Daniel Craig và nhiều sao nam chuộng mặc suit hồng
Diện thiết kế tông hồng, nhiều sao nam vẫn thể hiện phong cách và cá tính riêng.
The Guardian đưa tin, tại buổi ra mắt phim No Time to Die , Daniel Craig đã mang đến tạo hình mới lạ. Tạm rời xa những bộ suit đen truyền thống, nam diễn viên nhìn nổi bật khi khoác lên mình mẫu áo gam hồng của Anderson & Sheppard.
Giáo sư Andrew Groves, Giám đốc Kho lưu trữ trang phục nam của Đại học Westminster cho biết: “Trước đây, trang phục thảm đỏ của Daniel Craig phù hợp với cách tiếp cận nhân vật qua việc dùng cà vạt đen. Việc nam diễn viên lựa chọn phom dáng áo kết hợp cùng tông hồng cho thấy anh ấy không muốn được xem là James Bond nữa”.
Sau trào lưu nam giới mặc váy, đeo giày cao gót, những bộ suit hồng đã trở thành biểu tượng xóa đi ranh giới giữa nam tính và nữ tính. Ảnh: Getty .
Những bộ suit hồng lên ngôi
Trong năm 2021, bộ suit màu hồng thường xuyên xuất hiện cùng các sao nam tại những sự kiện lớn. Jake Gyllenhaal và Jeremy Pope đều mặc đồ gam hồng đến lễ trao giải Tony.
Theo Công ty Savile Row, bộ đồ màu hồng của Timothée Chalamet tại liên hoan phim Venice tháng trước đã khiến lượng tìm kiếm trên mạng tăng 140%. Phoebe Gormley, từ thương hiệu Gormley & Gamble, khẳng định: “Ngày càng có nhiều đàn ông mặc đồ màu hồng và làm mờ đi ranh giới giữa nam – nữ tính”.
Theo New York Times , cách nam giới mặc hiện nay cho thấy sự thay đổi mà dịch bệnh gây nên. Sau khoảng thời gian dài ở nhà với quần áo ngủ khi giãn cách, đàn ông đang ưu tiên trang phục thoải mái, màu sắc dễ chịu trong đời sống thường ngày.
Mối quan hệ giữa đàn ông và màu hồng có lịch sử khá phức tạp, Esquire nhận định. Một trong những khoảnh khắc ấn tượng là khi Leonardo DiCaprio mặc vest hồng, vào vai Jay Gatsby.
Nhiều sao nam chọn diện suit hồng tham dự những sự kiện lớn. Ảnh: The New York Times .
Học giả thời trang Valerie Steele, Giám đốc Bảo tàng tại Viện Công nghệ Thời trang, nói với The Atlantic vào năm 2013: “Ở thế kỷ 18, một người đàn ông nhìn nam tính kể cả khi mặc bộ đồ lụa màu hồng, thêu hoa”.
Sau đó, màu hồng và xanh lam được sử dụng để phân biệt giữa bé trai và gái. Loạt đồ chơi, quần áo dành cho bé gái sản xuất với màu hồng khiến cho nhiều người khẳng định đây là gam nữ tính.
Tuy nhiên, vào những năm gần đây, màu hồng trở thành gam màu được nam giới ưa chuộng trong thời trang. Các show diễn của Dior, Louis Vuitton… tích cực lăng xê những thiết kế có tông hồng.
Việc nam giới mặc đồ tông hồng như dấu hiệu cho thấy nỗ lực phá bỏ ranh giới giữa nữ tính và nam tính. Đàn ông cũng có thể mặc đồ gam hồng. Bên cạnh đó, nhiều người không ngại diện váy, giày cao gót để thể hiện quan điểm.
Video đang HOT
Mờ đi lằn ranh giới tính
Theo VICE , Liam Kalhagen, một sinh viên 19 tuổi đến từ bang Oregon (Mỹ) muốn mặc váy vì thiết kế này giúp trang phục thêm thú vị. Tuy nhiên, anh gặp nhiều khó khăn khi tìm mua bởi chiều cao và cân nặng.
