Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Những điều bí ẩn
Bí ẩn nhất phải kể đến chuyện vì sao chiến đấu cơ của phe đảo chính đã khóa mục tiêu vào máy bay chở Tổng thống Recep Tayyip Erdogan mà không khai hỏa.
Ngắm mà không bắn?
Báo chí thế giới hôm 18-7 đồng loạt đăng tin khi đang trên đường từ khu nghỉ dưỡng ven biển Grand Yazici Marmaris Mares ở Marmaris, tỉnh Mugla về Istanbul trong đêm 15-7, chiếc máy bay Gulfstream IV chở ông Erdogan đụng đầu ít nhất 2 chiến đấu cơ F-16.
Theo nguồn tin quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, 2 chiếc F-16 khóa radar vào máy bay chở tổng thống lẫn 2 chiếc F-16 khác bay theo bảo vệ và “vì sao họ không bắn là một bí ẩn”.
Theo trang Independent (Anh), các trang web theo dõi đường bay ghi nhận máy bay chở tổng thống cất cánh từ sân bay Dalaman, cách Marmaris hơn 1 giờ chạy xe, vào khoảng 22 giờ 40 phút tối 15-7 (giờ địa phương). Cũng trang này nhận định đây chính là dấu hiệu cho thấy cuộc đảo chính là một màn kịch.
Trước lần thoát chết trên không kể trên, ông Erdogan còn kịp trốn khỏi tay tử thần khi lính đảo chính ập vào khách sạn ở Marmaris tìm bắt ông cũng như phe đảo chính ném bom khách sạn sau đó.
Tổng thống Erdogan tại lễ tang một nạn nhân thiệt mạng vì đảo chính hôm 17-7. Ảnh: Independent
Theo báo Hurriyet (Thổ Nhĩ Kỳ), 25 lính đu dây từ trực thăng xuống khách sạn, nổ súng nhưng vô ích vì ông Erdogan đã kịp rời đi, nhờ vào thông báo trước đó 1 giờ của Tư lệnh Quân đoàn 1, tướng Umit Dundar.
“Có một cuộc đảo chính rất lớn và tình hình đã vượt ngoài tầm kiểm soát tại Ankara. Hãy đến Istanbul và tôi sẽ đảm bảo an ninh cho ông” – tờ báo dẫn lời ông Dundar, người được bổ nhiệm làm quyền tổng tham mưu trưởng quân đội trong thời gian Tổng tham mưu trưởng Hulusi Akar chưa rõ tung tích. Ông Akar được giải cứu sau đó.
Video đang HOT
Danh sách thanh trừng có từ trước?
Sau đảo chính, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tiết lộ nhiều cái tên cấp cao trong quân đội có dính líu.
Mới nhất, người bị xác định là nghi can chủ mưu số một – cựu tư lệnh không quân Akin Ozturk – đã nhận tội lên kế hoạch đảo chính, theo hãng tin nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu hôm 18-7. Hình ảnh chụp cuộc thẩm vấn cùng ngày cho thấy viên tướng này có nhiều vết thương ở đầu và thân trên. Trước đó, ông Ozturk quả quyết mình chống lại đảo chính.
Vấn đề là Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện và bắt giữ hơn hàng ngàn người tình nghi quá nhanh, khiến Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách vấn đề gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ Johannes Hahn nghi ngờ. Ông Hahn tin rằng một danh sách gồm 3.000 kẻ thù của Tổng thống Erdogan đã được soạn thảo trước cuộc đảo chính và đây là thời cơ chín muồi để thi hành.
Đảo chính “xẹp” quá nhanh?
Theo bản báo cáo rò rỉ do báo Thổ Nhĩ Kỳ Cumhuriyet đăng tải, trước cuộc đảo chính, khoảng 300 kẻ nổi dậy nghe tin sắp bị chính phủ bắt với cáo buộc ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen. Do đó, họ vội vàng ra tay trước trong thời gian ông Erdogan đi nghỉ mát.
Những người bị bắt sau đảo chính tại Ankara. Ảnh: CNN
Cumhuriyet cho rằng điều này lý giải vì sao cuộc đảo chính “xìu” nhanh như thế. “Ngay từ đầu họ hành động nhanh chóng nhưng không kế hoạch chu đáo” – nghị sĩ Oktay Vural của đảng đối lập MHP nói với báo The Telegraph.
Tuy nhiên, có gì đó không ổn ở đây. Bởi như phân tích của báo Washington Post, lực lượng đảo chính vào cuộc nhanh chóng và đồng loạt. Khó có thể nói họ thiếu kế hoạch bởi họ cùng lúc chiếm giữ và đóng cửa 3 sân bay, đánh bom trụ sở quốc hội ở Ankara 9 lần, án ngữ nhiều địa điểm chiến lược tại cả thủ đô và Istanbul, điều từ xe tăng dưới đất đến trực thăng, F-16 trên trời. Các đài truyền hình như TRT, CNN Turk đều bị chiếm đóng trong khi mạng xã hội bị cắt truy cập.
