại hình, có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, bao gồm: Vật liệu kiến trúc, cấu kiện trang trí, tượng thờ (Ganesa và Uma), linga, yoni, sưu tập hiện vật vàng lá, đồ trang sức, các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất, nhóm hiện vật mang tính chất nghi lễ bằng đồng thau, đồ gốm...
Ngôi đền cổ Ấn Độ sở hữu 10,25 tấn vàng... gửi ngân hàng Đền Venkateswara với tuổi đời hơn 1.700 năm của Ấn Độ sở hữu khối tài sản khổng lồ khiến người ta phải kinh ngạc. Ngôi đền Sri Venkateswara ở Tirumala, Ấn Độ sở hữu tài sản gồm 10,25 tấn vàng gửi ngân hàng, 2,5 tấn vàng trang sức, khoảng 16.000 Rupee tiền gửi ngân hàng và 960 bất động sản trên khắp Ấn...