“Danh tướng Phạm Kiệt – bản lĩnh và tài đức”
Sáng ngày 29/4, nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Trung tướng Phạm Kiệt, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Danh tướng Phạm Kiệt – bản lĩnh và tài đức”.
Trung tướng Phạm Kiệt tên thật là Phạm Quang Khanh (SN 1910, quê ở làng An Phú, nay thuộc thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi vừa tròn 21 tuổi.
Chân dung Trung tướng Phạm Kiệt (1910 – 1975).
Trải qua thời gian công tác, Trung tướng Phạm Kiệt từng giữ các chức vụ Đội trưởng Đội du kích Ba Tơ – tiền thân của LLVT cách mạng miền Trung, lãnh đạo quân và dân Ba Tơ giành chính quyền vào tháng 3/1945; Sư đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1961 đến 1975, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng).
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, tại vùng tuyến lửa Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), tướng Phạm Kiệt là người đề xuất xây dựng địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị) nổi tiếng. Cũng chính ông là người đề nghị thay đổi phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc, giành thắng lợi hoàn toàn” trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Phạm Kiệt cùng Đội du kích Ba Tơ ngày ấy tuyên thề Hy sinh vì tổ quốc, vào tháng 3 năm 1945.
Với nhiều thành tích đáng khâm phục, tướng Phạm Kiệt vinh dự được trực tiếp bảo vệ, làm việc cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyên soái Liên Xô Dmitriy Ustinov – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào năm 1972,…
Tại triển lãm, trưng bày gần 300 bức ảnh tư liệu đen trắng, ảnh màu được chọn lựa từ hàng ngàn bức ảnh do các tác giả trong và ngoài nước chụp. Triển lãm mở cửa từ ngày 29/4 đến hết ngày 5/5 tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.
Một số bức ảnh được trưng bày tại triển lãm về Danh tướng Phạm Kiệt:
Video đang HOT
Cán bộ lão thành chăm chú xem lại các bức ảnh và gợi nhớ về ký ức thời chiến tranh.
Tư lệnh Phạm Kiệt đến thăm người dân cùng chiến sĩ Đồn Biên phòng ở đường biên giới phía Bắc năm 1963.
Tư lệnh Phạm Kiệt kiểm tra xưởng cơ khí sản xuất, sửa chữa súng đạn và phương tiện chiến đấu của LLVT năm 1963.
Tướng Phạm Kiệt cùng đoàn Chủ tịch MTTQVN xem xác máy bay F105 do Bộ đội Biên phòng bắn rơi.
Tướng Phạm Kiệt đưa đoàn Ủy ban MTTQVN thăm cảng Hải Phòng sau những ngày quân Mỹ đánh phá đất cảng vào tháng 4-1972.
Tư lệnh Phạm Kiệt đến chúc mừng Hội nghị mừng công của Công an nhân dân vũ trang tỉnh Thái Nguyên.
Tướng Phạm Kiệt và Bác Hồ cùng dự lễ mít tinh kỷ niệm thành lập CANDVT vào tháng 3/1964.
Nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) chỉ đạo tướng Phạm Kiệt (trái) với nội dung “Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và hải đảo của tổ quốc”.
Ông Thư Kỳ – thư ký riêng của Bác Hồ (bìa trái) trao đổi công việc với tướng Phạm Kiệt vào năm 1968.
Tư lệnh Phạm Kiệt giao nhiệm vụ cho lực lượng cơ động sẵn sàng bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới và biển đảo của tổ quốc.
Tướng Phạm Kiệt (giữa) gặp Nguyên soái Liên Xô Dimitriy Ustinov – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào năm 1972.
Bí thư thứ nhất Lê Duẩn (giữa) cùng tướng Phạm Kiệt (bìa phải) đến thăm và biểu dương lực lượng CANDVT Vĩnh Linh năm 1973.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Tướng Phạm Kiệt cùng lãnh đạo Nhà nước trao đổi về mùa xuân trồng cây tại Hà Tây.
Theo Dantri
Căn hầm của Đại tướng và cách đánh nở hoa trong lòng địch
Đã đến Điện Biên, không một ai không đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ, đồi A1, xem hầm de Castries, và cố gắng đi Mường Phăng xem đại bản doanh của danh tướng Võ Nguyên Giáp. Đã có biết bao nhiêu giấy mực viết về việc Cụ cho chuyển sở chỉ huy từ núi này sang núi khác, Cụ dừng cách đánh nhanh thắng nhanh mà chuyển sang cách đánh vây lấn, đánh chắc, thắng chắc. Đó là quyết định vô cùng sáng suốt, vô cùng khó khăn của vị tướng cầm quân giữa trận tiền.
