Dạo chơi chợ Campuchia
Nếu đi du lịch nước ngoài, việc qua nước láng giềng Campuchia là dễ dàng nhất.
Bởi bạn có thể ngồi trên xe du lịch, mọi thủ tục đóng dấu hộ chiếu đã có hướng dẫn viên lo, bạn chỉ đi qua cửa khẩu trình giấy là đã đặt chân tới đất nước láng giềng. Ngay cả khi xe chạy qua Campuchia cũng là chuyến đi xuất ngoại có cảm giác giống như không xa lạ với Việt Nam, bởi bạn sẽ gặp rất nhiều người Việt.
Vượt qua cửa khẩu Mộc Bài ( Tây Ninh) là gặp thị xã nhà cửa như bên Việt Nam, sòng bạc có gần 20 mà đa phần các cô gái Việt hay qua đây làm việc – chắc chắn bạn sẽ tò mò nhìn ngắm.
Thường thì xe sẽ đi thẳng tới Siêm Rệp cách 600 km trên con lộ mà nhìn ngắm, đặc biệt các trạm dừng chân ở dọc đường có hàng cà phê, có bán thức ăn vặt và có hàng bán tạp hóa. Đi Campuchia thú vị vì trừ các quán bar hoặc nhà hàng lớn, ban có thể xài tiền Việt khi thăm Ankor Wat hoặc mua hàng lưu niệm, mua hàng ở chợ. Họ thích xài Đô la Mỹ cho nên mọi nơi đều có quầy đổi tiền, riêng tờ 2 Đô la Mỹ thì không được chuộng cho lắm. Bạn có thể đổi tiền Campuchia Riel ngay ở quán ăn, ngay biên giới chủ yếu để chi tiêu nhỏ, xài không hết khi qua biên giới đổi lại cũng chỉ lỗ một tí mà thôi.
Siêm Riệp là thành phố ở phía Tây Nam, nằm bên bờ của hồ Tonle Sap. Lý do cho việc đến Siêm Rệp đầu tiên vì như thế sau đó quay lại Nông Pênh gần hơn, và chính Siêm Rệp là nơi mà những tòa tháp Ankor luôn là điểm đến đầy hấp dẫn. Để thăm Ankor Wat và những đền đài khác phải đến hôm sau, và tất nhiên đến Siêm Rệp không thể nào không đi chợ đêm Angkor, cũng là tiêu dao một đêm ở xứ lạ.
Các anh tài xế xe Tuk Tuk luôn đợi sẵn ở khách sạn, đa phần đều biết tiếng Anh nên việc nói chuyện cũng thoải mái. Tuk Tuk có thể nói là phương tiện giao thông công cộng khá phổ biến ở Campuchia, giống như chiếc xe lôi, trước là chiếc xe máy, sau là thùng xe chở được bốn người. Từ chỗ chúng tôi tới chợ đêm Ankor chừng 2 km, và giá quy định cho mỗi vòng đi là 5 USD. Các anh cũng chẳng sọ khách không trả tiền, chở khách tới chợ, bảo khi nào về tới chỗ anh đợi rồi lấy tiền luôn một lần.
Video đang HOT
Angkor gần giống như chợ đêm Phú Quốc và con đường đi bộ ở TP HCM. Quanh chợ có rất nhiều cảnh sát an ninh, chủ yếu bảo vệ du khách và trợ giúp cho du khách khi gặp những tình huống xấu. Các hàng quán đều bán trên lề, con đường dành cho du khách, thỉnh thoảng có vài người cầm bảng hiệu giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt là không hề có một lời mời mua hàng hay chèo kéo, khách trả giá thoải mái, không mua họ cũng chẳng phiền lòng. Một quán bar lộ thiên có rất nhiều khách nước ngoài, một cô ca sĩ đứng hát và ban nhạc đệm đàn. Khách dừng lại xem cũng chẳng sao. Cửa hàng ăn với các đầu bếp biểu diễn nấu nướng, đôi khi cho lửa bùng cháy lên để tạo sự chú ý.
