Đảo chính quân sự: Vẫn còn giải pháp cho Myanmar

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia nhận định việc ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi sẽ tác động lớn đối với quân đội và đất nước Myanmar thời gian tới.

Quyết định bất ngờ của quân đội Myanmar khi bắt giữ Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi cũng như tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở nước này hôm 1/2 gây ra làn sóng chỉ trích rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nehginpao Kipgen – Giám đốc điều hành tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS), cho rằng sự kiện này không quá bất ngờ đối với các nhà quan sát trong khu vực, nhất là những người lâu nay vẫn quan tâm tới tình hình Myanmar.

Chủ ý của quân đội

Căng thẳng giữa quân đội và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) bùng phát mạnh mẽ kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái sau chiến thắng của NLD. Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) – đảng đối lập chính, có liên kết chặt chẽ với quân đội và là bên thất bại trong cuộc bầu cử, không chấp nhận kết quả.

Đảng USDP liên tục cáo buộc Ủy ban Bầu cử Liên minh (UEC) và đảng NLD thông đồng, cấu kết gian lận bầu cử, trong đó có việc cho phép những người trùng tên sử dụng cùng một chứng minh thư, bỏ phiếu không có chứng minh thư, cử tri mang chứng minh thư giả và vấn đề cử tri chưa đủ tuổi và quá tuổi…

Đảo chính quân sự: Vẫn còn giải pháp cho Myanmar - Hình 1

Đảo chính quân sự sẽ có tác động lớn đối với quân đội nói riêng và đất nước Myanmar nói chung. (Ảnh: AP)

Căng thẳng đẩy lên cao trào khi quân đội tham gia, ủng hộ những cáo buộc của đảng USDP. Quân đội tuyên bố cần phải hành động để bảo vệ “sự ổn định” của đất nước, cáo buộc ủy ban bầu cử quốc gia đã không giải quyết “những sai phạm lớn” trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020.

Theo Tiến sĩ Nehginpao Kipgen, quân đội Myanmar đang chịu áp lực quốc tế rất lớn sau khi Liên hợp quốc công bố kết quả điều tra quốc tế về cuộc khủng hoảng người Rohingya vào tuần trước.

Chưa dừng lại ở đó, trên Financial Times hôm 23/1, bà Aung San Suu Kyi có bài bình luận, đề cập về vấn đề này, tuyên bố sẽ có các hành động cụ thể để trừng phạt các thành viên quân đội bị kết tội, truy tố thông qua hệ thống tư pháp quân sự.

Tiến sĩ Nehginpao Kipgen cho rằng, những gì vừa xảy ra ở Myanmar vừa qua chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn giữa quân đội và đảng NLD, xoay quanh thất bại của đảng USDP trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.

Đảng USDP cho biết, họ đã kêu gọi sự can thiệp của quân đội với lý do UEC không quan tâm nghiêm túc đến các khiếu nại về gian lận bầu cử. Theo USDP, họ đã gửi hơn 1.200 phản đối và khiếu nại lên cảnh sát và ủy ban bầu cử.

UEC luôn cho thấy sự nhất quán, khẳng định không tìm thấy bất thường lớn nào có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. UEC cũng cho rằng, các quan sát viên độc lập trong nước và quốc tế nhận thấy việc tiến hành cuộc bầu cử nhìn chung là tự do và công bằng.

Đảng USDP và quân đội cũng đã kêu gọi Quốc hội – vốn lên lịch họp vào hôm 1/2, tổ chức phiên họp đặc biệt để thảo luận về cái mà họ gọi là “gian lận hàng loạt”. Thế nhưng, Quốc hội đã bác bỏ điều này với lý do các quyết định của UEC là quyết định cuối cùng về các vấn đề liên quan đến bầu cử.

Trong khi đó, Tòa án Tối cao Myanmar đang cân nhắc, xem xét yêu cầu của USDP triệu tập UEC để làm rõ về những cáo buộc sai trái trong bầu cử, song các nhà quan sát pháp lý cho rằng khó có thể giải quyết vấn đề nếu không có bằng chứng mới, thuyết phục.