Căn hầm vị danh tướng của quan đội ta - một căn hầm ngầm ăn sâu dưới lòng đất thông từ sườn đồi cây cối tươi tốt nguyên sinh này sang sườn đồi bên kia được kè gỗ chắc chắn. Đã vậy căn hầm còn có hào giao thông nối liền với hầm Phó tổng tham mưu trưởng quân đội, Tổng tham mưu trưởng mặt trận Hoàng Văn Thái và Bộ chỉ huy mặt trận y như rễ cái có một chùm rễ con tỏa ra. Đứng trên đỉnh đồi có thể quan sát được toàn cảnh trận địa Điện Biên của người Pháp. Đó là quyết tâm rất cao của Quân ủy Trung ương, của vị danh tướng dù khó khăn, gian khổ đến mấy, dù phải đánh lâu dài, chúng ta cũng quyết thắng. Đã đánh là phải thắng. Phải giải phóng Điện Biên, giải phóng vùng Tây Bắc. Đó là trận đấu chiến lược của Đảng ta, nhân dân ta, của danh tướng Võ Nguyên Giáp với Đại tướng thực dân Pháp Navarre. Người Pháp mất Điện Biên mất luôn cả Việt Nam, mất luôn cả Đông Dương.
Ngày nay hầm hào ở Đại bản doanh của Đại tướng đã được phục chế. Chỉ còn mỗi cây bưởi là nguyên sinh. Năm ấy, Đại tướng được bà con Đoan Hùng (Phú Thọ) gửi cho quả bưởi. Ông ăn, thấy ngọt và mát ruột. Ông bảo người phục vụ đem hạt ra trồng. Được ba cây. Nay hai cây đã chết. Khu di tích đã trồng cây bưởi mới vào thay thế. Chỉ còn một cây cũ.
Trở lại năm Giáp Ngọ 1954 ấy mưa xuân kéo dài, hầm hào quân ta ướt nhót nhét những bùn. Đã qua hai giai đoạn. Thê đội hai đã vào cuộc. Quả thực, lúc này đã ốm yếu nhiều. Thời ấy quân đội còn nhiều khó khăn thiếu thốn đủ thứ. Làm gì có đủ áo ấm, có đủ giày, đủ tất, đặc biệt là có đủ gạo ăn. Do vậy, quân ta bị lở loét cả chân tay, ăn toàn bí đỏ. Nước da ai nấy đều vàng bủng như bị bệnh gan. Năm đó bí đỏ đổ về Điện Biên nhiều đến thế. Trong khi đó, tướng Pháp Navarre vẫn tiếp tục đổ thêm quân, đổ lương thực, thực phẩm tiếp tế cho Điện Biên Phủ, phong hàm cấp tướng cho Christian de Castries.
Quân đội ta gặp vô vàn khó khăn.
Giữa lúc đó, tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng quân đội kiêm Đại đoàn trưởng Đại đoàn Đồng Bằng đã dùng một đại đội đánh thọc sâu vào thị xã Thái Bình, tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy và tỉnh trưởng. Đánh thọc sâu vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch là cách đánh không mới. Chỉ có điều đánh vào lúc nào? Yếu tố bí mật, bất ngờ có đảm bảo được tuyệt đối không? Mùa xuân năm 1975, sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 Đàm Văn Ngụy cũng dùng cách đánh này đánh vào thị xã Buôn Mê Thuột, tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy Sư đoàn 203 giải phóng thị xã, mở đầu mùa xuân đại thắng, giải phóng miền Nam năm 1975. Mất Buôn Mê Thuột khiến Nguyễn Văn Thiệu vô cùng hoang mang lo sợ. Thiệu phải tuyên bố tuỳ nghi di tản.
Năm Giáp Ngọ 1954 ấy, thị xã Thái Bình bị đánh bất ngờ, khiến tướng Navarre vô cùng lo lắng. Ông ta vội vã rút quân từ Lào, từ Tây Bắc về để giữ các thị xã, thành phố ở đồng bằng và duyên hải.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị rất mừng. Bác đã lệnh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đào gấp một đường hầm dưới lòng đồi A1. Điện Biên Phủ cũng phải đánh nở hoa trong lòng địch. Mất đồi A1, địch sẽ mất đường tiếp tế. Đó là quyết định kì tài, cực kỳ sáng tạo của Bộ Chính trị, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh tướng Võ Nguyên Giáp. Đào hầm ngầm để đánh vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch, có lẽ trên thế giới chỉ có ở Việt Nam, ở Điện Biên Phủ. Một nghìn kg thuốc nổ được đồng chí Xuyên Khung phát hỏa nổ tung đỉnh đồi A1 vào hồi 5 giờ sáng thì đến 17 giờ 30 phút chiều, ngày 7-5 tướng Christian de Castries và quân đội viễn chinh Pháp hoảng sợ, kéo cờ trắng đầu hàng. Tiếng nổ đồi A1 là tiếng nổ rung chuyển địa cầu, lừng lẫy Điện Biên, tiếng nổ cáo chung sự đô hộ hơn 80 năm của đế quốc Pháp ở nước ta.
Lên đồi A1, nhìn cái hố nghìn cân bộc phá nổ năm xưa vẫn còn đó. Chúng ta càng thấy cách đánh kì tài, cách đánh vô cùng sáng tạo có một không hai của thế hệ cha anh. Và cách đánh thẳng vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch chỉ có ở Việt Nam, ở Điện Biên.
Theo ANTD
Điện Biên Phủ chính thức có đường mang tên Đại tướng Sáng 25/4, UBND TP Điện Biên Phủ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ công bố quyết định đặt tên Đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7/5. Dự buổi lễ có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND, MTTQ và đại diện các tổ chức chính trị xã hội...