Danh xưng “Con đường Tơ lụa” vốn dĩ không phải của Trung Quốc?
ó vẻ như Trung Quốc đang cố tận dụng các chi tiết mơ hồ trong lịch sử để cổ xúy cho “Con đường Tơ lụa” hiện đại và sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Theo những gì mà truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên truyền thì sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở lại các tuyến đường thương mại xưa trên thế giới – các tuyến đường từng được biết đến với cái tên “Con đường Tơ lụa”. Và nhánh đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc chuyên giám sát các dự án cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại của BRI trị giá 1.000 tỷ USD được gọi bằng cái tên “Quỹ Con đường Tơ lụa”.
Hình ảnh những người buôn bán ngày nay đi trên tuyến đường Con đường Tơ lụa xưa ở vùng Trung Á. Ảnh: Facebook.
Thuật ngữ lịch sử này gợi lại hình ảnh các đoàn thương lái lụa và các mặt hàng khác đi qua sa mạc từ Trung Quốc đến Trung Á và các thị trường châu Âu. Nó cũng gợi nhớ về các chuyến đi của nhà thám hiểm thành Venice, Marco Polo – một trong các thương lái châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc.
Các tài liệu tuyên truyền cho BRI còn thường xuyên hướng tới một “Con đường Tơ lụa phương Nam” – một tuyến đường thương mại được cho là bắt nguồn từ tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc và đi qua vùng đất là Myanmar ngày nay tới Vịnh Bengal và tiểu lục địa Ấn Độ.
Nhưng không có bằng chứng lịch sử xác đáng nào về một “Con đường Tơ lụa phương Nam” kết nối Trung Quốc với Ấn Độ, trong bối cảnh Trung Quốc đã nỗ lực nhiều lần để xâm nhập thị trường Myanmar nhưng thất bại. Về mặt lịch sử, Trung Quốc cũng đã không tham gia các hoạt động hàng hải thúc đẩy thương mại sau khi nhà thám biển hàng hải cổ xưa duy nhất của nước này – Trịnh Hòa, vượt Ấn Độ Dương vào thế kỷ 15.
Thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” bắt nguồn từ đâu?
Trong thực tế lịch sử, thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” là một cách định danh sai có nguồn gốc tương đối mới và cách định danh này dựa trên thuyết lấy châu Âu làm trung tâm.
Video đang HOT
Lars Ellstrm, một nhà Hán học nổi tiếng người Thụy Điển từng đi bộ theo chiều dài của Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011 đã tóm tắt thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” trong cuốn sách du lịch của mình mang tên “Con đường tới Kashgar”.
Ellstrm giải thích: “Cái tên ‘Con đường Tơ lụa’ gắn với phương Tây có lẽ vì nó có một ấn tượng (sai) rằng chính thương mại của Trung Quốc với châu Âu mới là quan trọng nhất, ngoài ra còn có lý do nữa là thuật ngữ này nghe rất lạ tai và thú vị”.
Theo Ellstrm, đây cũng là lý do mà ở Trung Quốc ngày nay người ta lại sử dụng thuật ngữ này – đây là cách để tiếp thị hiệu quả cho quốc gia và ngành du lịch của họ.
Thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” cũng giúp mềm hóa ý tưởng “Vành đai và Con đường” trước một cộng đồng thế giới rộng hơn. Dự án “Vành đai và Con đường” hiện đang vấp phải sự chỉ trích ngày càng tăng do mối lo ngại nó gây ra các “bẫy nợ” có thể làm xói mòn chủ quyền ở các quốc gia tiếp nhận dự án này.
“Con đường Tơ lụa” không phải là thuật ngữ gốc Trung Quốc. Thực sự thì nó mới chỉ được sử dụng chính thức ở Trung Quốc vào năm 1989, khi Nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh xuất bản một cuốn sách của tác giả Che Muqi có nhan đề “Con đường Tơ lụa: Quá khứ và Hiện tại”.
Cuốn sách của Che Muqi đã không đề cập thuật ngữ tiếng Đức “Seidenstrasse” (và dạng số nhiều của nó là Seidenstrassen), có nghĩa là Con đường Tơ lụa. Thuật ngữ tiếng Đức này do Ferdinand von Richthofen, một nhà địa lý Đức thế kỷ 19 tạo ra. Von Richthofen sử dụng thuật ngữ này trong các báo cáo hàn lâm của mình gửi đi từ Trung Á. Các báo cáo này được xuất bản lần đầu ở Berlin vào năm 1877.
Tuy nhiên thuật ngữ Seidenstrasse không được sử dụng phổ biến cho mãi tới tận khi một trong các học trò của Richthofen tại trường Đại học Humboldt ở Berlin bắt đầu sử dụng nó trong các nghiên cứu của mình vào thập niên 1930. Người học trò này là một nhà thám hiểm Thụy Điển tên là Sven Hedin.
Heden đã theo đúng hành trình mà Richthofen đã đi ở Trung Á. Vào năm 1936 ông xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Die Seidenstrasse” bằng tiếng Đức và “Sidenvgen” bằng tiếng Thụy Điển. Cuốn sách sau đó được dịch sang một số ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Anh vào năm 1938, và được biết đến với cái tên “The Silk Road” (Con đường Tơ lụa).