Tạo tiền lệ xấu

Theo nhận định của Tiến sĩ Nehginpao Kipgen, các hành động phản tác dụng của quân đội làm suy yếu các thể chế mà quân đội đã đặt ra, làm đảo lộn quy trình bầu cử cơ bản và chuyển giao quyền lực chính trị.

Theo Hiến pháp Myanmar, quân đội có cơ sở chính đáng để tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, với việc đe dọa thu hồi hiến pháp (hôm 1/2), quân đội Myanmar cho biết sẵn sàng lật ngược hệ thống chính trị khi lợi ích của họ bị đe dọa.

Video đang HOT

Hiến pháp là sản phẩm trí tuệ của quân đội, được thực hiện kể từ cuộc tổng tuyển cử năm 1990, và thậm chí còn được đưa ra trưng cầu dân ý vào năm 2008.

Chính bản hiến pháp này quy định, trao cho Tổng thống Myanmar quyền bổ nhiệm các thành viên của UEC. Tổng thống được bổ nhiệm bởi các thành viên của quốc hội, văn phòng thường đại diện cho lợi ích của đảng cầm quyền – đảng chiếm đa số trong quốc hội.

Hệ thống chính trị, pháp luật này đã được sử dụng trong cuộc bầu cử năm 2010. Vào thời điểm đó, đảng USDP đã giành chiến thắng áp đảo. Sau đó, Tổng thống Thein Sein – từng là tướng quân đội, có quyền bổ nhiệm những người mà đảng của ông ấy hoặc ông ấy lựa chọn vào các vị trí trong chính quyền cũng như UEC.

Đảo chính quân sự: Vẫn còn giải pháp cho Myanmar - Hình 2

Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi nhận lá phiếu trong phong bì khi bà đến để bỏ phiếu sớm cho cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11, tại văn phòng Ủy ban Bầu cử Liên minh ở Naypyitaw, Myanmar. (Ảnh: AP)

Thế nhưng, trong 5 năm qua, Chính phủ Myanmar do đảng NLD cầm quyền đã kiểm soát cả hai viện của quốc hội, và đề cử các đảng viên của NLD cho vị trí tổng thống. Với chiến thắng vang dội trong các cuộc bầu cử, hiến pháp mang lại cho NLD sự ảnh hưởng lớn hơn ở đất nước này.

“Công bằng mà nói, ngoài việc chỉ ra khoảng cách lớn giữa NLD và các các đảng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông, UEC có thể giải quyết triệt để hơn các cáo buộc gian lận với việc làm rõ chi tiết về các sự cố gian lận được phát hiện, trước khi đưa ra kết luận”, Tiến sĩ Nehginpao Kipgen cho hay.

Theo Tiến sĩ Nehginpao Kipgen, UEC đã quá vướng vào cuộc chiến ủy nhiệm giữa quân đội và NLD. Ủy ban này đã không biết cách xử lý thỏa đáng trong vấn đề tranh cãi giữa các bên về khiếu nại bầu cử, tránh những mối lo ngại đó vượt khỏi tầm kiểm soát.

Mọi việc chưa hẳn là không có lối thoát cho tình hình hiện nay ở Myanmar. Theo đó, các thành viên Quốc hội có thể cân nhắc, tính đến đề nghị của quân đội, lập ủy ban điều tra các khiếu nạn về gian lận bầu cử, xóa tan nghi ngờ, đồng thời tạo tiền đề cho việc giải quyết các vụ việc tương tự sau này.

Đối với quốc gia từ lâu đã quen với một hệ thống chính trị nơi quân đội nắm giữ sự ảnh hưởng lớn, một số phân tích cho rằng cần giảm bớt vai trò của quân đội trong quản lý, điều hành đất nước để Myanmar tránh khỏi sự thụt lùi trong những năm tới.

Tại Myanmar, quân đội có sức mạnh, vai trò và ảnh hưởng quá lớn trong nền chính trị. Giới quan sát cho rằng, lực lượng quân đội Myanmar nên sử dụng quyền lực đó theo chức năng của mình, bảo vệ đất nước, giữ ổn định tình hình, tránh can dự quá sâu vào quá trình chuyển đổi dân chủ ở nước này.

