Dành vụ án oan 10 năm cho phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Đoàn thư ký kỳ họp đã tổng hợp ý kiến đại biểu, “chốt” danh sách Bộ trưởng Nội vụ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tin-Truyền thông, Thủ tướng và Chánh án TAND tối cao trả lời chất vấn tuần tới.
Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình (áo trắng) sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội tuần tới (ảnh: Việt Hưng).
Đây là các Bộ trưởng, trưởng ngành được chọn từ danh sách gợi ý Đoàn thư ký kỳ họp gửi xin ý kiến các đại biểu trước đó. Cụ thể, trong số 4 Bộ trưởng đưa ra gồm, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ Nguyễn Quân và Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định, Bộ trưởng Nguyễn Quân được ít đại biểu chọn nhất.
Theo đó, Đoàn thư ký kỳ họp đã chốt phương án chưa đưa Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ vào danh sách chất vấn lần này.
Các nhóm vấn đề chất vấn với mỗi Bộ trưởng, trưởng ngành cũng giữ nguyên như dự kiến Đoàn thư ký đưa ra xin ý kiến các đại biểu. Trong đó, nội dung đối với Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, có vấn đề liên quan đến vụ án oan 10 năm với ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang vừa qua. Ông Phúc phán đoán, các đại biểu sẽ hỏi về vấn đề này khi nói đến vấn đề kết quả giải quyết án Tái thẩm, Giám đốc thẩm của TAND tối cao cũng như việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của tòa, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Ngoài Chánh án tòa tối cao và 3 Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, Cao Đức Phát, Nguyễn Bắc Son, theo thông lệ, trong kỳ họp cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ đăng đàn để báo cáo, làm rõ các nội dung trong công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu. Đến thời điểm này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, có 5 câu hỏi của đại biểu gửi đến Thủ tướng về nhiều vấn đề khác nhau.
Thủ tướng sẽ là người “chốt” phiên chất vấn vào chiều 21/11 (thứ 5 tuần tới). Buổi sáng thứ 3 (19/11), trước khi bước vào nội dung chất vấn với bộ trưởng đầu tiên, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5 và dành thời gian thảo luận về kết quả thực hiện lời hứa này của các Bộ trưởng, trưởng ngành.
Trao đổi thêm với báo giới về vấn đề chọn người trả lời chất vấn khi danh sách gợi ý không có các Bộ trưởng của những lĩnh vực đang xảy ra nhiều sự kiện nóng mà dư luận đặc biệt quan tâm như lĩnh vực y tế, tài chính, tài nguyên môi trường… ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, theo tập hợp chất vấn của đại biểu gửi đến trước đó, các Bộ trưởng này nhận được ít câu hỏi của đại biểu hơn so với những Bộ trưởng trong danh sách gợi ý. Ngoài ra, việc chọn đại biểu cũng cần xem xét, cân đối giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư pháp, tạo điều kiện để các Bộ trưởng chưa từng đăng đàn có cơ hội trình bày về lĩnh vực hoạt động của mình trước Quốc hội.
Trả lời câu hỏi về việc phiếu xin ý kiến đại biểu lần này không có mục “Ý kiến khác” để các đại biểu đề xuất thêm người trả lời chất vấn khiến nhiều đại biểu lúng túng và đành tự viết thêm yêu cầu của mình vào cuối phiếu, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dù vậy, các ý kiến viết thêm vẫn được tập hợp, ghi nhận. Cụ thể, các Bộ trưởng Y tế, Tài chính, Công thương, Tài nguyên-Môi trường… đều nhận được đề xuất chọn chất vấn nhưng số lượng chỉ một vài phiếu.
P.Thảo
Theo Dantri
Ông Chấn chịu án oán: Ép cung vì bị ép chỉ tiêu?
"Có thể vì phải hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vì bế tắc, đến hạn rồi mà chưa phá được án thì anh điều tra viên đành phải... ép cung", luật sư Chu Văn Vẻ nói.
Video đang HOT
Luật sư Chu Văn Vẻ, Văn phòng Luật sư Vì dân nói về vụ tạm đình chỉ thi hành án chung thân sau 10 năm ngồi tù
May mắn hơn nhiều người oan sai
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (KSNDTC) vừa ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án tù chung thân đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn , xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang về tội giết người, vì thủ phạm của vụ án này đã ra đầu thú. Tôi muốn nghe quan điểm của ông về vụ việc này?