Trong khi đó, Brian Batesy, một diễn viên 22 tuổi ở Massachusetts (Mỹ), cho biết lý do anh tìm đến những mẫu váy vì bản thân thích.
Rào cản giới tính dần biến mất khi những thứ vốn được coi là biểu tượng của nữ tính hay nam tính dần trở nên linh hoạt hơn.
Ngày nay, mọi người không còn quá phán xét những người đàn ông mặc váy. Các video với chủ đề #boysinskirst (tạm dịch: nam giới mặc váy) thu hút hơn 168 triệu lượt xem. Nhiều người để lại bình luận khen ngợi hành động mặc váy là dũng cảm, mạnh mẽ.
GQ nhận định trào lưu mặc váy ở nam giới đang phát triển. Hình ảnh của Harry Styles trên trang bìa tờ Vogue như lời khẳng định về sự bình đẳng giới. Sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành thời trang khiến nhiều quan niệm truyền thống dần bị gỡ bỏ. Ranh giới giữa trang phục dành cho nam và nữ cũng không còn rõ rệt như xưa.
Xu hướng mặc váy, đeo giày cao gót ở nam giới đang ngày càng phổ biến. Ảnh: Vogue .
Ngoài ra, nhiều chàng trai ở Mỹ và Australia đang cởi mở hơn với những đôi giày cao gót. Nghệ sĩ nhạc kịch Jake O Brien nhận thấy đôi chân nhìn đẹp hơn khi đeo cao gót.
Món phụ kiện vốn phổ biến với thời trang nữ đang được nam giới ưa chuộng hơn. Xu hướng phi nhị nguyên giới (nhóm người nhìn nhận bản thân là một giới tính khác, không phải nam hay nữ) được đón nhận hơn. Điều này giúp cho đàn ông tự tin chọn lựa đồ tông hồng, váy hoặc giày cao gót để diện. Hiện tượng này góp phần giúp phá bỏ chuẩn mực giới tính.
Hình ảnh nam nghệ sĩ mặc váy, diện suit hồng… đại diện cho tư duy ăn mặc phi giới tính đang phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này cho thấy sự phát triển trong tư duy của thế hệ Gen Z về quyền bình đẳng giới.
Trước những chỉ trích về hành động mặc váy, Harry Styles nhận định: “Tôi không gieo rắc sự mơ hồ về tình dục. Chiếc váy không khiến tôi trông đồng tính, dị tính hay lưỡng tính. Cá nhân tôi nghĩ nó thật ngầu”.
Nhiều ngôi sao Hollywood cũng lên tiếng ủng hộ anh. Phong trào nữ quyền giúp nhiều cô gái có thể mặc quần tây, blazer độn vai, thắt cà vạt. Bởi vậy, nam giới cũng có thể mặc váy, đeo giày cao gót hoặc khoác lên mình những bộ suit tông hồng. Miễn là họ cảm thấy thoải mái.
Sao thể thao giờ cũng mặc đẹp như người mẫu
Sự phát triển của mạng xã hội khiến hình ảnh các ngôi sao thể thao được quan tâm hơn. Do đó, cách ăn mặc của họ cũng ngày càng đẹp.
Ngày 26/9, tờ SCMP đăng tải bài báo nói về ảnh hưởng đến ngành thời trang của các ngôi sao thể thao. Ngày nay, các ngôi sao thể thao thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài chỉn chu cùng những "cây" đồ hiệu đắt đỏ. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ nhìn thấy nếu quay ngược khoảng 20 năm trước.
Sự kiện lịch sử và những bộ trang phục lạc quẻ
NBA Draft 2003 được xem là một trong những kỳ draft lịch sử khi đã sản sinh ra lớp tài năng bậc nhất giới bóng rổ như LeBron James, Chris Bosh, Carmelo Anthony, Dwyane Wade...