Dư luận Myanmar phần lớn không ủng hộ đảo chính quân sự. Theo kết quả các cuộc khảo sát gần đây, hầu hết các cử tri Myanmar tin rằng NLD là đảng duy nhất có thể ngăn chặnn các mối đe dọa nội bộ từ quân đội và những chỉ trích từ bên ngoài.

Aung San Suu Kyi - Biểu tượng dân chủ của Myanmar

Aung San Suu Kyi được coi là ngọn hải đăng cho nhân quyền, người đã từ bỏ quyền tự do cá nhân để thách thức các tướng lĩnh quân đội Myanmar.

Quân đội sáng nay đã bắt Cố vấn Nhà nước Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền Myanmar trong một cuộc đột kích mà họ tuyên bố nhằm phản ứng với cuộc bầu cử gian lận hồi tháng 11, trong đó đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng.

Các động thái diễn ra sau nhiều ngày nổi lên lo ngại về một cuộc đảo chính, phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa bà Suu Kyi và lực lượng quân đội.

Năm 1991, Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình, trong khi vẫn bị quản thúc tại gia. Bà được ca ngợi là "tấm gương xuất sắc về sức mạnh của người không có quyền lực".

Tại quê nhà, bà vẫn được người dân tôn kính. Nhưng trên trường quốc tế, cách Suu Kyi phản ứng với cuộc khủng hoảng nhân đạo Rohingya khiến uy tín của bà bị giảm sút đáng kể.

Aung San Suu Kyi - Biểu tượng dân chủ của Myanmar - Hình 1

Aung San Suu Kyi tại Naypyitaw, Myanmar, hồi tháng 3/2016. Ảnh: Reuters.

Suu Kyi đã trải qua 15 năm bị giam giữ từ năm 1989 đến 2010. Cuộc đấu tranh của bà nhằm mang lại nền dân chủ cho Myanmar, vốn được cai trị bởi quân đội, đã khiến Suu Kyi trở thành một biểu tượng quốc tế về nỗ lực phản kháng hòa bình khi đối mặt với áp bức.

Tháng 11/2015, bà lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử công khai đầu tiên của Myanmar trong vòng 25 năm.

Hiến pháp Myanmar ngăn Suu Kyi trở thành tổng thống bởi bà có chồng, con mang quốc tịch nước ngoài. Nhưng Suu Kyi, 75 tuổi, vẫn được coi là nhà lãnh đạo thực tế của Myanmar với chức danh chính thức là cố vấn nhà nước. Tổng thống Myanmar Win Myint là một đồng minh thân cận của bà.

Suu Kyi là con gái của anh hùng dân tộc Myanmar, tướng Aung San. Ông bị ám sát năm bà mới hai tuổi, không lâu trước khi Myanmar giành được độc lập khỏi tay thực dân Anh năm 1948.

Năm 1960, bà tới Ấn Độ với mẹ là Daw Khin Kyi, người được bổ nhiệm làm Đại sứ Myanmar tại Delhi lúc bấy giờ.

4 năm sau, bà đến Đại học Oxford, Anh, theo học ngành triết học, chính trị và kinh tế. Tại đây, bà gặp người chồng tương lai của mình, học giả Michael Aris.

Sau thời gian sống và làm việc tại Nhật Bản và Bhutan, Suu Kyi định cư tại Anh, nuôi dạy hai con là Alexander và Kim. Tuy nhiên, bà vẫn luôn đau đáu nghĩ về đất nước Myanmar.

Khi bà trở về Rangoon (nay là Yangon) năm 1988 để chăm sóc người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, Myanmar đang rơi vào một cuộc chính biến lớn. Hàng nghìn học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và nhà sư đã xuống đường biểu tình yêu cầu cải cách dân chủ.

"Là con gái của cha tôi, tôi không thể thờ ơ với những gì đang diễn ra", bà tuyên bố trong bài phát biểu ở Rangoon ngày 26/8/1988. Suu Kyi sau đó lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại nhà cầm quyền quân sự Myanmar, tướng Ne Win.