Tôi rất bất ngờ và ngạc nhiên. Vì bây giờ, thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn vụ việc như thế thì không bình thường, rất đáng buồn. Điều đó cho thấy có thể vẫn còn tình trạng mớm cung, ép cung để đưa ra những chứng cứ thiếu khách quan, giả tạo. Tuy nhiên, cũng chẳng có gì khó hiểu.
Có mâu thuẫn không khi ông bảo bất ngờ mà lại dễ hiểu?
Đây là vụ án đặc thù của tư pháp. Nhưng nó cũng là một trong những minh chứng cho thấy, nền tư pháp của ta đang có vấn đề, xâm phạm thô bạo đến quyền công dân.
Theo ông thì vụ án kiểu như thế này có nhiều không?
Tôi từng làm thẩm phán xét xử, giờ về làm luật sư thì thấy có nhiều vụ họ kêu oan sai lắm! Cũng phải thừa nhận rằng, trường hợp này là may mắn hơn nhiều người đấy.
May mắn ư?
May mắn quá đi chứ. Vì kẻ phạm tội đã ra đầu thú, Viện KSNDTC đã tạm đình chỉ thi hành án với ông Nguyễn Thanh Chấn. Còn bao nhiêu vụ việc khác, kẻ thủ ác chưa thực sự ra đầu thú thì oan sai sẽ vẫn còn thôi.
Ông tin tưởng vụ việc này oan sai bao nhiêu %?
Vì chưa có phiên tòa giám đốc thẩm nên không thể khẳng định được. Tuy nhiên, tôi tin rằng khả năng oan sai rất cao.
Luật sư Chu Văn Vẻ, Văn phòng Luật sư Vì dân nói về vụ tạm đình chỉ thi hành án chung thân sau 10 năm ngồi tù.
Điều tra viên, kiểm sát viên có nhiều động cơ lắm!
Ông vừa nói, nền tư pháp của ta đang có vấn đề. Cụ thể, đó là những vấn đề gì vậy?
Cần nhớ, nếu anh muốn kết tội một người, phải có quá trình khởi tố, có quá trình điều tra. Cơ quan công an điều tra, thu thập chứng cứ. Viện kiểm sát phải kiểm sát việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ ấy có căn cứ hay không rồi mới kết luận điều tra, đưa ra truy tố. Đến phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm phải xem lại tất cả chứng cứ ấy có căn cứ hay không mới kết tội được.
Nhưng thực tế, trong công tác đấu tranh chống tội phạm của mình, điều tra viên, kiểm sát viên có làm đến nơi đến chốn? Trong trường hợp cụ thể mà chúng ta đang bàn, tôi đặt dấu hỏi ở khâu này.
Ông nghi ngờ sự thiếu trong sạch của điều tra viên, kiểm sát viên?
Thực tế thì anh điều tra viên, kiểm sát viên cũng có nhiều động cơ, mục đích khi điều tra một vụ án nào đó lắm! Có thể vì phải hoàn thành nhiệm vụ được giao là anh phải phá được vụ án này, nhưng vì bế tắc, đến hạn rồi mà chưa phá được án thì anh điều tra viên đành phải tìm mọi cách mà có được chứng cứ thôi. Nó cũng giống như căn bệnh thành tích trong giáo dục ấy. Còn anh kiểm sát viên, có khi vì không làm đến nơi đến chốn, có khi cũng vì mục đích gì đó mà anh vội vàng tin ngay những chứng cứ mà điều tra viên đưa lên. Thế là chết rồi! Vậy nên, những vụ việc oan sai xảy ra cũng là dễ hiểu.
Trong những vụ việc xét xử oan sai, liệu có thể quy trách nhiệm được cho ai, thưa ông?
Trước hết phải là điều tra viên. Đồng thời là kiểm sát viên cũng phải chịu trách nhiệm hàng đầu. Còn với thẩm phán cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng có một phần trách nhiệm nhưng nhẹ hơn.
Được vạ thì má đã sưng!
Theo ông thì vì sao những điều tra viên, kiểm sát viên có động cơ không trong sáng nhưng vẫn tồn tại trong ngành tư pháp?