Tuy nhiên, đây không chỉ là dấu mốc với giới bóng rổ. Khi nhìn lại, bạn có thể thấy phong cách các ngôi sao thể thao đã thay đổi chóng mặt thế nào nhờ sự đi lên của mạng xã hội.
Những bộ trang phục luộm thuộm tại kỳ draft năm 2003. Ảnh: NBA.
Buổi tối lịch sử đó, như mọi kỳ draft thường lệ, NBA tổ chức buổi chụp hình kỷ niệm cho các ngôi sao. Dù vậy, chẳng người nào trong dàn sao này mặc nổi bộ đồ chỉn chu cho sự kiện lớn. James, Wade với chiều cao nổi bật nhưng lại chọn những bộ trang phục xuề xòa. Cả hai xuất hiện trong bộ quần áo thùng thình như muốn "nuốt" luôn cơ thể họ.
"Bosh cao 2,1 m mặc bộ quần áo làm từ vải taupe. Áo khoác ngoài của anh như người đi ra từ phòng thí nghiệm. Wade chọn bộ suits màu navy quá khổ. Sau này, chính anh thừa nhận mình khi ấy trông như nhà thuyết giáo. Bộ vest xám của Anthony có cổ không ve và 6 cúc dài gần tới nút thắt cà vạt. Trong khi đó, James - người tiếp tục thống trị NBA đến ngày nay - chọn bộ đồ toàn màu trắng, rộng thùng thình", Abid Rahman của tờ SCMP viết.
Khi nhìn lại hình ảnh của chính mình 18 năm trước, nhiều ngôi sao không khỏi bật cười. Wade còn nói đùa số vải họ mặc trên người chắc đủ may đồ cho cả đất nước. "Thật buồn cười khi nhìn lại dù tôi thấy mình mặc cũng đúng", anh chia sẻ.
Sau này, vẻ ngoài luộm thuộm của các ngôi sao thời ấy đã biến mất hoàn toàn. Tại trận đấu đầu tiên của vòng chung kết NBA 2018, hình ảnh của James tràn ngập các trang báo với dòng tiêu đề "Cầu thủ nổi tiếng nhất NBA diện bộ trang phục giá 87.000 USD".
Vẻ ngoài khác biệt của James sau 18 năm. Ảnh: SCMP.
Đây là bộ suits từ Thom Browne được đặt làm riêng cho anh. Thay vì quần tây, James chọn quần soóc phá cách, phối cùng túi da cá sấu, kính râm Jacques Marie Mage và đồng hồ Audemars Piguet.
Ngày nay, sự xuề xòa trong cách lựa chọn trang phục của các sao thể thao gần như đã bị xóa bỏ. Mỗi lần tới phòng thay đồ với họ chẳng khác gì buổi catwalk trong mắt giới săn tin.
Sức mạnh của mạng xã hội
Hình ảnh sao thể thao mặc đẹp như siêu mẫu có thể nhìn thấy ở bất kỳ đâu, từ giải bóng bầu dục Mỹ, ngoại hạng Anh hay giải đua xe F1... Đặc biệt với những ngôi sao có lượng theo dõi "khủng", hình ảnh của họ còn được chú trọng hơn nữa.
Ngoài ra, các sao thể thao giờ cũng thường xuất hiện ở hàng ghế đầu các show thời trang lớn. Những thương hiệu xa xỉ săn đón họ chẳng kém gì giới nghệ sĩ.
Từ trái qua phải, diễn viên Rome Flynn chụp ảnh cùng Neymar, Eric Maxim Choupo-Moting trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Paris 2020. Ảnh: Getty.
Có nhiều lý do giải thích cho sự thay đổi nhanh chóng này. Chris Kyvetos - giám đốc mua sắm quần áo nam tại nhà bán lẻ hàng xa xỉ trực tuyến Mytheresa - cho biết một yếu tố quan trọng chính là sự thay đổi trong cách mọi người ăn mặc. Các bộ đồ phong cách thể thao được ưa chuộng từ phòng tập cho đến ngoài phố hay sự kiện.