Lấy cảm hứng từ các chiến dịch bất bạo động của lãnh đạo dân quyền Mỹ Martin Luther King và Mahatma Gandhi của Ấn Độ, Suu Kyi đã tổ chức các cuộc mít tinh trên khắp đất nước, kêu gọi cải cách dân chủ trong hòa bình và bầu cử tự do.

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình bị bị quân đội đàn áp thẳng tay. Lực lượng này đã giành chính quyền trong một cuộc đảo chính ngày 18/9/1988. Suu Kyi bị quản thúc tại gia vào năm 1989.

Chính quyền quân sự Myanmar tổ chức bầu cử quốc gia vào tháng 5/1990. Đảng NLD của Suu Kyi giành chiến thắng thuyết phúc song các lãnh đạo quân đội từ chối chuyển giao quyền lực.

Suu Kyi bị quản thúc tại gia ở Rangoon trong 6 năm. Bà được trao trả tự do vào tháng 7/1995.

Bà một lần nữa bị quản thúc vào tháng 9/2000 khi cố gắng đến thành phố Mandalay nhằm phản đối các biện pháp hạn chế đi lại. Suu Kyi được trả tự do vô điều kiện vào tháng 5/2002 nhưng chỉ hơn một năm sau bà lại bị bỏ tù sau một cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ bà và lực lượng do chính phủ hậu thuẫn. Bà sau đó được trở về nhà nhưng tiếp tục bị quản thúc tại gia.

Đôi khi Suu Kyi có thể được gặp các quan chức đảng NLD và một số nhà ngoại giao nhưng trong những năm đầu, bà thường bị biệt giam. Bà không được phép gặp hai con trai và chồng mình. Chồng bà qua đời vào tháng 3/1999 vì ung thư.

Giới chức quân sự Myanmar lúc đó đề nghị để bà quay về Anh gặp chồng khi ông ốm nặng nhưng bà từ chối vì sợ rằng sẽ không được quay trở lại đất nước.

Suu Kyi bị gạt sang một bên trong cuộc bầu cử đầu tiên của Myanmar sau hai thập kỷ vào ngày 7/11/2010. Tuy nhiên, bà được bãi bỏ quản thúc tại gia 6 ngày sau đó và gặp lại con trai.

Aung San Suu Kyi - Biểu tượng dân chủ của Myanmar - Hình 2

Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo đảng LND Aung San Suu Kyi tổ chức họp báo tại nơi ở của bà ở Yangon hồi tháng 11/2014. Ảnh: Reuters.

Khi chính phủ mới bắt tay vào cải cách, Suu Kyi và đảng của bà bắt đầu hoạt động mạnh mẽ trở lại. Họ giành được 43/45 ghế còn trống tại quốc hội gồm 664 thành viên của Myanmar trong cuộc bầu cử bổ sung tháng 4/2012.

Tháng 5/2012, Suu Kyi rời Myanmar lần đầu tiên trong 24 năm, dấu hiệu của sự tin tưởng rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo mới sẽ cho phép bà quay trở lại đất nước.

Từ khi trở thành cố vấn nhà nước, uy tín của Suu Kyi trong vai trò lãnh đạo bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cách bà xử lý cuộc khủng hoảng nhân đạo Rohingya.

Năm 2017, hàng trăm nghìn người dân tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi đã phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh vì một cuộc truy quét của quân đội sau một số vụ tấn công chết người nhằm vào các đồn cảnh sát ở bang Rakhine, vùng duyên hải phía tây đất nước, là nơi sinh sống chủ yếu của người Rohingya.

Myanmar hiện phải đối diện một vụ kiện với cáo buộc diệt chủng tại Tòa án Công lý Quốc tế, trong khi Tòa án Hình sự Quốc tế đang điều tra nước này về tội ác chống lại loài người.

Những người ủng hộ Suu Kyi trước đây trong cộng đồng quốc tế giờ chỉ trích bà vì không làm gì để ngăn hành vi hãm hiếp, giết chóc thậm chí là tội ác diệt chủng có thể xảy ra khi từ chối lên án quân đội hay thừa nhận các hành vi tàn bạo.

