Đảo chiều “mềm” các tuyến đường vào giờ cao điểm để sử dụng hết công năng và giảm ùn tắc
LTS: Ùn tắc giao thông là vấn nạn của Hà Nội và các thành phố lớn, liên quan đến vấn đề này, sáng 16/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội và các bộ ngành về các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.
LTS: Ùn tắc giao thông là vấn nạn của Hà Nội và các thành phố lớn, liên quan đến vấn đề này, sáng 16/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội và các bộ ngành về các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn. Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định những ngày gần đây, tình hình ùn tắc giao thông đang gây bức xúc cho người dân, “đưa con đi học cũng mất mấy tiếng đồng hồ”. Theo Thủ tướng, biết tình hình xấu như vậy mà không có biện pháp thì không có trách nhiệm với nhân dân, đồng thời nhấn mạnh Hà Nội cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển Thủ đô bền vững.
Cũng liên quan đến giải pháp chống ùn tắc giao thông, sáng 12/1, Sở GTVT Hà Nội, UBND TP. Hà Nội tổ chức công bố cuộc thi tuyển “Ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030″. Đây là ý tưởng rất đáng hoan nghênh, nhưng chỉ mời các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế thì rất lãng phí vì tắc đường là chuyện của toàn dân và nhân dân là người thông minh nhất. Vì vậy, với mục đích nhằm chia sẻ những giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô, không xáo trộn đến đời sống của nhân dân, tận dụng tối đa mặt bằng, hạ tầng đường mà không tốn kém, dễ thực hiện. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ý tưởng nhằm giảm ùn tắc giao thông của nhà báo Trần Sĩ Tuấn.
Tắc đường vì không sử dụng hết công năng
Vào các giờ cao điểm, Hà Nội và các thành phố lớn khác như TP.HCM thường xuyên tắc ở tất cả các con đường vào thành phố, còn ở trung tâm thành phố rất ít khi tắc vì có nhiều đường nhánh. Bên cạnh đó, với sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện cá nhân khiến hệ thống giao thông ở các thành phố bị quá tải. Tình trạng này phổ biến ở tất cả các con đường ra vào TP. Hà Nội và TP.HCM.
Buổi sáng trên các con đường đổ vào thành phố bị tắc do người vào trung tâm thành phố làm việc, buổi chiều các con đường đổ ra thành phố bị tắc do người dân đi làm về. Nhiều khi do tắc quá lâu, lượng người quá đông nên đã tràn sang đi cả vào làn đường thoáng bên kia hay đi vào các đường nhánh gây ra tình trạng tắc đôminô, dẫn đến không những tắc cục bộ các tuyến đường nhánh mà còn tắc cả các tuyến đường chính.
Ở đây có sự bất hợp lý khi trên cùng một trục đường ở Hà Nội và TP.HCM, bên này ùn tắc còn bên kia thì thông thoáng. Theo quan sát của chúng tôi, buổi sáng (từ 6h30 đến 9h) lưu lượng tham gia giao thông vào thành phố chiếm 75%, trong khi chiều ra chỉ chiếm 25% và ngược lại, buổi chiều (từ 17h đến 19h) lưu lượng tham gia giao thông từ thành phố đi ra chiếm 75% và chiều vào chỉ chiếm 25%. Các thành phố có rất nhiều con đường vào và đường ra, chúng ta chỉ quy định lại cho hợp lý trong giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều để làm sao cũng vẫn với hệ thống giao thông này, giảm lưu lượng giao thông chiều bên này và nâng mật độ giao thông chiều bên kia nhằm tận dụng tối đa công năng của các con đường. Chính vì thế, tôi xin đề xuất giải pháp quy định từ 6h30 đến 9h sáng ưu tiên cho đường vào thành phố, biến một số con đường 2 chiều thành 1 chiều và buổi chiều thì ngược lại. Áp dụng đảo chiều “mềm” một cách hợp lý ở tất cả các con đường, cả chiều vào lẫn chiều ra, cả những con đường 1 chiều.