"Đây là xu hướng mạnh mẽ suốt những năm qua. Do đó, các vận động viên chính là hình ảnh tuyệt vời để đại diện cho xu hướng. Điều này lý giải nguyên nhân họ được xem như những biểu tượng thời trang", Kyvetos nhận xét.
Mặt khác, những thương hiệu thể thao truyền thống như Nike, adidas hay Puma cũng dần nâng tầm lên phân khúc cao cấp. Họ chú trọng hợp tác và thúc đẩy tầm nhìn với những vận động viên chuyên nghiệp.
Các thương hiệu xa xỉ cũng không đứng ngoài vòng xoáy này. Arby Li - phó chủ tịch chiến lược của Hypebeast - nói: "Các thương hiệu thời trang cao cấp đang tạo ra những sản phẩm cho hầu hết môn thể thao. Off-White cho dân chạy bộ, Undercover cho người chơi bóng rổ. Louis Vuitton với môn trượt ván".
Yếu tố thời trang của Pogba nhận được nhiều sự quan tâm. Ảnh: Mega Agency.
Theo Li, yếu tố thúc đẩy các vận động viên tạo sự ảnh hưởng lớn đến ngành thời trang là mạng xã hội.
David Beckham là cái tên đình đám bậc nhất giới thể thao đầu những năm 2000. Anh thành công khi "chéo sân" sang thời trang. Nhiều người còn nói những mối bận tâm trong giới giải trí đã khiến phong độ trên sân của Becks sa sút. Tuy nhiên, thời điểm Beckham nổi danh, mạng xã hội chưa rầm rộ như lúc này. Hiện nay, ảnh hưởng của mạng xã hội lên giới thể thao và thời trang còn thể hiện mạnh mẽ hơn thế.
Paul Pogba của Manchester United là ví dụ điển hình. Ngày nay, từ khóa liên quan đến Pogba không còn giới hạn trong bóng đá. Nó còn là kiểu tóc, quần áo, trang sức... Lewis Hamilton - huyền thoại F1 - cũng tận dụng tối đa sức hút của mình để cho ra mắt những sản phẩm riêng. Thậm chí, các ngôi sao hạng B như PJ Tucker hay Kyle Kuzma ở NBA cũng tạo được sức ảnh hưởng tới giới thời trang.
Dù không quá nổi bật trên sân, Tucker lại nổi tiếng là "vua giày thể thao NBA" với bộ sưu tập khoảng 5.000 đôi. Trong tháng này, anh còn đến Venice, Italy, để quảng bá cho dòng sneakers mới của mình và Dolce & Gabbana.
Theo Kyvetos, lựa chọn ngôi sao thể thao là cách tiếp cận thông minh với các nhãn hàng. Họ mang đến khả năng thành công lâu dài. Tuy nhiên, phân khúc sang trọng vẫn là "vùng đất" khó khăn, ngay cả với những nghệ sĩ, nhà sáng tạo có tầm ảnh hưởng.
Charlotte Browning - chiến lược gia thời trang tại công ty dự báo xu hướng WGSN - nhận xét các ngôi sao thể thao cũng đang tập trung phát triển những bộ sưu tập mới và gặt hái nhiều thành công. Trường hợp của ngôi sao NBA Serge Ibaka hay Russell Westbrook là những ví dụ điển hình.
"Các vận động viên có lợi thế nhờ lượt theo dõi trên mạng xã hội. Những người theo dõi khả năng cao sẽ trở thành khách hàng của chính họ", Browning chia sẻ.
Khánh Linh phối đồ nam Khánh Linh tận dụng trang phục của em trai, bạn thân để phối 8 set đồ street style hợp mùa. Sau nhiều lần gợi ý mix đồ hợp trend, Khánh Linh thử sử dụng trang phục cũ của người thân để thực hiện video Boyfriends Closet. Trang phục nam nhưng vẫn khiến phái đẹp tự tin khoe dáng gợi cảm khi được Khánh...