Dạo chơi trên núi Đại Thần
Nhắc đến vùng đất Xuân Hòa (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), không thể không nhắc tới một địa danh kỳ vĩ, nơi lưu giữ những huyền tích xa xưa.
Đó là núi Đại Thần, một ngọn núi cao và hùng vĩ của vùng đất này.
Xuân Hòa là vùng đất sinh sống từ lâu đời của đồng bào Tày, Dao, Mông. Dừng chân ở vùng đất này, ngước nhìn lên cao, ngọn núi Đại Thần cao sừng sững như chạm tới mây trời.
Theo lời kể của người dân địa phương, núi Đại Thần có sự tích rất ly kỳ. Chuyện kể rằng, ngọn núi Đại Thần là do chiến mã của thần nhà trời hóa thành. Khi giặc phương Bắc xâm lược nước Nam, Ngọc hoàng thượng đế đã sai một vị thần xuống giúp dân đánh giặc. Sau khi giặc bị đánh đuổi về phương Bắc, thần nhà trời dạo chơi, vãn cảnh nước Nam.
Đến vùng đất Bảo Yên, thần nhà trời nhìn thấy dòng sông Chảy mềm mại như dải lụa, cúi xuống định cầm lên xem thì hóa ra đó là dòng sông Chảy. Mải mê với cảnh vật hoang sơ, tươi đẹp nơi đây, thần nhà trời không biết trời đã tối, ngoảnh lại đã thấy con ngựa hóa thành trái núi. Không có ngựa để cưỡi về trời, thần nhà trời đành ở lại ngọn núi này đào ao thả cá, trồng cấy hoa màu.
Khung cảnh thơ mộng, hoang sơ của núi Đại Thần.
Trong tiềm thức của đồng bào các dân tộc ở Xuân Hòa, núi Đại Thần tựa như con chiến mã cao sừng sững canh giữ bản làng. Đến nay, trên đỉnh núi này vẫn còn nhiều dấu tích được lưu lại như có một ao rộng, sâu ngay trên đỉnh núi, quanh năm không bao giờ cạn nước, ao có loài cá bống xanh sinh sống. Xung quanh ao cây trái xanh tốt, trĩu quả. Người dân còn tìm thấy những mảnh gốm sứ, bát đĩa. Theo lời kể của các bậc cao niên, ngày xưa trên núi có rất nhiều loài động vật sống như lợn rừng, hươu nai, hổ báo… Bởi vậy, khi đến Xuân Hòa, du khách sẽ được nghe kể vô số những câu chuyện huyền bí về ngọn núi bí ẩn này.
Video đang HOT
Núi Đại Thần sở hữu một thảm thực vật vô cùng phong phú, xanh tốt quanh năm. Đứng ở dưới nhìn lên, núi Đại Thần um tùm, xanh thẳm bởi màu xanh cây cối. Khi lên đến đỉnh núi, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân cây xù xì, dây leo chằng chịt, thẳng tắp, nhiều người ôm không xuể. Đứng trên đỉnh núi, thả hồn mình vào thiên nhiên, con người sẽ tìm được cảm giác sống chậm cùng cỏ cây, hoa lá, lắng nghe những thanh âm của núi rừng. Phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ bao trọn trong tầm mắt những bản làng bình yên dưới chân núi với những ngôi nhà sàn vững chãi bên ven suối, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn như những đường viền chạy xa tít tới chân trời.
Núi Đại Thần là một thắng cảnh kỳ vĩ, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi khám phá vẻ đẹp của vùng đất Xuân Hòa, Bảo Yên. Đến đây, không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà du khách còn có cơ hội trải nghiệm, khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào Tày, Dao ở vùng đất này.
Du xuân ở Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa
Sở hữu vẻ đẹp nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng và cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa giờ đây tự hào khoác lên mình tấm áo mới khi được UNESCO vinh danh là Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới.
Mùa xuân này, hãy thử một lần hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp và sinh động ở KDTSQ Núi Chúa, khám phá bức tranh đa dạng sinh học rừng, biển với các loài động, thực vật quý hiếm nơi đây chắc chắn sẽ để lại trong mỗi người những trải nghiệm giá trị, khó quên.
Khám phá thiên nhiên tươi đẹp và sinh động
Được các nhà khoa học đánh giá là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất ở Việt Nam với thời tiết quanh năm nắng nóng, nhưng KDTSQ Núi Chúa lại hình thành nên một hệ sinh thái đặc thù, là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Với tổng diện tích trên 106.646 ha, nơi đây hội tụ cả 3 không gian rừng, biển và bán sa mạc.
Theo khảo sát mới nhất, hiện KDTSQ Núi Chúa có 1.511 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. Hệ động vật cũng đa dạng với 765 loài, trong đó có 46 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. Ngoài ra, vùng biển của Núi Chúa còn có rạn san hô rất phong phú với 350 loài và có quần thể rùa biển đến sinh sản hằng năm đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Cả khu vực này còn chứa đựng kho tàng văn hóa của cộng đồng Raglai phong phú và đặc sắc.
Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa.
Hiện nay, KDTSQ Núi Chúa đang đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái như du lịch biển, du lịch rừng, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch giáo dục môi trường và tham quan, nghỉ dưỡng... với từng lịch trình tương ứng các điểm khám phá phù hợp.
Nếu lựa chọn cung đường Bãi Hõm - Hang Rái, chuyến xe điện thân thiện với môi trường sẽ đưa du khách vượt 3 km đường rừng trong khuôn viên VQG Núi Chúa đến với Bãi Hõm, nơi có bãi biển hoang sơ, bờ cát trắng phẳng lì, nước biển xanh trong vắt. Hang Rái với kiến tạo địa chất hàng ngàn năm tạo nên quần thể đá san hô cổ có lớp mặt lồi lõm, nhấp nhô với nhiều hình dáng kỳ thú tựa như bề mặt sao Hỏa, mỗi khi sóng đánh vào dốc đá liền bị dội ngược ra tạo nên những "thác nước trên biển" tuyệt đẹp khiến ai cũng ngẩn ngơ khi lần đầu tiên đặt chân đến.