Giải pháp chống ùn tắc
Để dễ hình dung, tôi xin lấy ví dụ từ Hà Đông về Hà Nội có 3 trục đường là đường Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương; đường Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn – Nguyễn Trãi; đường Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng đều là đường 2 chiều. Buổi sáng thường xuyên tắc chiều vào thành phố trên cả 3 trục đường, còn chiều từ trong thành phố đi ra thì thông thoáng. Vì vậy, để giải quyết tình trạng tắc đường một cách hợp lý, đề xuất toàn bộ tuyến đường Giảng Võ – Láng hạ – Lê Văn Lương từ ngã tư Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương về thành phố là đường một chiều từ 6h30 đến 9h sáng. Và buổi chiều từ 17h đến 19h là đường một chiều để người dân và các phương tiện đi ra thành phố. Đường Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn – Nguyễn Trãi và đường Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng là hai đường song song để cho người tham gia giao thông trong giờ cao điểm muốn đi ra hoặc vào thành phố có thể rẽ sang các đường nhánh để ra các trục đường này đỡ mất thời gian di chuyển. Sau giờ cao điểm, từ 9h sáng đến 17h chiều và từ 19h đến 6h30 sáng, hoạt động giao thông tại tuyến đường Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương trở lại hai chiều như cũ (xem hình minh họa).
Video đang HOT
Chọn tuyến đường Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương để áp dụng đảo chiều “mềm” một cách hợp lý vì đây là trục đường trung tâm nằm chính giữa. Hai bên song song có trục đường Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn – Nguyễn Trãi; đường Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng để người tham gia giao thông dễ dàng di chuyển.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của tuyến đường đảo chiều “mềm” Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương, cơ quan chức năng có thể dỡ bỏ dải phân cách cứng và làm các dải phân cách di động (có thể dễ dàng di chuyển trong khung giờ cao điểm để tận dụng tối đa diện tích và công năng của đường).
Từ tuyến đường trên có thể áp dụng cho nhiều nơi, nhiều tuyến đường khác của các thành phố lớn, quy định linh hoạt kể cả đường 1 chiều và 2 chiều để giảm tải.
Ưu điểm của việc áp dụng giải pháp này là tạo ra nhiều con đường rộng mới, thông thoáng mà không tốn kém mở thêm đường, mở rộng hạ tầng cơ sở giao thông khi quỹ đất không còn, nếu mở đường tốn kém hàng nghìn tỷ đồng trong nội đô mà không giải quyết triệt để vấn nạn ùn tắc. Việc áp dụng giải pháp này không gây xáo trộn tới sinh hoạt, hoạt động hàng ngày của người dân và các phương tiện tham gia giao thông. Quan trọng nhất là sử dụng hết công năng của tuyến đường.
Trên đây là một ví dụ cụ thể để chúng ta dễ hình dung, mong rằng lãnh đạo các thành phố lớn như Hà nội, TP.HCM và các thành phố khác thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiên cứu áp dụng một cách hợp lý để giải bài toán ùn tắc giao thông hiện nay.
Song song với đó là áp dụng các biện pháp khác như giảm mật độ xây dựng các chung cư cao tầng dày đặc trên một tuyến đường; Phát triển hệ thống xe công cộng; Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng gấp các trục đường lớn (xuyên tâm, hướng tâm, tiếp tuyến, vành đai, đường nối các đô thị vệ tinh); Xây dựng cầu vượt; Xây dựng các thành phố vệ tinh, kéo giãn, giảm áp lực mật độ dân cư khu vực trung tâm thành phố; Tăng cường giáo dục, tuyên truyền luật lệ giao thông, ý thức cho người dân tham gia giao thông, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý…
Theo Trần Sĩ Tuấn
Sức khỏe & Đời sống
Kế chống ùn tắc của kỹ sư từng làm quy hoạch giao thông Hà Nội
Từng thiết kế quy hoạch hệ thống giao thông VN từ năm 1975, kỹ sư cầu đường Phạm Xuân Hà gửi tới tòa soạn bản đề án hiến kế giải quyết ùn tắc giao thông TP Hà Nội.
Đường Tây Sơn, cầu vượt Thái Hà trở thành nỗi ám ảnh của những người thường xuyên phải đi qua đây vào giờ cao điểm. Ảnh: Đoàn Bổng
Trong đề án dài 7 trang, ông Hà phân tích cụ thể thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan như: Mật độ dân số quá cao; Hệ thống giao thông công cộng trên thực tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân về việc di chuyển (thời gian, tiện nghi); Hệ thống hạ tầng và điều phối giao thông không hợp lý; Ý thức giao thông kém; Tâm lý giao thông bảo thủ; Quy hoạch không hợp lý...
Nêu phương án thực hiện chương trình "Tuyến đường thông minh", về nguyên tắc, ông Hà đưa ra đề xuất là loại trừ tất cả các phương án mở rộng đường nội đô xây đường ngầm.
