Dạo chơi công viên, cô bé 14 tuổi bị điện giật nguy kịch
Em NND đang dạo chơi, chụp ảnh khu vực cột đèn ở Công viên Bến Ninh Kiều thì bị điện giật nguy kịch.
Ngày 13-10, thông tin từ BV Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết nơi đây đang tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi bị điện giật khi đang dạo chơi Công viên Bến Ninh Kiều.
Theo đó, khoảng 21 giờ 50 ngày 12-10, bệnh viện có tiếp nhận cấp cứu cho em NND (14 tuổi, ngụ phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) bị điện giật , được chuyển từ BV đa khoa TP Cần Thơ sang. Bệnh nhi trong tình trạng không tự thở được.
Em NND đang được điều trị tại BV Nhi đồng Cần Thơ.
Sau đó, bệnh nhi được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực và Chống độc của bệnh viện để tiếp tục điều trị. Tại đây bệnh nhi có biểu hiện co, gồng tay chân, bứt rứt và vẫn đang được hỗ trợ thở bằng máy. Bác sĩ đã cho bệnh nhi làm các xét nghiệm sinh hóa, sử dụng hỗ trợ thuốc chống co giật. Bệnh nhi tiên lượng nặng.
Người nhà em D. cho biết vào khoảng 19 giờ ngày 12-10, D. cùng người cô từ Bình Dương về đi dạo chơi ở Công viên Bến Ninh Kiều. Khi D. đi vào khu vực gần trụ đèn thì bị điện giật và được mọi người đưa đi cấp cứu .
Hiện trường vụ tai nạn.
Được biết tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, do triều cường dâng cao nên một phần khu vực Bến Ninh Kiều bị ngập nước và khu vực hiện trường cũng bị ngập nước.
Video đang HOT
Theo Phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều, thời gian gần đây triều cường dâng cao, để đảm bảo an toàn, trước đó Phòng Quản lý đô thị đã làm việc với Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ kiểm tra nhiều vấn đề. Trong đó có liên quan đến việc rò rỉ điện, yêu cầu cắt điện các khu vực bị nước ngập. Tuy nhiên, công ty chủ quan chỉ cắt điện trụ đèn phía dưới công viên .
Cũng theo Phòng Quản lý đô thị quận Ninh Kiều, khu vực này có treo biển cấm đi lên thảm cỏ.
Hải Dương
Theo Pháp luật TPHCM
Nhiều người không biết xử lý vết bỏng bị phồng rộp và vỡ, vô tình để lại sẹo xấu: Đây chính là giải pháp!
Có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ.
Vết bỏng bị vỡ gây nhiều đau đớn, có nguy cơ để lại sẹo xấu
Trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh những tai nạn thường gặp như điện giật, chảy máu... thì bỏng cũng là một trong những hiện tượng chúng ta thường xuyên gặp phải. Trong tai nạn do bị bỏng, nạn nhân là trẻ em chiếm số đông, nhiều nhất là bỏng nước.
Theo Wikipedia, bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Hầu hết bỏng là do nhiệt nóng từ chất lỏng, chất rắn, hoặc chất cháy. Trong đó nhiều phụ nữ ở nhiều vùng trên thế giới có nguy cơ bỏng do dầu mỡ bắn vào khi nấu ăn hoặc bếp nấu ăn không an toàn. Nghiện rượu và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ khác. Bỏng cũng có thể xảy ra như là kết quả của tự hại mình hoặc bạo lực giữa con người.
Bỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), việc xác định mức độ vết bỏng để điều trị kịp thời vô cùng quan trọng. Trước đó, bạn cần phải nắm rõ các kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng, giúp vết bỏng đỡ bị bỏng rát, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa những vết sẹo xấu.
Tuy nhiên, có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ. Hoặc đôi khi sơ ý, quên mất, cẩu thả... chúng ta đều có nguy cơ bị vỡ vết bỏng bị phồng rộp chứ không phải tự nhiên mà vết bỏng rút nước lặn đi.