Nhiều người ban đầu cho rằng Suu Kyi là một chính trị gia thực dụng chỉ đang cố gắng điều hành một quốc gia đa sắc tộc với lịch sử phức tạp. Nhưng việc bà bảo vệ quân đội trước hành động với người Rohingya tại Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan, hồi năm ngoái được coi là bước ngoặt mới khiến danh tiếng quốc tế của Suu Kyi sụp đổ.

Aung San Suu Kyi - Biểu tượng dân chủ của Myanmar - Hình 3

Người tị nạn Rohingya lao động ở Bangladesh. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, tại quê nhà Myanmar, Suu Kyi vẫn được coi trọng trong cộng đồng tín đồ Phật giáo chiếm đa số, vốn không mấy thiện cảm với người Rohingya theo đạo Hồi.

Kể từ khi lên nắm quyền, Suu Kyi và chính phủ NLD của bà cũng phải đối mặt với nhiều chỉ trích vì quyết định truy tố các nhà báo và nhà hoạt động dựa trên những luật từ thời thuộc địa.

Bà đã đạt được tiến bộ trong cải cách ở một số lĩnh vực nhưng quân đội vẫn nắm giữ 1/4 số ghế tại quốc hội và kiểm soát các bộ chủ chốt như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Biên giới.

Tháng 8/2018, Suu Kyi mô tả các tướng lĩnh trong nội các của bà là "khá ngọt ngào".

Giới chuyên gia nhận định quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar dường như đang bị đình trệ.

Đại dịch Covid-19 hiện cũng diễn biến khá nghiêm trọng ở nước này, làm gia tăng áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã nghèo nàn của đất nước. Những biện pháp phong tỏa tàn phá sinh kế người dân.

Dù vậy, độ tín nhiệm của Suu Kyi vẫn ở mức cao. Một cuộc khảo sát năm 2020 cho thấy 79% người dân Myanmar vẫn đặt niềm tin vào bà, tăng từ mức 70% năm 2019.

Sau cuộc bắt giữ Suu Kyi, quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong một năm. Quyền lãnh đạo đất nước được trao cho tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing. Một số nước đã lên tiếng về vụ việc. Australia kêu gọi quân đội thả những người bị bắt giữ, trong khi Mỹ tuyên bố sẽ "hành động" nếu tiến trình dân chủ ở Mynamar bị cản trở.

"Đây là một bước thụt lùi lớn, không chỉ đối với nền dân chủ ở Myanmar, mà còn đối với lợi ích của Mỹ. Đó là một lời nhắc nhở khác rằng việc Mỹ không có sự can dự đáng tin cậy và ổn định trong khu vực đã khuyến khích các lực lượng chống dân chủ", Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ dưới thời cựu tổng thống Obama, nói về động thái bắt giữ Suu Kyi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thẩm phán bác yêu cầu ngăn ông Elon Musk, DOGE sa thải nhân sự hàng loạtThẩm phán bác yêu cầu ngăn ông Elon Musk, DOGE sa thải nhân sự hàng loạt
22:25:06 19/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Tổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông BidenTổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông Biden
06:19:15 20/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Ông Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga - Mỹ, hoãn thăm Ả Rập Xê ÚtÔng Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga - Mỹ, hoãn thăm Ả Rập Xê Út
22:19:49 19/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Đảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậuĐảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậu
05:44:38 20/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025

Tin đang nóng

Sau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMITSau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMIT
14:35:12 21/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầuChồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầu
13:33:57 21/02/2025
Chấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diệnChấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diện
16:44:35 21/02/2025
Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025
14:57:14 21/02/2025
Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?
13:20:32 21/02/2025
Trần Hiểu nghi yêu lại bồ cũ của bạn, nhà gái từng tung file ghi âm 18+ chấn động vạch mặt bạn trai ngoại tìnhTrần Hiểu nghi yêu lại bồ cũ của bạn, nhà gái từng tung file ghi âm 18+ chấn động vạch mặt bạn trai ngoại tình
13:25:12 21/02/2025
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chếGiơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế
16:38:18 21/02/2025
MXH tràn ngập clip Hoàng Cảnh Du đưa gái lạ du lịch Phú Quốc, chuyện tình với Địch Lệ Nhiệt Ba nghi đã "toang"MXH tràn ngập clip Hoàng Cảnh Du đưa gái lạ du lịch Phú Quốc, chuyện tình với Địch Lệ Nhiệt Ba nghi đã "toang"
14:09:05 21/02/2025

