Đảo chính Ai Cập và những hậu quả địa chính trị
Cuộc đảo chính quân sự vừa qua khiến Ai Cập bước vào một giai đoạn khủng hoảng mới đầy bất ổn, với những hậu quả địa chính trị khôn lường.
Danh sách các câu hỏi chưa có câu trả lời là khá dài. Đó là quá trình chuyển đổi sang một chính phủ dân sự thông qua bầu cử sẽ diễn ra trong bao lâu? Phe ủng hộ Mursi sẽ phản ứng với mức độ bạo lực như thế nào? Những điều chỉnh chính sách đối ngoại nào sẽ được quân đội Ai Cập thực hiện, sau khi lật đổ Tổng thống Mursi?
Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Al-Sisi tuyên bố tước bỏ quyền lực của Tổng thống Mursi.
Ai Cập thời “hậu Mursi” có thể sẽ ngả về phe bảo thủ ở Saudi Arabia, có một vai trò quyết đoán hơn trong cuộc khủng hoảng Syria, mang lại một sự đảm bảo lớn hơn cho Israel… Nói cách khác, đây có thể là một sự “phục hồi nguyên trạng” chính sách đối ngoại vốn được giới quân sự Ai Cập từng ưa chuộng.
Video đang HOT
Những diễn biến thời “hậu Mursi” ở Ai Cập sẽ trái ngược với lợi ích của Iran, Syria và Hezbollah ở Lebanon… Đó là chưa kể cuộc đảo chính này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến phong trào Hamas tại các vùng lãnh thổ bị Palestine bị chiếm đóng và tạo điều kiện cho Israel mở rộng các khu định cư Do Thái, coi thường tiến trình hòa bình Trung Đông và tiếp tục phong tỏa Dải Gaza.
Có một điều rõ ràng là một Ai Cập độc lập và tự quyết không bao giờ “hợp khẩu vị” của Israel. Đương nhiên, Israel và Mỹ thích một Ai Cập giống như nước này trong nhiều thập kỷ trước khi xảy ra “Mùa xuân Arập” năm 2011.
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc loại bỏ một chính phủ dân cử bằng vũ lực là đảo chính quân sự, khiến cho những người làm đảo chính và những ủng hộ họ bị tai tiếng (trên thực tế, chính Mỹ đã “bật đèn xanh” cho giới quân sự Ai Cập làm đảo chính lật đổ chế độ Mursi). Cuộc đảo chính này sẽ đẩy Ai Cập vào một thời kỳ bất ổn mới, với một sự đột biến về bạo lực sắc tộc, tôn giáo và phe phái.
Tổng thống Mursi bị quân đội lật đổ, “thể theo nguyện vọng của nhân dân” biểu tình trên đường phố
Suy cho cùng, Ai Cập đã có một tổng thống dân cử theo qui định của hiến pháp và vị tổng thống này bị quân đội lật đổ, “thể theo nguyện vọng của nhân dân” biểu tình trên đường phố. Xét về khía cạnh nào đó, cuộc đảo chính này là một sự nhạo báng các tiêu chuẩn dân chủ mà phương Tây hằng rao giảng.
Theo VNE
Trái đắng "cách mạng hoa nhài"
3 năm sau khi bất ngờ nổi lên, cơn lốc "cách mạng hoa nhài" giờ lại tràn sang chính những nước từng được coi là thành quả của cuộc cách mạng này, gây biến động chính trị khó lường.
Căng thẳng ở Ai Cập có thể lan sang các nước khác trong khu vực
Hôm 4-7, thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Ennahda cầm quyền ở Tunisia R. Ghannouchi tuyên bố rằng kịch bản Ai Cập sẽ không lặp lại ở Tunisia, song không phủ nhận tình hình ở Tunisia đang bị tác động bởi những gì đang xảy ra ở Ai Cập. Tuyên bố này được đưa ra sau khi một số nhà hoạt động Tunisia thông báo mở một chiến dịch nổi dậy (Tamarod) nhằm lật đổ Hội đồng lập hiến, cơ quan đang trong quá trình soạn thảo bản hiến pháp mới cho nước này.
Tunisia là quê hương của "cách mạng hoa nhài", nơi các cuộc biểu tình đường phố đã biến thành bạo lực, lật đổ Tổng thống Ben Ali và buộc ông này phải chạy ra nước ngoài. Từ Tunisia, "cách mạng hoa nhài" tràn sang các nước Trung Đông và Bắc Phi như Ai Cập, Libya... Ấy thế nhưng giờ đây, những cuộc biểu tình đường phố lại tái hiện ở Ai Cập, dẫn đến việc quân đội nước này lật đổ Tổng thống M. Morsi, khiến Tunisia lo ngại điều tương tự ở nước mình.
Không thể phủ nhận thực tế là ông M. Morsi đã không hiện thực hóa được hy vọng của người dân Ai Cập. Lên nắm quyền trong bối cảnh đất nước rệu rã sau "cơn bão" của phong trào "Mùa xuân Arập", kinh tế sa sút, an ninh bất ổn nhưng ông M.Morsi đã không đưa ra được các chính sách và kế hoạch phát triển hiệu quả nào để cải thiện tình hình đất nước. Các cam kết tranh cử cũng lần lượt bị lãng quên, đời sống của người dân ngày càng tồi tệ hơn khi thiếu việc làm, lương thực và nhiên liệu...
Thế nhưng, cũng phải thừa nhận một sự thật rằng, "trái chín" của "mùa xuân Arập" chẳng phải là thành quả của dân chủ như nhiều người từng ca ngợi. Những gì đã và đang diễn ra ở Ai Cập và Tunisia cho thấy, đó không phải là cuộc cách mạng vì dân chủ, mà là cuộc đối đầu giữa các phe phái chính trị, tôn giáo, sắc tộc dưới cái mác "dân chủ"... để tranh giành quyền lực.
Điều đó lý giải vì sao lên nắm quyền qua cuộc bầu cử dân chủ, ông M. Morsi lại bị ép buộc phải ra đi dưới sức nóng của các cuộc biểu tình với những khẩu hiệu chẳng khác nào như của phong trào "Mùa xuân Arập" hơn hai năm về trước là "Bánh mì, tự do và công bằng xã hội"; lý giải vì sao cách đây một năm, người dân Ai Cập đã bắn pháo hoa chào mừng ông M.Morsi, nhưng giờ đây, cũng chính họ, những người đã ủng hộ Tổng thống M.Morsi, lại đốt pháo hoa hân hoan vì đã hạ bệ được ông. Cũng tương tự như ở Tunisia, chính quyền ra đời sau "cách mạng hoa nhài" giờ lại đang lo ngại rằng "sức nóng" từ Ai Cập có thể thiêu cháy chính trường nước mình.
Đó chính là những "quả đắng" hậu "Mùa xuân Arập", phong trào vốn được phương Tây ca tụng như một "cuộc cách mạng" mang lại "dân chủ và tự do" cho một số nước ở Trung Đông và Bắc Phi. Tình cảnh của Ai Cập và Tunisia cảnh báo những ai hy vọng sẽ có "món quà" dân chủ một cách dễ dàng như quảng bá của phương Tây sẽ rất dễ dàng rơi vào thất vọng.
Theo ANTD
Quân đội Ai Cập đảo chính, lật đổ Tổng thống Lực lượng Vũ trang Ai Cập hôm qua (3/7) đã thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi sau khi tối hậu thư 48 giờ kết thúc. Động thái này của quân đội đã được hàng triệu người dân hoanh nghênh. Họ đổ ra đường ăn mừng đầy phấn khích trước viễn cảnh một cuộc bầu cử sẽ được...