Có một thực tế là khi những vết bỏng đến giai đoạn phồng rộp, bạn có nguy cơ bị vỡ rất cao, nhất là những người thường xuyên hoạt động, không ngồi yên một chỗ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, vết phồng rộp do bỏng khi vô tình hoặc do cố ý chọc vỡ thường rất khó chịu và gây đau đớn hơn cho người bị thương. Cảm giác đau đớn, khó chịu khiến bạn không thể tập trung làm được gì. Thậm chí, những vết phồng rộp bị vỡ rất dễ bị nhiễm trùng do điều kiện bên ngoài tác động. Khi đó, chúng ta cần chăm sóc kĩ lưỡng vết phồng rộp bị vỡ này để tránh nhiễm khuẩn.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm được cách xử trí đúng khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nặng, gây đau đớn kéo dài và không tránh được việc hình thành sẹo xấu. Đâu là cách xử lý đúng trong trường hợp này?
Không phải ai cũng nắm được cách xử trí đúng khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ.
Xử lý đúng cách khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, sẹo xấu...
Theo chuyên gia, khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ thì cần nhanh chóng thực hiện theo các bước sau:
- Ngay khi vết bỏng phồng rộp bị vỡ, hãy nhanh chóng sử dụng bông sạch lau xung quanh, rửa sạch vết thương.
- Sử dụng miếng dán, dán nhẹ nhàng vết bỏng phồng rộp bị vỡ.
- Trước khi thay miếng dán khác, nên nhẹ nhàng rửa sạch vết thương.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương, chú ý tay phải sạch, sau đó dán lại. Bạn nên sử dụng miếng dán cho đến khi vết phồng rộp lành lặn hoàn toàn.
Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương, chú ý tay phải sạch, sau đó dán lại. Bạn nên sử dụng miếng dán cho đến khi vết phồng rộp lành lặn hoàn toàn.
- Khi vết thương có hiện tượng ngứa vì lên da non không được gãi cũng như động chạm nhiều vào khu vực vết bỏng phồng rộp bị vỡ. Khi đó cần chú ý giữ cho vết thương thoáng mát và khô ráo, có thể thấm ướt một miếng khăn sạch trong nước đá và đắp lên vùng da đang lành. Nên nhớ vẫn cần rửa vùng da bị bỏng phồng rộp đã vỡ và bôi thuốc mỡ, băng lại.
- Sau khi vết bỏng phồng rộp vỡ, không còn đau, vùng da dưới vết phồng rộp dần lành lại, ấn nhẹ không bị mềm thì bạn có thể không cần dùng đến miếng dán nữa. Nhưng chú ý khi lấy miếng dán ra vẫn phải đảm bảo tay sạch, dụng cụ được tiệt trùng. Ngược lại, nếu thấy xuất hiện hiện tượng bị viêm nhiễm như khu vực vết thương đỏ rát, sưng phồng, có mủ, cảm giác đau đớn, lên cơn sốt thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Chú ý quan sát kỹ các vết bỏng phồng rộp bị vỡ trong vòng 1 tuần từ thời điểm vỡ.
- Chú ý quan sát kỹ các vết bỏng phồng rộp bị vỡ trong vòng 1 tuần từ thời điểm vỡ. Quan sát và vệ sinh kỹ càng, cẩn thận trong khoảng thời gian này sẽ giúp chúng lành nhanh chóng. Bạn cũng không cần quá lo lắng khi vết bỏng bị vỡ, bởi bạn chỉ cần sơ cứu và chăm sóc đúng cách.
- Khi vùng da phía dưới vết phồng rộp dần trở nên lành và không bị mềm, bạn có thể lấy miếng da ra bằng kéo sạch đã được tiệt trùng.
Theo Trí Thức Trẻ
Bé trai 6 tuổi bị co giật, viêm não chỉ vì một vết muỗi cắn Noah Surrett (6 tuổi, Mỹ) vừa qua đã mắc phải một căn bệnh kỳ lạ gây co giật, viêm não do virus LAC - một loại virus có thể gây bệnh nghiêm trọng truyền qua muỗi đốt. Noah Surrett mắc phải căn bệnh hiểm nghèo chỉ vì một vết muỗi đốt Đầu tháng 8 vừa qua, Noah Surrett kêu với mẹ là bị...