Tin mới nhất

Hàn Quốc bắt giữ người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng

Hàn Quốc bắt giữ người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng

18:27:02 21/02/2025
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, cảnh sát đã chính thức lập hồ sơ chống lại Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc cản trở việc thi hành lệnh bắt giữ ông vào tháng 1 vừa qua.
Nam Phi kêu gọi G20 thúc đẩy hợp tác để đạt các mục tiêu phát triển bền vững

Nam Phi kêu gọi G20 thúc đẩy hợp tác để đạt các mục tiêu phát triển bền vững

18:24:13 21/02/2025
Điều này không chỉ giúp các quốc gia vượt qua những thách thức toàn cầu mà còn thúc đẩy sự thịnh vượng và bảo vệ phát triển bền vững toàn cầu.
Bắt giữ nhiều 'mắt xích' liên quan băng nhóm ma túy khét tiếng Mexico

Bắt giữ nhiều 'mắt xích' liên quan băng nhóm ma túy khét tiếng Mexico

18:20:59 21/02/2025
Kết quả này góp phần vào thành công chung của chiến dịch chống ma túy, khi từ tháng 10/2024, Hải quân Mexico đã tịch thu được 26,5 tấn cocaine.
Tổng thống Trump muốn đích thân kiểm tra dự trữ vàng Mỹ

Tổng thống Trump muốn đích thân kiểm tra dự trữ vàng Mỹ

18:07:59 21/02/2025
Kể từ đó, Fort Knox được mở thêm một lần nữa. Vào năm 2017, Bộ trưởng Tài chính khi đó Steve Mnuchin đã đến thăm Fort Knox cùng Thống đốc Kentucky Matt Bevin và các đại biểu quốc hội.
Canada trừng phạt các tập đoàn liên quan đến buôn bán thuốc giảm đau fentanyl

Canada trừng phạt các tập đoàn liên quan đến buôn bán thuốc giảm đau fentanyl

18:05:41 21/02/2025
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng An toàn Công cộng David McGuinty nêu rõ các băng nhóm trên gồm Gulf Cartel, Sinaloa Cartel, gia tộc Michoacan, United Cartels, MS-13, TdA và Jalisco New Generation Cartel.
Cảnh sát Philippines bắt giữ trên 450 người liên quan một trung tâm lừa đảo

Cảnh sát Philippines bắt giữ trên 450 người liên quan một trung tâm lừa đảo

17:56:17 21/02/2025
Đây là chiến dịch mới nhất sau nhiều vụ bắt giữ tương tự từ đầu năm đến nay. Tháng 1 vừa qua, lực lượng chức năng Philippines cũng vừa bắt giữ khoảng 400 người nước ngoài tại thủ đô Manila.
Cuba nỗ lực tháo gỡ khó khăn của ngành du lịch

Cuba nỗ lực tháo gỡ khó khăn của ngành du lịch

17:51:27 21/02/2025
Bất chấp những khó khăn chung, Cuba xác định du lịch là đầu tàu của nền kinh tế, một lĩnh vực quan trọng thu hút nguồn ngoại tệ. Trong năm 2025, ngành du lịch Cuba đặt mục tiêu đón trên 2,6 lượt triệu khách quốc tế. khách quốc tế.
Mỹ đưa ra thời hạn để các nước NATO đáp ứng mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng

Mỹ đưa ra thời hạn để các nước NATO đáp ứng mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng

17:45:39 21/02/2025
Tổng thống Pellegrini cho biết thêm Slovakia xem xét vấn đề này theo quan điểm thực dụng và quan tâm đến việc đầu tư các dự án lưỡng dụng như một phần trong kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng.
Điện Kremlin: Cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ sẽ diễn ra sớm nhất có thể

