Dao bằng gỗ sắc hơn dao thép
Các nhà khoa học tại trường ĐH Maryland, Mỹ ( UoM), vừa trình làng một loại dao bằng gỗ, thân thiện với môi trường.
Nó được tạo ra từ loại gỗ cứng gấp 23 lần gỗ tự nhiên nên sắc hơn thép, nhựa hay gỗ tự nhiên tới 3 lần. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một quy trình xử lý hóa chất, tráng nước, ép lạnh và hâm nóng lên gỗ trầm. Sau đó, ngâm trong dầu khoáng dùng cho thực phẩm để tăng khả năng chống thấm nước rồi “rèn” thành dao.
Theo giáo sư Teng Li, ở Khoa Cơ khí UoM, trưởng nhóm nghiên cứu, xenlulo là thành phần chính của gỗ và có tỷ lệ độ bền trên mật độ tốt hơn hầu hết các vật liệu khác như kim loại, gốm sứ… Thực tế, nhóm đề tài không sử dụng hết tiềm năng của gỗ. Bởi vì chỉ có 40% – 50% gỗ được cấu tạo từ xenlulo, phần còn lại bao gồm chất kết dính gọi là hemixenlulo và lignin, làm giảm độ bền của gỗ. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một quy trình gồm hai bước loại bỏ các thành phần yếu hơn của gỗ nhưng vẫn giữ được khung xenlulo. Quá trình này bắt đầu bằng cách tách nhẹ gỗ, khiến nó mềm, kéo dài và trở nên bóng mờ. Giai đoạn hai là sử dụng một máy ép nóng để tạo áp lực lên gỗ, làm cho gỗ kết đông và loại bỏ độ ẩm còn sót lại. Sau khi vật liệu được đúc thành hình dạng mong muốn, nó được phủ một lớp dầu khoáng, giúp giữ độ sắc nét khi sử dụng ngay cả sau khi rửa.
Video đang HOT
Theo nhóm đề tài, phương pháp này có thể làm cho đinh gỗ cứng, nhọn và chắc như đinh thép mà không bị han rỉ. Ngoài tạo ra dao gỗ, các đồ dùng bằng gỗ tự nhiên khác như đũa, thìa, thớt cũng tạo ra từ loại gỗ nói trên nên bền hơn. Riêng dao gỗ cứng cũng có thể được mài lại như dao thép.
Phá vỡ tinh thể 830 triệu năm tuổi tìm kiếm sự sống bên trong
Những sinh vật cổ mắc kẹt trong tinh thể muối có niên đại tới 830 triệu năm. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Tây Virginia và Hiệp hội địa chất Mỹ phát hiện ra rằng bên trong tinh thể 830 triệu năm tuổi có chứa sự sống.
Phá vỡ tinh thể 830 triệu năm tuổi tìm kiếm sự sống bên trong
Tinh thể muối cổ được tìm thấy ở miền trung Australia. Bằng cách kiểm tra dưới kính hiển vi, xử lý kỹ thuật hình ảnh, các nhà nghiên cứu phát hiện tàn tích nhỏ bé về sự sống động vật nhân sơ và tảo trong một tinh thể muối halit từ Hệ tầng Browne đại nguyên sinh.
Theo các nhà địa chất, tàn tích được bảo quản trong các túi chất lỏng cực nhỏ bên trong tinh thể hàng triệu năm. Vai trò của chúng được so sánh giống như những ổ chuột siêu nhỏ tại các khu vực nhỏ bé đang phát triển. Tuy nhiên, phát hiện mới về sự sống bên trong những vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Halite là natri clorua, còn được gọi là muối mỏ, khám phá cho thấy khoáng chất tự nhiên này có thể là nguồn tài nguyên để nghiên cứu môi trường nước mặn cổ đại nhưng chưa được khai thác trước đây. Hơn nữa, các sinh vật bị mắc kẹt trong đó có khả năng vẫn còn sống.
Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch phá vỡ tinh thể để khám phá thêm và tìm câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến nhiều suy đoán về sự sống cổ đại.
Công việc này được tiến hành hết sức thận trọng vì việc đưa sự sống từ 830 triệu năm trước trở về điều kiện môi trường trong thế giới hiện đại sẽ không an toàn tuyệt đối.
Nhưng việc phá vỡ tinh thể không gây ảnh hưởng lớn vì theo các chuyên gia sinh vật sống trong môi trường chưa từng có sự xuất hiện của con người sẽ không phát sinh cơ chế xâm nhập vào bên trong cơ thể con người và gây bệnh.
Kathy Benison, người đứng đầu nghiên cứu, nhà địa chất tại Đại học West Virgini cho biết: "Chúng tôi đã cố gắng tìm cách thực hiện điều đó theo hướng an toàn nhất có thể nhưng chưa đạt kết quả sau một vài năm".
Kết quả nghiên cứu là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu nguồn gốc của sự sống trên Trái Đât và mở ra cánh cửa để tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, nơi các mỏ muối lớn là bằng chứng về các hồ chứa nước lỏng quy mô lớn từ thời xa xưa. Thậm chí, phát hiện mới đưa con người tiến thêm một bước nữa trong việc tìm kiếm bằng chứng về người ngoài hành tinh.
Phát hiện vi khuẩn có gen kháng thuốc kháng sinh ở Nam Cực Các nhà khoa học bất ngờ khi phát hiện loại vi khuẩn có gen kháng thuốc kháng sinh ở Nam Cực.Andres Marcoleta, Đại học Chile, người đứng đầu nghiên cứu chia sẻ kết quả gây sốc sau một thời gian dài làm việc cùng đồng nghiệp. Nhóm nghiên cứu của ông phát hiện vi khuẩn có chứa gen có khả năng kháng thuốc...