Danh tướng đả bại Quan Vũ, được Tào Tháo ví với Tôn Tử
Một danh tướng phục vụ cho Tào Tháo thời Tam quốc là người đả bại Quan Vũ, lập chiến công kỳ tích mà Tôn Tử thời Chiến quốc cũng chưa chắc đã làm được.
Phác họa hình ảnh Từ Hoảng.
Theo trang mạng TimeTW, Từ Hoảng (169-227), tự Công Minh, là một trong năm võ tướng dũng mãnh nhất của Nhà Ngụy, bên cạnh Nhạc Tiến, Trương Cáp, Trương Liêu và Vu Cấm.
Danh tướng khôn ngoan, dũng cảm
Từ Hoảng sinh ra ở Dương Quận (nay thuộc Hồng Đồng, Sơn Tây) thời Đông Hán. Ông làm quan nhỏ ở địa phương trong một thời gian ngắn rồi gia nhập quân của Dương Phụng, đánh giặc Khăn Vàng. Khi đó, Từ Hoảng được giao nhiệm vụ chỉ huy kị binh.
Năm 196, khi Đổng Trác chết, Từ Hoảng và Dương Phụng hộ tống Hán Hiến Đế từ Trường An và Lạc Dương. Trong khi đó, Tào Tháo muốn dời đô, đưa Hán Hiến Đế về Hứa Xương.
Dương Phụng quyết đối đầu với Tào Tháo để rồi nhận lấy cái chết trong khi Từ Hoảng đầu hàng Tào. Gia nhập Tào Ngụy, Từ Hoảng tham gia vào tất cả các trận đánh lớn, trước những đối thủ của Tào Tháo như Lã Bố, Lưu Bị, Viên Thiệu, Mã Siêu…
Trong giai cuối thời Đông Hán, dưới trướng Tào Tháo còn có hai võ tướng nổi danh là Trương Liêu và Quan Vũ. Xét về danh tiếng thì Từ Hoảng không thể nào sánh bằng
Sử sách Trung Quốc chép lại, “ngoại trừ Trương Liêu, Quan Vũ chỉ giao hảo với Từ Hoảng”. Mối thân tình giữa ba người không chỉ họ đều là hàng tướng, mà còn bởi cả ba là đồng hương Sơn Tây, thuộc tập đoàn kỵ binh Tinh Châu nổi tiếng.
Từ Hoảng là một trong năm võ tướng dũng mãnh nhất của Tào Ngụy.
Năm 204, trong chiến dịch tấn công các con trai của Viên Thiệu, thái thú thành phố Nghi Dương thoạt tiên đầu hàng nhưng sau đó thay đổi quyết định.
Từ Hoảng hiểu rằng đối thủ đang do dự, nên đã cho viết một lá thư thuyết phục và cho lính bắn vào trong thành. Thái thú Nghi Dương ra hàng còn Từ Hoảng chiếm được thành phố mà không phải dùng đến gươm đao.
Trong trận Đồng Quan năm 2011, Từ Hoảng là người hiến kế vượt sông Vị Hà để đánh bọc vào sườn của liên quân khởi binh chống triều đình ở vùng Quan Trung.
Theo đó, Tào Tháo sẽ vượt sông vị thủy chặn đường lui của quân Tây Lương, Từ Hoảng và Chu Linh dẫn 4.000 quân bộ kỵ vượt sông Đồ Bản đánh vào sườn nam của liên quân Quan Trung, khiến trận chiến càng trở nên khốc liệt.
Năm 215, Từ Hoảng được điều đến Dương Bình để bảo vệ Hán Trung. Lưu Bị nhà Thục Hán lúc đó đang tìm cách chặn đường vận lương của quân Ngụy. Từ Hoảng biết được, nên ra lệnh đánh trực diện vào quân Lưu Bị.
Vô số quân địch nhảy xuống vực. Thành phố này vì vậy tạm gác được mối đe dọa từ Lưu Bị trong một thời gian ngắn.