Những quầy bán thức uống nho nhỏ cũng trình bày khá đẹp mắt như các món ăn, kem và nước trái cây. Nhiều nhà hàng bán đồ ăn địa phương, rất nhiều chỗ bán quần áo, trái cây cùng các tiệm bán trang sức. Nói chung là chỉ cần có tiền là có thể mua mọi thứ. Nói thách là “công việc” của các sạp hàng. Họ nói thách hồn nhiên, và nếu không biết trước bạn dễ dàng sa vào mê hồn trận giá cả. Một chiếc khăn choàng Campuchia có nơi báo giá 5 USD, có nơi 7 USD, nhưng chúng tôi trả giá 3 USD thì họ bán. Một bộ bấm móng tay họ nói thách 7 USD nhưng bán ra chỉ 3 USD. Một số chủ cửa hàng biết tiếng Việt, một số khác dùng máy tính trao đổi giá với khách.
Một chợ khác mà bạn thường hay xem trên báo, trên mạng, rất tò mò là chợ bán côn trùng. Đó là hai ngày sau, rời Siêm Riệp, trên đường về Nông Pênh sẽ ghé vào. Chợ côn trùng thuộc tỉnh Kampong Cham, nằm cách Nông Pênh khoảng 70km. Do chợ nằm tại thị trấn Skun nên người Campuchia gọi là chợ “Skun”.
Khi chưa tới chợ, chúng tôi hình dung là một khu vực sầm uất, đến nơi khá bất ngờ vì giống một cái chợ quê ở Việt Nam. Chợ chủ yếu có một nhà trung tâm chính bán thức ăn, ven chợ là những dãy hàng che tạm bợ, bán đủ thứ mặt hàng như chuối khô, bánh tráng, bánh thuẩn, kẹo và ngủ cốc khô, đặc biệt là cơm của trái thốt nốt, nước thốt nốt. Nhưng vì sự hấp dẫn ở đây chính là những hàng bán côn trùng bày ven nhà trung tâm và bất cứ chỗ nào thuận tiện. Những người bán hàng bày côn trùng đã chế biến ra các thau nhựa hoặc nhôm, vun lên thành ngọn, thu hút khách: nhện, dế, bò cạp, nhộng, nhái, cà cuống… nói chung là con gì ăn được đều bày ra để bán.
Dường như quen với sự tò mò của du khách, đó là họ thích thú lấy điện thoại hoặc máy ảnh chụp các khay bán các con côn trùng đã chế biến, có thể ăn được, cho nên những người bán hàng đôi khi chụp chung hoặc chụp giùm cho khách.
Họ tin chắc sau khi tò mò, khách sẽ mua, và điều đó y như rằng. Không biết những người ở Skun này chế biến như thế nào mà màu sắc các khay côn trùng khác nhau. Con ế ẩm nhất là con nhộng, con được mua nhiều nhất là con dế cơm và con bò cạp. Riêng con nhện thì thấy…ghê ghê, bởi cả đời có ai ăn nhện bao giờ. Giá cả rất cụ thể, loại nhỏ bán một lon sữa bò 50 ngàn đồng (tiền Việt), những con lớn thì khách cứ chọn lựa từ 10 ngàn đến 20 ngàn/con.
Ghé chợ côn trùng thật ra là tìm cảm giác, còn mua đem về hoặc ăn thử gọi là cho vui. Nhưng một lần ghé chợ thật là thú vị!
Chợ Âm Phủ ở đâu? Vì sao gọi là chợ Âm Phủ?
Gọi là chợ Âm Phủ nhưng nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch hút khách.
Những ai từng đến Đà Lạt chắc hẳn đều ghé qua chợ Âm Phủ nổi tiếng nơi đây. Đây là một trong những điểm du lịch và mua sắm sầm uất nhất về đêm của thành phố.
Chợ Âm Phủ Đà Lạt hay còn gọi là chợ đêm, nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực trung tâm thành phố. Chợ bắt đầu từ khu vực cầu thang Hòa Bình cho đến cổng chợ Đà Lạt, có chiều dài khoảng 1km.