Hơn nữa, khác với thông tin ban đầu, chủ mưu không chỉ là một đại tá bị cách chức tên Muharrem Kose mà còn có cựu lư lệnh không quân, nhiều sĩ quan quân đội cấp cao đến từ các đơn vị biệt kích, lực lượng bộ binh, quân đoàn số một và số 4…
Trong suốt nhiều giờ đầu cuộc đảo chính, khi phe nổi dậy gần như chiếm ưu thế hoàn toàn, còn Tổng thống Erdogan im hơi lặng tiếng. Và gió hoàn toàn đổi chiều sau khi ông Erdogan sử dụng ứng dụng gọi điện video FaceTime để liên lạc với kênh CNN Turk, yêu cầu người dẫn chương trình Nevsin Mengu quay điện thoại của cô về máy quay.
Như vậy, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có buổi phát sóng trực tiếp, kêu gọi những người ủng hộ tràn ra đường phố. Tiếp đó, ông bay về Istanbul, điều mà báo The New York Times (Mỹ) bình luận là ông sẽ không làm nếu không thấy an toàn.
Binh lính đảo chính bị đánh trên cầu Bosporus hôm 16-7. Ảnh: AP
Không phải cứ hưởng lợi là dàn dựng
Báo The New York Times viết ông Erdogan chắc chắn là người hưởng lợi lớn nhất từ cục diện hỗn loạn này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ông dàn dựng đảo chính.
Tờ báo chỉ ra sau gần 20 năm kể từ cuộc đảo chính cuối cùng (1997), người dân Thổ Nhĩ Kỳ không muốn quay lại thời quân đội cầm quyền. Tất cả đảng chính trị lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ đều lên án cuộc đảo chính. “Đảo chính thất bại không có nghĩa là dân chủ chiến thắng (…).Dù bất mãn với tổng thống ngày càng nhiều song người Thổ không muốn đi lùi lại” – tờ báo viết.
Bất luận ông Erdogan có dàn dựng đảo chính hay không, việc ông nhanh chóng thúc đẩy cải cách hiến pháp để nắm quyền nhiều hơn nữa là chắc chắn, theo nhiều nhà phân tích. Có điều, càng như vậy, sự ủng hộ từ các nước châu Âu dành cho ông Erdogan càng hao hụt. Như Cao ủy Đối ngoại Liên minh châu Âu, bà Federica Mogherini, nhấn mạnh hôm 18-7: “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng lại án tử hình, nước này sẽ không được gia nhập EU”.
Theo Người Lao Động
Thông tấn xã Thổ Nhĩ Kỳ gỡ tin Tướng không quân cầm đầu đảo chính
Thông tấn xã Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đã gỡ tin Tướng không quân Akin Ozturk cầm đầu vụ đảo chính quân sự bất thành khỏi trang web.
Theo tin từ Sputnik, thông tấn xã Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đã gỡ tin Tướng không quân Akin Ozturk cầm đầu vụ đảo chính quân sự bất thành khỏi trang web.
Thông tấn xã Anadolu đưa tin, Tướng Akin Ozturk bị bắt giữ cùng với hơn 20 sĩ quan cấp cao khác của Thổ Nhĩ Kỳ do bị nghi dính líu tới vụ đảo chính quân sự hôm 15/7. Trước đó, hãng thông tấn này cho biết, vị tướng này đã thừa nhận có âm mưu gây bất ổn quốc gia.
Tướng không quân Akin Ozturk bị bắt giữ sau đảo chính. (Ảnh: BBC)
Tuy nhiên, Tướng Akin Ozturk, một chỉ huy không quân Thổ Nhĩ Kỳ, bác bỏ cáo buộc này.
"Tôi không phải là người lên kế hoạch hay dẫn đầu cuộc đảo chính. Tôi không biết ai đã lên kế hoạch hay chỉ đạo nó. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi nghĩ rằng phong trào Gulen đã nỗ lực tiến hành cuộc đảo chính này", ông khẳng định với các công tố viên trước khi xuất hiện tại tòa án ở Ankara, nhắc đến tên của giáo sĩ Hồi giáo sinh sống tại Mỹ Fethullah Gulen.
Khoảng 290 người đã thiệt mạng và trên 1.000 người khác bị thương trong vụ đảo chính bất thành do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo sinh sống tại Mỹ Fethullah Gulen đóng vai trò then chốt trong vụ đảo chính.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 18/7, ông Gulen gọi cuộc đảo chính bất thành là "phản quốc" và kêu gọi chính phủ đưa ra bằng chứng về cáo buộc đối với ông. Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ không còn thực sự là một nền dân chủ.
Như tin đã đưa, khoảng 8.000 cảnh sát đã bị sa thải trong cuộc thanh trừng các quan chức bị tình nghi dính líu tới cuộc đảo chính. 6.000 quân nhân cũng bị bắt và gần 3.000 thẩm phán bị đình chỉ vào cuối tuần qua.
Các quốc gia đồng minh phương Tây bày tỏ quan ngại về chiến dịch mạnh tay này, qua đó kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phản ứng cẩn trọng nhằm ổn định đất nước.
Theo Doanh Nghiệp
14 tàu cùng đô đốc hải quân Thổ Nhĩ Kỳ mất tích sau đảo chính Không chỉ 14 chiếc tàu biến mất bí ẩn, đô đốc Veysel Kosele - chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và bị tình nghi có mưu đồ đảo chính - cũng không có tin tức. 14 tàu hải quân Thổ Nhĩ Kỳ được cho là mất tích từ sau đảo chính đến nay - Ảnh: Getty Images Theo một nguồn tin nói...