Đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ: “Món quà từ Chúa hay từ Washington”?
Trong bài phân tích trên trang mạng Global Research mới đây với tiêu đề Turkey’s Failed Coup: “A Gift from God” or from Washington? (Cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ: Món quà từ Chúa hay từ Washington?), nhà phân tích địa chính trị Tony Cartalucci ở Bangkok (Thái Lan) đã đưa ra một số bình luận.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (giữa) cầu nguyện cho các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đảo chính tại Istanbul ngày 17/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đảo chính vào cuối tuần qua làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ là một diễn biến địa chính trị đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Bất kể ai đứng đằng sau và động cơ của họ khi thực hiện là gì, vụ đảo chính cuối cùng đã thất bại trong việc lật đổ chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Dù vẫn còn quá sớm để kết luận, khi những sự kiện đang diễn ra còn rất nhiều, nhưng có thể thấy rõ các khả năng hợp lý nhất dựa trên những hành động diễn ra sau đó, được thực hiện bởi một loạt đối tượng tiềm năng, những người có thể đã tham gia vào vụ đảo chính.
Mỹ đối mặt với những cáo buộc
Điều quan trọng nhất của các hành động này là những lời cáo buộc từ chính Tổng thống Erdogan nhằm vào Washington, vì đã sắp đặt cuộc đảo chính khi phối hợp với giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ.
Theo tờ The Independent của Anh, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã leo thang sau cuộc đảo chính, với việc ông Erdogan đã yêu cầu dẫn độ giáo sĩ trên. Các quan chức cấp cao khác cũng đã trực tiếp đổ lỗi cho Mỹ.
Việc căng thẳng “gia tăng” có vẻ giống như một cách nói giảm đi nếu Thổ Nhĩ Kỳ thực sự tin rằng Mỹ đứng đằng sau vụ đảo chính.
Điều cốt lõi, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ ủng hộ một mưu ám sát Tổng thống Erdogan, ném bom tòa nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, bắn vào công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ trên không và việc triển khai phương tiện bọc thép hạng nặng trên đường phố của Thổ Nhĩ Kỳ.
Về bản chất, Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Mỹ có hành động chiến tranh một cách công khai.
Tuy nhiên, khi xem xét mức độ nghiêm trọng từ những lời cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Mỹ, những hành động của họ cho đến nay đã được thể hiện một các không tương xứng. Không ai cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “đi đến chiến tranh” với Mỹ, thậm chí trong những tranh cãi ngoại giao cũng không có gì đáng kể.
Video đang HOT
Nếu căng thẳng thực sự, các quốc gia sẽ trục xuất các nhà ngoại giao,… nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay, đã không thực hiện điều này với Mỹ.
Trong tuần tới, Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ vẫn sẽ không tiến hành, thậm chí là những biện pháp trừng phạt cơ bản nhất – ngay cả các biện pháp cảnh báo. Dường như những cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm gây mất tập trung – nhưng sự gây mất tập trung ở đây là vì điều gì?
Cuộc thanh trừng – “Món quà từ Chúa”
BBC ngày 17/7 đưa tin số vụ bắt giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính thất bại hôm 15/7 đã tăng lên hơn 6.000 người, với việc Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ loại bỏ những con “virus” trong các cơ quan nhà nước gây ra vụ đảo chính.
Nhiều sĩ quan quân đội cấp cao và gần 3.000 thẩm phán cũng nằm trong số bị bắt giữ. Trong một diễn biến mới nhất ngày 19/7, theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ đã sa thải gần 3.000 nhân viên Văn phòng Thủ tướng, gần 500 nhân viên tôn giáo và đình chỉ công tác 100 nhân viên tình báo.
Đã từ rất lâu người ta mới thấy một cuộc thanh trừng chính trị quy mô lớn như vậy. Mặc dù vụ bắt giữ hàng loạt với quy mô sâu rộng – các phương tiện truyền thông phương Tây đã đưa tin về chúng mà không có sự kích động giật gân vốn thường đi kèm với việc bắt giữ thậm chí là một thành viên phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn ở bất kỳ quốc gia nào khác.