Thành phố Đà Lạt
Sở dĩ chợ Âm Phủ Đà Lạt có cái tên kì lạ đến vậy là do trước đây chợ được mở ban đêm, mà ngày đó đèn đường còn chưa có. Những gánh hàng dong, quán ăn nhỏ được thắp sáng bằng ngọn đèn dầu, mà Đà Lạt lại nhiều sương, tạo nên một khung cảnh ánh sáng leo lét trong đêm khói mờ ảo. Từ đó, cái tên "âm phủ" ra đời.
Chợ vốn được hình thành tự phát từ những năm sau giải phóng, chủ yếu để phục vu nhu cầu ăn uống cho người trồng rau địa phương gánh rau ra chợ mỗi đêm. Sau đó, chợ dần mở rộng hơn, đặc biệt là sau khi du lịch tại Đà Lạt phát triển thì nơi đây trở thành điểm đến sầm uất và là nét văn hóa rất riêng.
Chợ Âm Phủ Đà Lạt
Tới chợ Âm Phủ ở Đà Lạt, du khách tận hưởng cảm giác đông vui náo nhiệt về đêm. Bạn có thể mua sắm, chọn cho mình những đồ len hợp gu với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng. Hoặc thưởng thức ẩm thực đường phố, những món ăn nóng hổi trong tiết trời se se lạnh như bát ốc luộc, củ khoai nướng hoặc xì xụp chút súp cua, bát bún riêu...
Bên cạnh đó, du khách còn có tham gia các lễ hội đường phố vào cuối tuần, chơi trò chơi trượt patin, hay đơn giản chỉ là thưởng thức những bản nhạc sống chơi trong quán cafe gần đó.
Ở Hà Nội cũng từng có có chợ Âm Phủ (nay là phố 19 tháng 12). Phố 19 tháng 12 khá ngắn, nằm cạnh Tòa án Nhân dân Hà Nội, một đầu đâm ra phố Lý Thường Kiệt, đầu kia đâm ra phố Hai Bà Trưng. Thời thuộc Pháp, phố có tên Rue Simoni, tên một viên quan Pháp đã có thời kỳ giữ chức Thống sứ Bắc Kỳ (1909-1912). Năm 1945 - 1946, phố được đổi tên thành phố Lê Chân.
Chợ Âm Phủ Hà Nội nay là phố sách 19 tháng 12
Năm 1946-1947, toàn quốc kháng chiến nổ ra ở Hà Nội, nơi đây thành khu mộ tập thể của các nạn nhân chết trong khu vực Hàng Bông - Cửa Nam. Chính vì khu mộ tập thể nên khi động thổ xây dựng các công trình không được, phải làm chợ chỉ chuyên bán thịt chó đuổi ma tà.
Chợ bắt đầu họp rải rác trên phố từ thời Hà Nội bị ném bom trong Chiến tranh Việt Nam, khi một số người buôn bán dạt từ chợ Hàng Da và Hàng Bè về để tránh bom Mỹ. Chợ tạm đông dần. Năm 1986, sau khi di cốt nạn nhân chiến tranh được chuyển đi, chợ được chính thức đặt tên là chợ 19 tháng 12 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến và tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh trong thời gian đó nhưng dân gian vẫn quen gọi là chợ Âm Phủ.
Cuối năm 2008, chợ này nằm trong kế hoạch xây lại thành trung tâm thương mại. Tuy nhiên sau đó chợ bị giải tỏa và phố 19 tháng 12 trở thành phố sách.
Những khu chợ đêm nổi tiếng ở Việt Nam khiến du khách vui chơi 'cạn ví' Bạn có biết những chợ đêm nổi tiếng ở Việt Nam nào được du khách trong và ngoài nước yêu thích không? Tất cả sẽ được giới thiệu trong bài viết sau đây! Những khu chợ đêm nổi tiếng ở Việt Nam đi một lần là ghiền 1. Chợ đêm Tam Đảo Chợ đêm Tam Đảo là một trong những chợ đêm nổi...