Điện Kremlin: Cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ sẽ diễn ra sớm nhất có thể

17:35:50 21/02/2025
Ông Peskov cho biết thêm Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng đã chỉ đạo nhân viên ngoại giao của bộ nhanh chóng thành lập các nhóm đàm phán ở cấp chuyên gia để khởi động tiến trình thảo luận về tất cả vấn đề liên quan.
Người phụ nữ có 5 chiếc kính áp tròng mắc kẹt trong mắt suốt nhiều tháng

Người phụ nữ có 5 chiếc kính áp tròng mắc kẹt trong mắt suốt nhiều tháng

17:32:06 21/02/2025
Các bác sĩ cho biết: " May mắn là không có vấn đề gì nghiêm trọng do các kính áp tròng còn sót lại trong mắt bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu chúng vẫn tồn tại lâu dài, nguy cơ tác dụng phụ như tổn thương giác mạc và nhiễm trùng do vi khuẩn có...
Giải mã 'cú sốc' Tổng thống Trump quay lưng với ông Zelensky

Giải mã 'cú sốc' Tổng thống Trump quay lưng với ông Zelensky

16:12:45 21/02/2025
Ông Trump đã đan xen những lời chỉ trích của mình đối với cả ông Biden và Zelensky, ám chỉ vào tối 19/2 rằng tổng thống Ukraine đã ăn may với sự hỗ trợ của Mỹ dưới thời chính quyền Biden.
Trung Quốc kêu gọi Mỹ giải quyết căng thẳng thương mại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau

Trung Quốc kêu gọi Mỹ giải quyết căng thẳng thương mại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau

16:09:01 21/02/2025
Động thái này đã làm dấy lên những lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu hiện từng bước hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?

Sao việt

18:22:35 21/02/2025
Hoa hậu Việt Nam 2020 đã đổi hết các thông tin cá nhân trên Fanpage, Facebook và Instagram cá nhân thành Miss Vietnam 2020
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Góc tâm tình

18:12:13 21/02/2025
Chỉ vì lỡ gắp một miếng thịt kho tàu, tôi bị mẹ chồng mắng té tát, sỉ nhục không thương tiếc rồi đuổi thẳng cổ về nhà mẹ đẻ!
Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Lạ vui

17:22:54 21/02/2025
Cảm thấy khó chịu vì gà trống của hàng xóm gáy lúc 3 giờ sáng, một người đàn ông lớn tuổi ở Kerala, Ấn Độ đã nộp đơn khiếu nại chính thức, thúc đẩy chính quyền điều tra và ra lệnh di dời chuồng gia cầm.
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Sao thể thao

17:21:20 21/02/2025
Thất bại toàn diện của Man City trước Real Madrid đã tóm tắt cả mùa giải khác biệt của hai tiền đạo tiên phong của bóng đá thế giới.
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Sao châu á

17:13:54 21/02/2025
Koo Jun Yup và gia đình Từ Hy Viên đang xảy ra bất đồng trong việc lựa chọn hình thức chôn cất tro cốt của cố minh tinh.
Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?

Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?

Tv show

16:53:03 21/02/2025
Chương trình mới sẽ lên sóng sau Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió đang nhận được nhiều quan tâm khi được dự đoán sẽ gây sốt trong thời gian tới.
Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc

Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc

Sáng tạo

16:46:41 21/02/2025
Ngoài vẻ đẹp, hoa cẩm tú cầu được coi là biểu tượng của tình yêu, sự lãng mạn và lòng trắc ẩn, nó được nhiều người cắm trong nhà mà không biết loại hoa này cực độc.
Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn

Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn

Netizen

16:43:25 21/02/2025
Một công dân Ấn Độ đã bị bắt tại Nepal sau khi liên quan đến một vụ việc tại một sự kiện du lịch khiến Phó Thủ tướng Nepal Bishnu Paudel bị bỏng nhẹ.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản

Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản

Ẩm thực

16:42:02 21/02/2025
Thực đơn cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản. Bữa cơm này hẳn sẽ giúp cả nhà vừa ngon lại no căng bụng, đủ dinh dưỡng.