Quy mô của các vụ bắt giữ như vậy vốn cần có sự chuẩn bị từ trước, đã đặt ra nghi vấn rằng bản chất của sự kiện này là tự đảo chính.
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Erdogan nêu rõ: “Họ (những người tham gia đảo chính) sẽ phải trả một giá đắt cho điều này. Vụ đảo chính này là một món quà từ Chúa đối với chúng tôi bởi vì đây sẽ là một lý do để làm sạch quân đội”.
Tổng thống Erdogan, người đứng đầu một quốc gia thành viên của NATO và một đồng minh tin cậy của Mỹ, nhận được một “món quà từ Chúa” từ một nhà đối lập chính trị bị cáo buộc, sống lưu vong ở Mỹ, làm tăng sự nghi ngờ nghiêm trọng về động lực thật sự đằng sau cuộc đảo chính.
Trong khi lý do này xuất hiện như là một nỗ lực thuyết phục, nó cuối cùng thất bại và thay vào đó tạo cho ông Erdogan bối cảnh hoàn hảo để “nhổ tận gốc” cả các đồng minh chính trị của mình.
Trên thực tế, mặc dù có sự “rạn nứt” rõ ràng giữa Mỹ và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cũng cần lưu ý rằng, đặc biệt trong 5 năm qua, Tổng thống Erdogan và chính phủ của ông đã đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động do Mỹ dẫn đầu nhằm thay đổi chế độ ở nước láng giềng Syria.
Đó là các phe phái chống thế tục của Tổng thống Erdogan, bao gồm cả các phe phái trong tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và trong chính quân đội, vốn huấn luyện, vũ trang, trang bị và cung cấp vỏ bọc cho những kẻ khủng bố hoạt động ở bên trong, dọc và bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Erdogan, những kế hoạch của Mỹ ở Syria sẽ không “đứng vững” ngay cả trước khi chúng bắt đầu.
Trong khi Mỹ đề ra “cuộc chiến” chống các tổ chức khủng bố ở Syria, họ đã liên tục lờ đi bất kỳ nỗ lực nhằm bảo đảm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, vốn là nơi mà tất cả sự hỗ trợ vật chất cho các tổ chức khủng bố đi qua.
Phải nhớ rằng không chỉ có Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác liên quan đến Syria, Mỹ có binh sĩ đóng quân ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã tham gia vào một loạt cấp độ bạo lực đang diễn ra ở Syria.
Phép thử quan trọng
Nếu thế giới tin vào những cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến sự tham gia của Mỹ trong cuộc đảo chính gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ phải hiện thực hóa những thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình.
Điều này sẽ bao gồm việc trục xuất các lực lượng Mỹ khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có căn cứ không quân Incirlik cũng như các lực lượng đồn trú dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria, trục xuất các nhà ngoại giao, đóng cửa Đại sứ quán Mỹ,…
Ngoài ra, khi xem xét những cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Mỹ, Ankara sẽ phải đánh giá lại vị thế địa chính trị của mình. Điều này có nghĩa là sẽ có mối quan hệ gần gũi hơn với châu Âu, Nga và Iran – trong số những nước khác.
Tuy nhiên, để làm điều này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chấm dứt vai trò của họ trong việc hủy hoại Syria, vốn đã dẫn đến một số lượng lớn người tị nạn tràn vào châu Âu và trong một cuộc xung đột đã khiến Nga và Iran mất đi những công dân của mình khi họ chiến đấu để khôi phục hòa bình và ổn định trên lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, trong tất cả các khả năng, không điều gì trong số những thay đổi này sẽ diễn ra – biểu lộ trước toàn thế giới rằng cuộc đảo chính đã được dàn dựng.
Và ngược lại với những thay đổi mà người ta mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện, nếu thực sự Mỹ dàn dựng cuộc đảo chính này để lật đổ, không tiếp tay cho ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ rất có khả năng sẽ gây thất vọng gấp đôi về thái độ thù địch đối với nước láng giềng Syria và các đồng minh của họ.