Nếu thích đi cung đường xa, du khách có thể chọn hành trình khám phá Công viên đá - Thác 5 tầng. Đến với Công viên đá là trải nghiệm vô cùng thú vị, những phiến đá qua hàng triệu năm phong hóa, bị cái nắng cái gió bào mòn tạo thành vô số những hình thù kỳ dị, thỏa mãn trí tưởng tượng của du khách. Từ Công viên đá nhìn xuống là Bãi Thịt, nơi rùa biển chọn làm tổ đẻ trứng. Phóng tầm mắt ra xa là biển cả bao la với những doi cát uốn lượn ôm sát vào chân núi. Cát trắng, nắng vàng mang lại vẻ đẹp đặc biệt cho phong cảnh nơi đây. Tiếp tục đi bộ xuyên rừng, Thác 5 tầng hiện ra hùng vĩ. Dòng thác đổ ở độ cao hơn 100 m từ trên đỉnh núi cao xuống vực. Nơi đây có một phiến đá bằng phẳng. Giữa tầng thác thứ 4 có 1 lòng hồ tự nhiên. Tại đây, du khách ngâm mình trong hồ nước mát rượi nằm chênh vênh giữa lưng chừng núi, hoặc mắc võng nằm nghe tiếng thác reo xua đi mệt mỏi của chặng hành trình.
Cắm trại ở Núi Chúa.
Vịnh Vĩnh Hy - danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích cấp quốc gia cũng là một địa điểm được nhiều người yêu thích trong hành trình khám phá KDTSQ Núi Chúa. Một mặt hướng biển còn lại là ba bề là bãi cát trắng cùng núi rừng với những vách đá sừng sững dựng đứng bao quanh tạo nên một quần thể tuyệt đẹp, khiến Vĩnh Hy hầu như tách biệt khỏi dòng chảy đô thị hóa để giữ cho mình nét đẹp hoang sơ. Khi màn đêm buông xuống, đi dọc theo bờ hóng gió biển trong lành và nhìn ra vịnh Vĩnh Hy, ta sẽ thấy nhấp nhô những ngọn đèn sáng từ những tàu thuyền đánh cá của ngư dân đẹp lung linh, huyền ảo. Bạn có thể theo thuyền nhỏ neo đậu trong vịnh câu mực rất thú vị và hấp dẫn. Du khách cũng có thể tìm đến với bà con dân tộc Raglai sống trên triền Núi Chúa để cùng vui chơi, nhảy múa quanh ngọn lửa và thưởng thức rượu cần giữa khung cảnh hoang dã, thơ mộng... Không gian biển, núi, rừng của Vĩnh Hy yên ả, thanh bình để lại trong lòng du khách nhiều cảm xúc và ấn tượng khó quên.
Độc đáo du lịch trồng rừng
Trong hành trình du xuân khám phá KDTSQ Núi Chúa, du khách thích thú khi được tự tay chế tạo và rải "bom hạt giống", gieo những mầm xanh và ước vọng tái sinh rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở những nơi mình đã đặt chân đến.
"Bom hạt giống" là một viên đất sét được trộn với phân và nước, bên trong chứa hạt cây rừng. Nhờ có kích thước nhỏ vừa bằng nắm tay, "bom hạt giống" dễ dàng được du khách mang theo và rải ở những khu vực phù hợp do cán bộ VQG Núi Chúa chỉ dẫn. Khi mưa xuống, hạt giống bên trong "quả bom" sẽ nảy mầm, sinh trưởng theo nguyên lý tự nhiên.
Đồng bào Raglai có thêm thu nhập nhờ công việc khuân vác hành lý giúp du khách chinh phục đỉnh Núi Chúa có độ cao trên 1.000m.
Theo ước tính của anh Trần Văn Tiếp, Giám đốc VQG Núi Chúa, mỗi năm VQG Núi Chúa đón khoảng 100.000 lượt khách. Nếu mỗi lượt khách đến đây rải thành công một quả "bom hạt giống" nảy mầm thì mỗi năm VQG Núi Chúa có thêm 100.000 cây rừng mọc lên ở những nơi địa hình không thuận lợi để trồng rừng tập trung.
Anh Tiếp cho biết thêm: Cái được lớn nhất trong việc rải "bom hạt giống" không chỉ là số mầm xanh được tái sinh mà qua đó gieo vào ý thức mỗi học sinh, mỗi bạn trẻ, khách du lịch về bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, chúng tôi đã biến các chương trình rải "bom hạt giống" thành sản phẩm du lịch để nhiều người được trải nghiệm, góp phần cải tạo môi trường.
"Mùa xuân là Tết trồng cây", ở KDTSQ Núi Chúa, trong hành trình du xuân khám phá của mình, mỗi du khách đang gieo vào rừng những mầm xanh, cũng là gieo ý thức bảo vệ rừng rộng khắp, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị KDTSQ thế giới được UNESCO công nhận.
Mũi Dinh - Hoang sơ và kỳ vĩ, trải nghiệm và chiêm nghiệm Cách trung tâm thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận khoảng 30 km về hướng Nam, điểm du lịch Mũi Dinh (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) tuy rất mới, nhưng đang thu hút mạnh đối với du khách, nhất là giới trẻ, thích khám phá, trải nghiệm với thiên nhiên đất nước và check-in. Cung đường ĐT 701 ôm mềm mại lấy...