Lập kỳ tích đánh bại Quan Vũ
Từ Hoảng nổi tiếng là võ tướng khôn ngoan, can đảm.
Sau khi bỏ Tào Tháo để trở về dưới trướng Lưu Bị, Quan Vũ lập thêm được nhiều chiến công, trở thành tướng lĩnh cốt lõi trong lực lượng quân đội Thục Hán.
Trong khi Lưu Bị cùng Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân đem quân chủ lực chinh phạt Ích Châu, nhiệm vụ trấn thủ Kinh Châu được giao cho Quan Vũ.
Video đang HOT
Năm 219, Quan Vũ chỉ huy quân quân Kinh Châu tấn công Tương Dương-Phàn Thành. Quan Vân Trường giành được thắng lợi bước đầu như đánh bại quân tiếp viện của Vu Cấm, chém đầu Bàng Đức, tạo ra “uy chấn Trung Nguyên”.
Chiến dịch vây hãm của Quan Vũ rơi vào bế tắc khi Tào Nhân cố thủ ở Phàn Thành.
Để chi viện cho Phàn Thành, Tào Tháo đã quyết định xuất toàn lực, huy động viện binh tấn công Quan Vũ. Thống soái đội quân tiếp viện thứ hai không ai khác ngoài “bằng hữu” Từ Hoảng.
Thất bại của Quan Vũ ở Phàn Thành được ghi nhớ như một chiến tích của danh tướng Lữ Mông bên phía Đông Ngô. Nhưng theo các học giả Trung Quốc, trong suốt một giai đoạn của lịch sử, người đời sau chưa đánh giá đúng công lao của Từ Hoảng.
Quân tiếp viện do Từ Hoảng chỉ huy nhanh chóng áp sát vòng vây Phàn Thành của Quan Vũ. Bản thân Quan Vũ cũng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi biết tin mình sắp phải đối đầu với Từ Hoảng. Quan Vũ cho “đào hào đắp lũy, nghiêm phòng tử thủ, nhiều lần dụ địch xâm nhập nhằm thừa thế công hạ Phàn Thành”.
Quan Vũ trong bộ phim Tân Tam quốc diễn nghĩa.
Vốn quen biết nhau khá rõ và có mối quan hệ tốt đẹp nhưng trong lần ra trận này, Từ Hoảng quyết đánh bại Quan Vũ.
Từ Hoảng biết rằng phần lớn lính của mình không phải là quân tinh nhuệ nên ông không giao chiến ngay mà lập trại đằng sau quân địch. Ông cho lính đào hầm xung quanh thành khác Nghiêm Thành, giả vờ như cắt đường vận lương của địch. Quan Vũ mắc mưu, rời bỏ vị trí, giúp Từ Hoảng từng bước giải vây Phàn Thành.
Trong trận đánh quyết định, Từ Hoảng cho quân đi đường nhỏ, tấn công chớp nhoáng ngay từ bên trong phòng tuyến của Thục Hán. Quan Vũ dẫn 5000 kị binh đẩy lùi quân Ngụy nhưng thất bại. Không những vậy, phần lớn quân sĩ của Quan Vũ đều chết đuối ở sông Hán Thủy.
Quan Vũ rút quân bỏ chạy thì gặp phải quân Đông Ngô chặn đường và cuối cùng chết thảm.
Kết thúc chiến dịch, Tào Tháo đã trực tiếp đến thị cục diện chiến trường và thừa nhận Quan Vũ bày thế trận hết sức vững nhắc. Tào Tháo cũng cảm thán trước chiến công kỳ tích của Từ Hoảng.
Khi Từ Hoảng dẫn quân về trại, đích thân Tào Tháo ra ngoài thành 7 dặm để đón tiếp Từ Hoảng. Thường thì quân của các tướng khác, vì muốn xem mặt Tào Tháo, nên đều mất hàng ngũ nhưng quân của Từ Hoảng vẫn hàng nào đội ấy, răm rắp một lượt.
Từ Hoảng lập kỳ tích, được Tào Tháo ví với Tôn Tử.