Theo Báo Tin Tức
Vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ mất an toàn
Tình trạng lộn xộn hậu đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người lo ngại về sự an toàn của các vũ khí hạt nhân chiến thuật NATO triển khai ở quốc gia này.
Cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm cuối tuần khiến quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn. Ankara ở rất gần trung tâm của chủ nghĩa Hồi giáo khủng bố dấy lên nhiều câu hỏi về an toàn của vũ khí hạt nhân mà NATO triển khai ở đây.
Theo CNN, các chuyên gia tin rằng, Mỹ vẫn duy trì khoảng 50 quả bom hạt nhân chiến thuật B61 tại căn cứ không quân Incirlik. "Đó là bí mật mà ai cũng biết" về những quả bom đang ở Incirlik, Joshua Walker, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Quỹ Marshall Đức có trụ sở tại Washington nói với CNN.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa căn cứ, cắt điện và tạm thời đóng cửa không phận trên toàn Incirlik sau khi binh biến đêm 15/7 thất bại. Incirlik là một căn cứ hợp tác giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 1950. Gần đây, căn cứ này đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Không quân Mỹ xuất kích từ căn cứ này trong các phi vụ không kích IS ở Syria.
Các chuyên gia tin rằng, Mỹ đang bí mật duy trì một số lượng lớn bom hạt nhân chiến thuật B61 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa: Eurasianhub
Lầu Năm Góc không xác nhận về sự tồn tại của vũ khí hạt nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các quan chức nói rằng, tất cả vũ khí ở căn cứ Incirlik vẫn an toàn. "Chúng tôi đã thực hiện tất cả các bước cần thiết để đảm bảo mọi thứ của chúng tôi ở Thổ Nhĩ Kỳ đều được kiểm soát an toàn", Perter Cook, phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói vào ngày 18/7.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy các quân nhân hoặc chuyên gia từ Bộ Năng lượng Mỹ di chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ để giám sát, hoặc di chuyển vũ khí hạt nhân ra khỏi nước này. Một quan chức Mỹ cho biết, nếu có hoạt động liên quan đến vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ có một số ít quan chức cấp cao nắm được tình hình.
Máy bay và vũ khí của Mỹ đồn trú tại căn cứ Incirlik nằm tách biệt so với nơi đóng quân của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Trong vòng vài giờ khi xảy ra binh biến, Mỹ đã nâng mức cảnh báo an ninh đối với 2.700 binh lính đồn trú ở Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có Incirlik.
Các nguồn tin cho biết, mã an ninh "Delta" đã được thiết lập - về mặt kỹ thuật báo hiệu cuộc tấn công sắp xảy ra. Các quan chức Mỹ nói rằng, việc nâng cao cảnh báo an ninh để đảm bảo an toàn về tổng thể, không riêng gì vũ khí hạt nhân.
Đánh giá về nguy cơ đối với vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Walker cho rằng, các vũ khí hạt nhân phải được Washington kích hoạt mới có thể sử dụng.
Tom Collina, giám đốc chính sách thuộc Quỹ Ploughshares - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tìm kiếm các sáng kiến nhằm ngăn chặn sự lây lan vũ khí hạt nhân có trụ sở tại San Francisco, Mỹ nói, đây không phải lần đầu tiên xảy ra nguy cơ mất an toàn vũ khí hạt nhân tại các quốc gia NATO.
Mỹ đã rút vũ khí hạt nhân ra khỏi Hy Lạp sau khi xảy ra đảo chính vào năm 1967. Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra 5 lần đảo chính và tình trạng vũ khí hạt nhân tại quốc gia này không thực sự rõ ràng.
Theo Soha News
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục truy quét sau đảo chính, dọa cắt quan hệ với Mỹ Reuter đưa tin, đến ngày 18/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt và sa thải gần 20.000 cảnh sát, nhân viên tư pháp và quân đội sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7. Ankara cũng dọa sẽ xem lại quan hệ với Mỹ nếu Mỹ không dẫn độ giáo sĩ bị buộc tội chủ mưu đảo chính. Việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành...