Đào bãi rác, choáng vì “kho báu thần Vệ Nữ” 1.800 tuổi
Một mỏ đá bị biến thành bãi rác trong hàng thế kỷ ở Pháp đã tiết lộ kho báu bất ngờ với nhiều đồ tạo tác cổ đại vô cùng quý giá.
Theo Live Science, kho báu vừa được khai quật ở thành phố Rennes – Pháp bao gồm các bức tượng nhỏ mô tả thần Vệ Nữ (Venus), lò nung của thợ gốm, tiền xu cổ, kim gài quần áo…
Vị trí khai quật là một mỏ đá phiến sét cổ đại đã bị người La Mã bỏ hoang từ thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, sau đó biến thành một bãi rác khổng lồ qua hàng thế kỷ.
Một nhà khảo cổ tại hiện trường khai quật – Ảnh: Inrap
Rất có thể những thứ nói trên được người cổ đại vứt bỏ, tuy nhiên sau 1.800 năm lịch sử, chúng trở thành một cổ vật vô giá, nhất là lại được bảo tồn trong tình trạng rất tốt.
Lịch sử được ghi chép cho biết thành phố ở miền Tây Bắc nước Pháp này được thành lập vào thế kỷ I sau Công Nguyên với tên gọi “thị trấn La Mã Condate Riedonum”. Các ngôi nhà, bức tường và các tòa nhà công cộng của thị trấn cổ được xây nên bằng rất nhiều đá, với một phần cấu trúc được bảo tồn cho tới ngày nay.
Video đang HOT
Các bức tượng thần Vệ Nữ, một trong các loại đồ tạo tác gây chú ý từ kho báu cổ đại – Ảnh: Inrap
Mỏ đá – bãi rác cổ này được chú ý vào đầu tháng 3, khi các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Khảo cổ học bảo tồn Quốc gia Pháp (Inrap) công bố rằng một mỏ đá gần đó có khả năng là nơi đã khai thác đá phục vụ cho quá trình xây dựng thị trấn.
Vì vậy việc tìm hiểu nó sẽ đóng góp rất nhiều cho những hiểu biết về quá trình xây dựng, khai mỏ của người La Mã ngày xưa, những công việc mà họ đã nổi tiếng khắp thế giới. Nhiều mỏ đá như vậy đã được họ tạo nên khắp vùng Địa Trung Hải.
Các nhà khảo cổ còn thu thập được nhiều “kho báu” khác từ các cuộc khai quật, bao gồm tàn tích của các tòa nhà gỗ, lò nướng, giếng… cho thấy khu vực này đã được tái sử dụng như một nơi sản xuất thủ công. Một đường ống nước ngầm từ thế kỷ XVII cũng được tìm thấy.
Ai Cập: Kho báu "vượt thời gian" và 3 nhân vật bí ẩn hiện về sau 3.300 năm
Những cấu trúc tuyệt đẹp, gần như không bị thời gian chạm tới đã được phát hiện cùng mộ phần của 3 nhân vật đặc biệt tại "nghĩa trang kho báu" Saqqara của Ai Cập.
Theo Live Science, phát hiện mới ở Saqqara - nghĩa trang cổ đại đã đem đến nhiều kinh ngạc trong vài năm gần đây - đã tiết lộ thêm một ngôi đền cổ, những bức phù điêu gây choáng váng, những ngôi mộ cổ nhuốm màu bí ẩn cùng vô số cổ vật giá trị khác.
Ngôi mộ lớn nhất thuộc về người đàn ông tên là "Panehsy", người giám sát một ngôi đền tên Amun, theo tiến sĩ Lara Weisss, người phụ trách bộ sưu tập Ai Cập và Nubian tại Bảo tàng Cổ vật quốc gia Hà Lan, một trong các thành viên chủ chốt của cuộc khai quật.
Khu đền thờ cổ vừa hé lộ với các cấu trúc nền còn nguyên vẹn - Ảnh: Leiden Turin Expedition to Saqqara
Điều kỳ lạ là không thấy xác ướp của Panehsy trong mộ, mà lại có hài cốt của những người khác, vốn được chôn cất sau khi ông mất một thời gian.
Tất cả thông tin về Panehsy được tiết lộ bởi bức phù điêu đẹp và nguyên vẹn đến mê hoặc, cho thấy ông không có con nhưng việc an táng đã được thuộc cấp lo chu đáo.
Một trong các bức phù điêu tuyệt đẹp được tìm thấy - Ảnh: Leiden Turin Expedition to Saqqara
Một ngôi mộ khác thuộc về Yuyu, một nghệ nhân kim hoàn cổ đại và làm việc cho ngân khố hoàng gia. Trong mộ cũng có phù điêu, mô tả một đám tang rất lớn.
Một ngôi mộ khác không rõ chủ nhân nhưng có những bức tượng mô tả 4 người có thể thuộc một gia đình, cũng được bảo tồn hoàn hảo đến không ngờ.
Cũng hết sức kỳ lạ, những bức tượng này chưa hoàn thiện và dường như là sao chép thiết kế của một ngôi mộ đôi gần đó, nơi yên nghỉ của một cặp nam nữ chết trước đó nửa thế kỷ.
Theo giáo sư Ai Cập học Francesco Tiradritti từ Trường Đại học Kore ở Enna - Ý, chất lượng các bức phù điêu là đáng kinh ngạc nhất trong các phát hiện. Chúng dường như vượt thời gian - hoàn toàn nguyên vẹn sau 3.300 năm, mà còn là những bức tranh ba chiều với trình độ tạo tác vượt xa tưởng tượng trước đây.
Bốn bức tượng chưa hoàn thiện nhưng rất đẹp và được bảo tồn tốt ngoài sức tưởng tượng - Ảnh: Leiden Turin Expedition to Saqqara
Phong cách của phù điêu dường như gợi nhớ đến nghệ thuật cổ xưa hơn, được ứng dụng tại Cổ Vương quốc Ai Cập (năm 2649 đến 2150 trước Công Nguyên), thời kỳ mà các kim tự tháp bắt đầu được xây dựng.
Công việc tại Saqqara vẫn đang tiếp diễn, đảm nhận chính bởi nhóm từ Bảo tàng Cổ vật quốc gia Hà Lan và Bảo tàng Ai Cập ở Turin - Ý.
"Mắc kẹt" vì COVID-19, đào bới gần nhà và phát hiện kho báu quái vật 462 triệu tuổi Tuy rùng rợn với một kho mắt, não, ruột hóa thạch, nhưng những phát hiện mới tại địa điểm hóa thạch Castle Bank là một kho báu vĩ đại đối với khoa học, mở ra cảnh cửa chưa từng biết về "thế giới quái vật" kỷ Ordovic. Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology and Evolution,...