Thấy điều này, Tào Tháo khen rằng: :”Từ tướng quân có phong thái của Chu Á Phu (nhà quân sự và thừa tướng nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, con trai Hán triều khai quốc công thần Chu Bột)”.
Sau chiến dịch giải vây ở Phàn Thành, Tào Tháo không ngớt lời khen Từ Hoảng: “Ta dụng binh hơn 30 năm, chỉ nghe cổ nhân giỏi việc binh, chưa từng nghe nói đem quân lao thẳng vào vòng vây địch. Chiến công của tướng quân có thể sánh ngang Tôn Tử, Tư Mã Nhương Thư năm xưa”.
Các học giả Trung Quốc sau này nhận định, Quan Vũ là người trọng tình cảm nghĩa khí, còn Từ Hoảng không vì tư giao với ông mà làm lỡ việc công.
Quan Vũ đại bại không chỉ vì những đồng minh như Mi Phương, Phó Sĩ Nhân hàng Đông Ngô mà chính Từ Hoảng là người trực tiếp phá thế trận. Nhắc tới “phá Quan (Vũ) đệ nhất công”, không thể không ghi nhận chiến dịch phá vây hoàn hảo của Từ Hoảng.
Tam Quốc Chí của Trần Thọ nhắc đến danh tướng này: “Từ Hoảng là một trong ‘ngũ tử lương tướng’ của Thái tổ (Tào Tháo), tham gia nhiều chiến dịch trọng yếu, trí dũng song toàn, chiến công trác việt, trị quân có tài”.
Sau khi Tào Tháo qua đời năm 220, Từ Hoảng tiếp tục được Tào Phi tin tưởng. Ông được phong làm “Hữu tướng quân” và “Dương Bình hầu”. Khi Tào Duệ nối ngôi năm 227, Duệ cử Từ Hoảng đến bảo vệ Tương Dương khỏi quân Ngô nhưng ông mất cùng năm vì bệnh tật.
____________________
Trong số những danh tướng dũng mãnh nhất từng phục vụ dưới trướng Tào Tháo, có một người từng đánh bại 100 vạn quân Đông Ngô thậm chí còn suýt lấy mạng Tôn Quyền. Bài viết xuất bản ngày 5.2 sẽ tập trung khai thác về nhân vật này.
Theo Danviet
Danh tướng trung thành đến chết, khiến Tào Tháo rơi lệ
Dưới trướng Tào Tháo có vô số những vị tướng kiệt xuất, lập nhiều công trạng nhưng có một danh tướng hết mực trung thành, sớm chết trận khiến Tào Tháo hết sức đau lòng mà khóc thương.
Phác họa hình ảnh Tào Tháo (trái) và Điển Vi.
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. La Quán Trung phác họa hình tượng Tào Tháo trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa có phần cảm tính, chưa thật đúng với con người Tào Tháo. Loạt bài này sẽ tập trung khai thác câu chuyện bí ẩn xung quanh cuộc đời Tào Tháo và những khía cạnh Tam quốc diễn nghĩa chưa đề cập.
Theo trang mạng Lishiquwen (Trung Quốc), Điển Vi (?-197) là một trong những danh tướng phục vụ dưới quyền Tào Tháo cuối thời Đông Hán.
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung mô tả Điển Vi là người tướng mạo khôi ngô, dũng mãnh hơn người, có chí hướng và thích làm điều nghĩa hiệp.
Năm 190, thái thú Đông quận là Trương Mạo khởi binh chống nghịch tặc Đổng Trác. Điển Vi đầu quân cho Trương Mạo và được biết đến là người một tay giữ được lá cờ rất lớn trong nha môn trước trại quân. Tài năng của Điển Vi được tư mã Triệu Sủng hết sức mến mộ.
Sau khi Trương Mạo chết vì khởi binh chống Tào Tháo, Điển Vi đi theo Tào Tháo. Nhờ công lao trên chiến trường mà ông được phong làm Tư mã.