Theo vov.vn
Những thuật ngữ mà có lẽ chỉ có thế hệ game thủ 8-9x mới dịch được, nhắc là nhớ cả bầu trời kỷ niệm
Thời ấy thuật ngữ của làng game có mà cả đống luôn.
Có thể nói rằng mặc dù công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, Internet cũng ngày càng thịnh hành thế nhưng, những hiện đại ấy có đôi khi cũng làm chúng ta hoài niệm về một tuổi thơ thiếu thốn, đặc biệt là với các game thủ 8-9x, thế hệ đã đi từ những ngày đầu, thưở sơ khai của làng game Việt Nam. Và chắc chắn, vào cái thời ấy, có những thuật ngữ, những câu nói đã trở thành bất hủ, mang tính biểu tượng mà cho tới thời điểm hiện tại, những game thủ thời nay có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn nhắc lại.
Cắm chuột
Nếu lớn lên và chơi game trong giai đoạn đầu những năm 2000, chắc chắn "cắm chuột" là thuật ngữ mà ai cũng phải biết tới. Thời nay, cụm từ này vẫn dùng nhiều, nhưng thường được hiểu theo nghĩa là cắm auto train. Nhưng chẳng ai biết được, gần 20 năm về trước, cắm chuột, đúng là vẫn được hiểu theo nghĩa auto cày cấp, nhưng nguồn gốc xuất xứ của cụm từ này lại đúng theo nghĩa đen.
Chính xác thì đây là cách cắm chuột chuẩn chỉ nhé
Vì cái thời ấy thì làm gì có game cày cuốc nào có auto đâu cơ chứ. Để rồi với óc sáng tạo của mình, các game thủ Việt vẫn biết cách tự tạo ra auto theo phong cách rất đơn giản. Đó chính là cắm một que tăm vào giữa khe của chuột máy tính. Nổi tiếng nhất thì có lẽ là ở tựa game MU, khi mà cách làm này có thể khiến Wizard quẩy Evil cả ngày, DK xoay kiếm xuyên đêm và Elf thì bắn tên mãi không thấy mệt. Đấy là cách cày cấp cổ xưa, rất đơn giản nhưng lại đầy hiệu quả trong bối cảnh mà auto là thứ gì đó chẳng ai biết tên.
Ngay cả các tựa game offline, điển hình là Warcraft 3 với custom map DDAY, các game thủ cũng thường xuyên sử dụng diêm, tăm hay bất cứ thứ gì có thể để kẹp vào giữa hai phím [ ] nhằm bật hiện HP của quân địch hay phe ta. Ngày nay thì cái gì cũng sẵn, nên gần như chẳng còn ai cắm chuột nữa rồi.
Cứu net
Đây có lẽ là câu nói cửa miệng của rất nhiều thanh niên thế hệ 8-9x cái thời mà những khu phố thánh địa của net cỏ như Lê Thanh Nghị, Đặng Văn Ngữ ở Hà Nội vẫn còn phổ biến.
Việc ra quán mà không đủ tiền là câu chuyện hết sức bình thường, và thuật ngữ "cứu net" cũng từ đó mà ra đời. Hiểu theo cách đơn giản, đó là khi bạn kêu gọi sự trợ giúp từ người lạ, người thân để xoay đủ tiền mà trả giờ máy. Và ở cái thế hệ ấy, cũng có biết bao nhiêu câu chuyện dở khóc dở cười xoay quanh các pha cứu net hài hước.
Cứu net - thuật ngữ mà bây giờ chắc không còn nữa rồi
Thế hệ ngày nay thì làm gì còn cứu net, khi mà các cyber tiền tỷ mọc lên như nấm, và bạn phải nạp tài khoản trước khi chơi, tức là thanh toán trước. Mà một khi như thế thì cứu net không dùng được nữa rồi.
Cho con chơi 3.000đ tiền net
Thời đầu những năm 2000, giá chơi ở quán net rẻ lắm. Xịn xò lắm thì chắc khoảng 3000/tiếng, còn lại, rất nhiều hàng chỉ áp dụng mức giá 2000 - 2500 VND cho mỗi giờ chơi. Thế nên, cảnh tượng mà hàng dài trẻ em xếp hàng, đưa cho bác chủ quán từng đồng, 1000 có, 2000 cũng có và bảo "cho con chơi 1000 (2000)" đã trở thành thứ gì đó quá quen thuộc. Theo đúng kịch bản, bác chủ sẽ ghi sổ rồi ra nhắc các "thanh niên" lúc hết tiền giờ. Tuy nhiên thực tế thì gần như chẳng ai đứng dậy ngay tắp lự, mà thường sẽ xin xỏ thêm ít phút, hoặc nốt ván, nốt mạng.
Theo GameK
Một số kiến thức tiếng Việt ở bậc phổ thông tiền hậu bất nhất Bài viết chỉ ra cách gọi tên một bài học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông không thống nhất về mặt thuật ngữ gây rối cho học sinh. Trong chương trình môn Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có bài: "Các thành phần biệt lập"(tiếp theo) trang 31. Bài...