Lý do đưa ra là vì chi phí xây dựng quá cao (1km đường ngầm chi phí gấp 3 lần xây dựng trên mặt đất, đền bù...), quá trình thực hiện phức tạp (sẽ gây tắc, rối ảnh hưởng cho người dân trong thời gian thi công) và chi phí bảo quản cao, phức tạp trong tương lai.
Về phương án trước mắt, ông Hà đưa ra đề nghị hệ thống "di chuyển thông minh".
Thứ nhất, cải thiện tính hiệu quả của các phương tiện công cộng. Bảo đảm thời gian di chuyển bằng phương tiện công cộng nhanh hơn sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
Cụ thể, trên tất cả các tuyến đường vào nội đô, cách Bờ Hồ 15-30km (nơi có các tuyến ô tô buýt) thuê đất làm bãi đỗ cho xe con, xe máy với giá vé thấp (lấy thu bù chi). Thời gian thực hiện từ 3 tháng đến 1 năm rồi đưa vào vận hành.
Việc này sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các phương tiện công cộng dễ dàng, hạn chế sự lo lắng về vấn đề xe cộ và giảm thiểu số xe cá nhân đi vào nội thành.
Tiếp đó, chuyển các bến xe khách vào nội đô ra gần các bến gửi xe ô tô con và xe máy (thời gian thực hiện 2-3 năm).
Trong TP (các quận nội thành) dành một làn xe (với những tuyến đường có từ 2 làn xe trở lên) cho xe buýt vào các giờ cao điểm (ví dụ sáng từ 6h30 - 8h30, chiều từ 17h -18h30).
Thứ 2 là cải thiện lưu thông: Tất cả các xe liên tỉnh phải chạy đường vành đai cấm vào nội đô; Điều chỉnh giờ làm việc của các cơ quan, trường học, bệnh viện... và đẩy lệch pha giờ làm việc của các cơ quan TƯ, các trường đại học hợp lý so với giờ làm việc của các cơ quan TP Hà Nội...
Về phương án lâu dài, ông Hà nhận định, lý do chính của nạn ùn tắc là do mật độ dân số và nhu cầu đi lại tăng quá nhanh và cao so với diện tích và cơ sở hạ tầng.
Do vậy phương án cơ bản (tầm nhìn 2050) là giãn dân số, giảm phương tiện giao thông tới nội đô, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông.
Ý tưởng được ông Hà nêu lên đó là: Xây dựng các TP vệ tinh Sóc Sơn, Bắc Ninh, Hà Nam, Sơn Tây, Xuân Mai, Các khu Hòa Lạc, Đông Anh, Thường Tín..., những TP nghỉ cuối tuần như Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Tam Đảo...
Việc này cần phải xây dựng cơ chế tốt, hạ tầng tốt để người dân mong muốn được chuyển ra sống tại các TP vệ tinh này.
Tiếp đó, chuyển toàn bộ các trường ĐH, CĐ, bệnh viện và một số cơ quan nhà nước ra ngoại ô hoặc ra các TP vệ tinh.
Nối nội đô với các TP vệ tinh bằng các hệ thống di chuyển thông minh trên mặt đất (đường ô tô, tàu điện, buýt).
Mục tiêu bảo đảm nếu người dân sử dụng những tuyến đường thông minh này sẽ đến nơi làm việc, cơ quan, trường học nhanh hơn và ít tốn kém hơn việc sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân.
Chỉ như vậy mới bảo đảm người dân sẽ cân nhắc động cơ chuyển ra sinh sống ngoài trung tâm và sử dụng phương tiện công cộng.
Ngoài ra, quản lý các phương tiện giao thông cá nhân thông qua thực hiện chế độ "điều tiết thông minh" dòng và lưu lượng các xe cá nhân vào trong TP bằng cách quy định khu vực di chuyển thông qua lệ phí.
Với những phương án này, chắc chắn Hà Nội sẽ giảm ách tắc ngay từ năm 2017, cơ bản hết tắc vào năm 2020 - tiến kịp với các nước tiên tiến trên thế giới vào những năm sau 2030, tùy thuộc quy mô đầu tư.
(Theo Vietnamnet)
Thủ tướng: "Chưa xây nhà cao tầng khi phương án giao thông chưa có" Thủ tướng Chính phủ vừa phải triệu tập cuộc họp với lãnh đạo TP.Hà Nội để bàn về các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn. Thủ tướng Chính phủ đã phải triệu tập cuộc họp với UBND TP Hà Nội và các bộ, ngành về tình hình ùn tắc giao thông. (Ảnh: VGP) Sáng nay (16.1), Thủ tướng Chính...