Người liều chết bảo vệ Tào Tháo
Năm 194, Tào Tháo và Lữ Bố giao tranh ở Bộc Dương, bị quân Hách Manh, Tào Tính, Thành Liêm bao vây 4 phía. Trong tình thế nguy cấp, Tào Tháo hô to: "Ai tới cứu ta?". Điển Vi không ngại hiểm nguy, phi thân xuống ngựa, cầm song kích, kẹp với đoản kích đến hỗ trợ Tào Tháo.
Là người nổi tiếng dũng mãnh nhưng Điển Vi không múa võ lung tung mà quan sát tình thế trên chiến trường, tìm cách đối phó.
Hiểu rõ ưu và nhược điểm của song kích, đoản kích nên Điển Vi dặn quân sĩ: "Kẻ thù đến trong vòng 10 bước thì nhớ gọi ta". Khi quân địch đến cách 10 bước, Diển Vi lại dặn: "Còn 5 bước thì gọi ta".
Bất cứ quân địch nào xông tới vị trí của Tào Tháo trong vòng 5 bước chân đều bị Điển Vi dùng 10 cây đoản kích ném trúng, không trượt phát nào.
Các tướng của Lữ Bố là Hách Manh, Tào Tính, Thành Liêm, Tống Hiến biết mình không phải đối thủ của Điển Vi nên xua quân rút lui. Điển Vi sau đó tiếp tục hộ giáo Tào Tháo về quân trại.
Điển Vi là một trong những dũng tướng có sức mạnh nhất thời Tam quốc.
Tuy nhiên, lúc ra đến ngoài thành Bộc Dương, Điển Vi ngoảnh lại không thấy Tào Tháo. Ông lại đột phá vòng vây, tìm kiếm bằng được.
Sử sách Trung Quốc chép lại: "Điển Vi yểm trợ Tào, mở đường máu ra được đến cửa thành. Xung quanh lửa cháy ngùn ngụt, cỏ rác chồng chất, Điển Vi cầm kích gạt lửa hai bên, phi ngựa mở đường tiến ra ngoài. Tào Tháo theo sau, vừa đến cửa thành, có một cái xà cháy trên nhà rơi vào chân sau ngựa của Tào Tháo.
"Cả người và ngựa ngã gục xuống, Tào Tháo lấy tay đẩy xà ra, lửa bén vào cả cánh tay và đầu tóc. Điển Vi quay ngựa lại cứu. Vừa may Hạ Hầu Uyên cũng ở đâu đến. Hai người vực Tào Tháo dậy rồi đưa đi chạy trốn".
Điều này cho thấy Điển Vi là mãnh tướng thông minh, nhạy bén và cũng hết mực dũng cảm, trung thành với Tào Tháo.
Học giả Trung Quốc thời nhà Thanh, Mao Tôn Cương, đánh giá cao Điển Vi. "Điển Vi mạnh như rồng hổ, thoắt xuống ngựa, thoắt lên ngựa, thoắt dùng đoản kích thoắt lại dùng đại kích".
Danh tướng "lấy nước mắt" Tào Tháo
Năm 197, Tào Tháo mang quân đánh Trương Tú ở Uyển Thành (Nam Dương), thuộc Kinh châu. Khi Trương Tú ra hàng, Tào Tháo không ngần ngại mở tiệc thết đãi.
Trong tiệc, Tào Tháo lần lượt đi mời rượu. Điển Vi tay cầm rìu lớn đi kèm, thường giơ rìu lên nhìn chằm chằm vào người mà Tào Tháo mời. Vì vậy trong suốt tiệc, Trương Tú và các tướng dưới quyền không dám ngẩng lên nhìn Tào Tháo.
Phác họa hình ảnh Điển Vi.
Cuốn Phẩm Tam quốc của tác giả Dịch Trung Thiên có viết, vì Tào Tháo ham mê sắc đẹp mà ép vợ Trương Tế, thím của Trương Tú là Châu thị làm thiếp. Tào Tháo cũng lôi kéo bộ tướng của Trương Tú là Hồ Xa Nhi. Lo ngại sớm muộn cũng sẽ chết dưới tay Tào Tháo, Trương Tú quyết định ra tay trước.
