Đảo chiều thế trận ngoại giao Trung Đông: Thế giới Arab “gõ cửa” Syria
Nhật báo Jomhouri-e-Eslami của Iran đã có bài viết nhận định về những chuyển biến trên mặt trận ngoại giao của Syria trong thời gian gần đây.
Tổng thống Bashar al-Assad tiếp Tổng thống Sudan Omar al-Bashir. Ảnh: SANA.
Theo Jomhouri-e-Eslami, 7 năm trước – khoảng 10 tháng sau khi xung đột bùng phát ở Syria – Tổng thống Bashar al-Assad nghiêm trang đưa ra một khẳng định mà ngày nay đã trở thành sự thực.
Trong phát biểu trước một nhóm thanh niên Syria, ông nói: “Ngay sau cuộc khủng hoảng, các bạn sẽ thấy các quốc gia Arab hiện đang ấp ủ ý đồ đối đầu với chúng ta sẽ trở lại Damascus để xin lỗi”.
Nhà lãnh đạo Syria trả lời câu hỏi về lập trường gây hấn mà một số quốc gia Arab đưa ra nhằm đối đầu với nước này vào thời điểm đó. “Điều này không có gì là mới với chúng tôi. Người Syria chúng tôi là những người Arab cao quý và sẽ không từ bỏ lập trường của mình”.
Năm 2011, khi cuộc khủng hoảng xảy ra ở Syria, các nước Arab đóng cửa các cơ quan ngoại giao tại Damascus. Hiện tại, khi quân đội Syria đã giáng đòn mạnh vào những phần tử khủng bốvà giải phóng gần như toàn bộ lãnh thổ, các quốc gia Arab dường như đang trong một cuộc đua để mở lại đại sứ quán của họ ở Damascus.
Video đang HOT
Tháng trước, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir – người đã xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Saudi Arabia và các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong những năm qua – trở thành nguyên thủ quốc gia Arab đầu tiên đến thăm Damascus. Các bản tin khác cho biết, lãnh đạo Mauritania cũng đang cân nhắc một chuyến đi tương tự đến quốc gia Trung Đông này.
Bình luận về chuyến thăm bất ngờ của ông Bashir đến thủ đô Syria, nhật báo al-Sudan al-Youm viết: Nhà lãnh đạo Sudan thực hiện chuyến thăm khi ông chắc chắn rằng Syria đã chiến thắng trong cuộc chiến và hiện đang trở lại lộ trình. Ông có thể đã đi đến kết luận rằng, mặt trận đối kháng chiến đã làm thất bại mọi âm mưu chống Syria. Chuyến thăm cũng có thể là một câu trả lời cho các báo cáo gần đây rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ sớm đến Sudan.
Cũng bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Ing. Muhammad Khair al-Akam – chuyên gia về các vấn đề chính trị và quốc tế chia sẻ với Sputnik rằng, chuyến thăm của ông Bashir “có một thông điệp rõ ràng rằng người Arab đang gõ cửa cộng hòa Syria”.
Một tuần sau, UAE chính thức nối lại công việc ngoại giao ở Syria. Bahrain cũng nhanh chóng tiếp bước. Bộ Ngoại giao tiểu vương quốc cho biết động thái này xác nhận chính phủ UAE rất muốn khôi phục quan hệ giữa hai nước anh em trở lại bình thường. Cú rẽ ngoặt này của Abu Dhabi diễn ra khoảng 7 năm sau khi UAE – cùng Saudi Arabia, Qatar, Ai Cập và Bahrain – tước bỏ tư cách thành viên của Syria tại Liên đoàn Arab.
Ngoài Sudan, UAE và Bahrain, Jordan cũng được cho là đang xem xét bình thường hóa quan hệ với Syria. Có vẻ như nhà nước đầu tiên công khai ủng hộ các phiến quân chống Damascus hiện đã đổi hướng đi và đang tìm cách trở thành quốc gia đầu tiên cử đại sứ đến Syria.
Nghị sĩ Lebanon Abdul Rahim Mrad, người đóng vai trò như trung gian giữa Damascus và Riyadh cho biết đang tiếp tục nỗ lực sắp xếp một cuộc họp giữa các quan chức Saudi và Ali Mamlouk – cố vấn an ninh của ông Assad.
Tờ Deutsche Welle của Đức nhận định: “Syria bước vào năm 2019 với tất cả dấu hiệu cho thấy nước này đang được chấp nhận trở lại vào thế giới Arab. Sự chuyển biến ngoại giao là một sự thừa nhận rằng cuộc chiến đã thắng lợi và các nước Arab cần ảnh hưởng ở Syria hậu xung đột”.
HẢI ANH
Theo Laodong
Thủ lĩnh nổi dậy thề quyết tử với quân Assad tại chiến trường đẫm máu cuối cùng ở Syria
Thủ lĩnh nhánh al-Qaida ở Syria thề sẽ chiến đấu ở tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng do lực lượng nổi dậy chiếm đóng nếu chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tấn công.
Thủ lĩnh nhánh al-Qaida ở Syria thề sẽ chiến đấu với quân Damascus ở Idlib. Ảnh: alaraby.
Theo AP, ông Abu Mohammed al-Golani của lực lượng Ủy ban giải phóng Levant nói rằng, việc các tay súng trong các nhóm nổi dậy đầu hàng chính phủ Damascus như ở miền nam Syria sẽ không xảy ra ở Idlib.
Tuyên bố của Al-Golani được đăng tải trong một video công bố trên mạng đêm 21.8 nhân dịp lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo.
Theo Alaraby, Ủy ban giải phóng Levant hay Hayat Tahrir al-Sham (hoặc Tahrir al-Sham và viết tắt là HTS) hiện đang kiểm soát hơn 60% Idlib.
Tuyên bố của thủ lĩnh lực lượng có liên quan đến al-Qaida được đưa ra sau khi các lực lượng chính phủ gửi quân tiếp viện vào tỉnh Idlib, địa bàn nằm ở phía tây bắc Syria, dọc theo biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
"Một cuộc tấn công toàn diện vào Idlib có thể đánh bật khoảng từ 700.000 đến 2,5 triệu người Syria hiện đang có mặt trong tỉnh, nhiều người trong số họ có khả năng sẽ chạy trốn qua biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ" - chuyên gia về vấn đề Trung Đông Paul Iddon nói.
"Do đó, một chiến dịch như vậy có thể dẫn đến chiến dịch tàn phá nặng nề nhất với Syria cho đến nay, hoặc ít nhất là có sức phá hủy như những giai đoạn cuối cùng của trận chiến khốc liệt ở Aleppo cuối năm 2016 - ông Paul Iddon nói thêm.
Các lực lượng chính phủ Syria đã giành lại quyền kiểm soát tại các khu vực nổi dậy ở ngoại ô thủ đô Damascus từ đầu năm nay cũng như giải phóng các tỉnh phía nam gồm Daraa, Quneitra và Sweida.
Sau 7 năm xung đột, hiện Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang đặt mục tiêu vào việc giành lại quyền kiểm soát Idlib.
HẠ ANH
Theo LĐO
Mỹ nói Nga đang bị "mắc kẹt" ở Syria Một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng Washington đang có lợi thế trong việc đàm phán với Nga vì Moscow đang "mắc kẹt" ở Syria. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton (Ảnh: Reuters) Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng Nga đang "mắc kẹt" tại Syria và...