Là bởi cơ chế cả thôi.
Ông có thể nói rõ hơn?
Hồi năm 1991, tôi viết đề tài "Vấn đề quyền con người trong công tác xét xử sơ thẩm án hình sự", sau đổi thành "Nâng cao chất lượng của công tác xét xử sơ thẩm án hình sự: Khắc phục tình trạng vi phạm quyền công dân". Tôi đã đưa ra ý tưởng rằng cần phải đưa tất cả những tinh tú là cán bộ giỏi quay về sơ thẩm để xử đúng ngay khâu đầu tiên, chứ không thể đợi đến khi xử phúc thẩm, giám đốc thẩm mới được minh oan. Bởi khi đó, được vạ thì má đã sưng rồi. Những con người đó nghiệp vụ phải tinh thông, phẩm chất đạo đức cao, phải biết vì con người, tận tụy với công việc.
Nhưng không ai nghe.
Nói như ông thì những người điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm hiện nay chưa vì con người?
Nói thế không hẳn vì vẫn có những người tận tâm, tận tụy lắm. Chỉ có một bộ phận "vì mình quên nhân dân" thôi. Đó là những kẻ vô cảm. Vả lại, nó cũng liên quan đến nhiều khâu, cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán cấp sơ thẩm cũng phải giữ cái tâm trong sạch, vì dân thì mới mong giảm được oan sai trong xét xử.
Theo ông thì số lượng người "vì mình quên nhân dân" có nhiều không?
Nhiều chứ. Chẳng riêng gì trong ngành tư pháp mà trong cả xã hội đấy.
Kêu gọi lòng "chính nhân quân tử"
Ông đã bao giờ xét xử vụ án nào oan sai chưa?
Có chứ. Cũng không ít đâu. Có vụ tòa án địa phương xử một người hình phạt tử hình. Khi phúc thẩm, tôi đọc hồ sơ và nghi ngờ rằng người đó bị tâm thần. Tôi yêu cầu đưa đi giám định thì đúng thế thật. Người đó buộc phải đưa đi chữa bệnh.
Đây không phải là vụ đầu tiên có dấu hiệu oan sai như thế. Chẳng lẽ không có cách nào để giảm oan sai trong xét xử hay sao?
Có chứ. Muốn vậy phải kêu gọi, giáo dục để những người làm công tác tư pháp nâng cao tính "chính nhân quân tử", biết vì nhân dân mà phục vụ, để khâu đầu vào thật sự sạch. Đồng thời, cơ chế cũng phải chặt chẽ. Đội ngũ thanh tra việc điều tra phải độc lập chứ không thể để trực thuộc Bộ Công an như hiện nay thì cũng sẽ làm giảm được oan sai.
Ở những nền tư pháp văn minh, người ta có riêng loại giấy đặc chủng dành cho điều tra viên, được đánh số tứ tự cho đến khi nào kết thúc điều tra. Anh hạ bút xuống thì không thể lấy ra lấy vào được. Làm như thế mới phản ánh được sự thực khách quan. Nhưng ta chưa làm được vì còn lạc hậu.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngày 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan. Ngày 28/9/2003, căn cứ tài liệu điều tra ban đầu, cơ quan điều tra ra lệnh tạm giữ đối với ông Nguyễn Thanh Chấn. Ngày 26/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm tuyên bị cáo Phạm Thanh Chấn về tội giết người với mức án tù chung thân. Ngày 26 và 27/7/2004, TAND Tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm. Ngày 25/10/2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan. Ngày 4/11/2013, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, quê quán thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) sau 10 năm thụ án. Ngày 6/11, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử tái thẩm vụ án này.
Theo Xahoi
Ông Chấn tiết lộ về việc bị 'đầu gấu' hành hạ trong tù Hồng "hiển" bắt tôi làm đủ kiểu để hành hạ, bắt làm thế nào thì tôi phải làm theo. Thôi nói điều ấy ra thì không tiện", ông Chấn thở dài Hồng "hiển' bắt tôi làm đủ kiểu Sau 10 năm ở tù, ông Chấn vẫn sợ hãi khi gặp người lạ, khuôn mặt phờ phạc, hốc hác. Ông không muốn nhớ đến...