Quần đảo Trường Sa – thuộc chủ quyền Việt Nam – giữa Biển Đông có nhiều hòn đảo chìm, hoặc chỉ vừa chạm mặt nước biển. Nhưng Trung Quốc đang dần biến chúng thành những nơi có thể cư trú một cách phi pháp.
Trung Quốc thậm chí còn lập ra các kế hoạch biến các đảo chìm, bán chìm thành những nhà máy xử lý nước, năng lượng nổi trên mặt nước.
Trung Quốc có một vấn đề, đó là các đảo mà họ lấn chiếm không thực sự có con người sinh sống lâu dài. Đó có khi là các vỉa đá ngầm, bãi cạn, đảo san hô. Tuy nhiên, điều này không cản trở tham vọng của Trung Quốc. Họ tìm ra nhiều cách cải tạo, biến chúng thành các hòn đảo mới hoàn toàn, và xây dựng căn cứ quân sự ngay trên đó.
Song để duy trì một căn cứ, Trung Quốc cần có có cách biến các đảo hoang sơ cằn cỗi thành nơi có thể cư trú lâu dài. Và kế hoạch cảng nổi bắt đầu được thực thi. Đưa tin về triển lãm Shiptec China 2014, tuần báo quốc phòng IHS Jane mô tả chi tiết như sau:
“Hiện có hai biến thể đang được xây dựng. Cảng nổi với nền tảng đa năng có thể hỗ trợ làm chỗ cập bến cho tàu 1.000 tấn, các cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa tàu cá, trạm điện, kho trữ nước sạch, khử muối nước biển, trữ nước mưa, kho chứa các trang thiết bị và hậu cần.
Biến thể thứ hai dựa vào tàu bán chìm, có thể tự di chuyển ở khoảng cách gần. Biến thể này có thể được sử dụng cho xây dựng hạng nhẹ, duy trì bảo dưỡng một hòn đảo như nâng cao các bãi cát hay loại bỏ rặng san hô, vỉa đá ngầm. Biến thể này còn có thể là nơi ở tạm thời cho công nhân xây dựng, xử lý nước thải. Cầu nối của nó đủ chịu đựng sức nặng của xe tải 10 tấn”.
Với các cảng nổi, đảo nổi kiểu này, Trung Quốc có khả năng biến đổi các đảo nhỏ một cách nhanh chóng, để từ đó bọc lót mạnh mẽ hơn cho yêu sách chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.
Biển Đông là một trong những khu vực tranh chấp căng thẳng nhất trên thế giới. Bất chấp một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Bắc Kinh vẫn ra yêu sách bao trùm hầu hết vùng biển, kèm theo đó là hàng loạt hành động nhằm thay đổi hiện trạng, biến Biển Đông thành “ao nhà”, độc chiếm những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới cũng như trữ lượng dầu khí giàu có.
Theo Một Thế Giới
Tin mới nhất
Phí kênh đào làm quan hệ Mỹ - Panama thêm sóng gió
15:01:23 23/12/2024
Tuyến đường thủy quan trọng nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương này, cho phép tới 14.000 tàu thuyền qua lại mỗi năm, chiếm 2,5% hoạt động giao thương đường biển toàn cầu.
Giới chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi WHO
14:57:11 23/12/2024
Các chuyên gia cho rằng điều này, nếu xảy ra, sẽ gây ra thảm họa cho ngành y tế toàn cầu.
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024
Cựu phó tổng biên tập tờ Study Times của Trường Đảng trung ương Trung Quốc - ông Deng Yuwen - nhận định: "Lưới chống tham nhũng đã giăng rộng hơn, trong khi mắt lưới ngày càng nhỏ. Bởi vậy, nhiều người bị bắt hơn và ít người có thể thoá...
Tai nạn máy bay tại Mexico khiến 7 người tử vong
14:52:18 23/12/2024
Vụ tai nạn xảy ra tại khu vực rừng rậm hẻo lánh khiến công tác tìm kiếm cứu hộ và vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới
14:46:50 23/12/2024
Mặc dù Giáng sinh không phải là ngày lễ truyền thống ở Nhật Bản, nhưng từ những năm 1970, nhờ một chiến dịch quảng cáo thành công của KFC, việc thưởng thức gà rán vào dịp này đã trở thành một phong tục phổ biến.
Hai công dân Israel đã tiết lộ những thông tin tình báo gì cho Hezbollah?
14:44:01 23/12/2024
Nghi phạm thứ hai là Ta ar Ali, đã chuyển cho Dania các bài báo liên quan đến an ninh của Israel. Cả hai người này đều được yêu cầu liên lạc với một quan chức tình báo cấp cao có tên là Al-Haj .
Cuộc chiến thiết bị bay không người lái: Kỷ nguyên xung đột mới
14:42:18 23/12/2024
Tuy nhiên, sự thay đổi lớn này đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức và đòi hỏi thế giới phải đánh giá lại khái niệm an ninh toàn cầu trong thời đại mà ranh giới giữa con người và máy móc, giữa chiến tranh và hòa bình, ngày càng mờ nhạt.
Những nguyên nhân khiến Iran gặp khủng hoảng năng lượng
13:03:09 23/12/2024
Những khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm quản lý yếu kém, tham nhũng và chính sách giá thấp khiến việc tiêu thụ lãng phí gia tăng.
Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria
11:55:22 23/12/2024
Học giả Ali Akbar Dareini tại Tehran đánh giá, hiện tại Tehran đã mất đi một đồng minh chiến lược ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và điều đó sẽ tác động đến ảnh hưởng của nước này trong khu vực về ngắn hạ...
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:52:45 23/12/2024
Để thúc đẩy cân bằng kinh tế xã hội, Chính phủ Malaysia cũng triển khai Kế hoạch chuyển đổi kinh tế Bumiputera, với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng Bumiputera vào nền kinh tế.
Hành lang Lobito sẽ thay đổi cách vận chuyển khoáng sản trên thế giới?
11:51:22 23/12/2024
Hành lang này cũng sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại khoáng sản sang phía Tây, qua Đại Tây Dương, thay vì tập trung vào hướng Đông qua cảng Dar es Salaam của Tanzania như trước đây.
Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban
11:46:55 23/12/2024
Ông Sharaa cam kết Syria sẽ duy trì "khoảng cách cân bằng" với tất cả các phe phái tại Liban, đồng thời thừa nhận rằng Syria từng là "nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo âu" cho người dân Liban.