Đêm hôm đó, khi Tào Tháo đang cùng Châu thị nghỉ ngơi trong trướng, Điển Vi nhận nhiệm vụ canh giữ vòng ngoài.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung phác họa iển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa, tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài.
Các sử gia Trung Quốc sau này không ghi nhận chi tiết này. Đây có thể là tình tiết dược hư cấu để nâng cao tố chất của người anh hùng Điển Vi.
Nhưng các học giả sau này đều đồng ý rằng, Điển Vi nhận nhiệm vụ bảo vệ ngoài trướng Tào Tháo, và ông đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, khiến cho quân địch kinh hãi.
Trong bối cảnh hỗn chiến như vậy, Điển Vi cùng 10 thủ hạ lăn xả vào đám quân phản loạn, giết hàng chục người. Nhưng vì lực lượng ít ỏi, lại không có một mảnh giáp, hành động dũng mãnh của danh tướng trung thành với Tào Tháo không khác gì "lấy trứng chọi đá".
Các thủ hạ lần lượt bị tiêu diệt cũng là lúc trên người Điển Vi có hơn 10 nhát đâm. Quân Trương Tú tiến lại gần định bắt, thì Điển Vi chồm tới tóm lấy hai tên địch, đập vào nhau khiến cả hai chết ngay tại chỗ.
Khi Điển vi chết trận, Tào Tháo thương xót hơn cả con trai, họ hàng.
Một mình ông quần thảo với kẻ địch giết thêm vài chục người. Cuối cùng, quân Trương Tú phải dùng đến cung tên và cuối cùng là mũi lao đâm trúng giữa lưng mới vô hiệu hóa được Điển Vi. Ông chết trong khi mắt vẫn mở to, khiến cho kẻ địch nửa ngày sau mới dám tiến lại gần.
Nhờ có Điển Vi chặn giữ cửa trước nên Tào Tháo có đủ thời gian để trốn thoát lúc đêm tối. Quân Tào lui về đóng ở Vũ Âm. Nghe tin Điển Vi tử trận, Tào Tháo thương khóc, sai người đi lấy thi thể ông về, an táng tại Tương Ấp.
Tào Tháo vô cùng thương tiếc Điển Vi nên đã thốt lên: "Ta mất một con trưởng (Tào Ngang) và một cháu yêu (Tào An Dân), cũng không thương tiếc tới mức này, chỉ thương khóc iển Vi mà thôi".
Các học giả Trung Quốc đánh giá, Điển Vi bảo vệ Tào Tháo đến hơi thở cuối cùng là một trong những cái chết đáng tiếc nhất thời Tam quốc.
Lữ Bố dù mang danh là "Chiến thần Tam quốc" nhưng là nghĩa vong ơn bội nghĩa, bị giết bởi tay Tào Tháo cũng là điều dễ hiểu. Quan Vũ trời sinh bảo thủ, sớm muộn cũng bị diệt. Trương Phi tàn bạo thành tính, bị các tướng dưới quyền bất bình giết chết cũng không oan.
Một dũng tướng như Điển Vi, hết lòng phụng sự Tào Tháo nhưng sớm hi sinh trên chiến trường, chưa thể giúp Tào làm nên đại sự là điều các sử gia Trung Quốc cho rằng hết sức đau lònghết sức đau lòng.
_______________________
5 võ tướng dũng mãnh nhất của Tào Tháo, mỗi người đều có những dấu ấn riêng. Trong số này, có một vị tướng không được lịch sử đánh giá cao nhưng là người mà Tào Tháo hết sức khâm phục, so sánh với chiến công của Tôn Tử. Bài viết xuất bản ngày 4.2 sẽ đề cập đến nhân vật này.
Theo Danviet
Đối thủ xứng tầm nhất khiến Tào Tháo ngậm ngùi nhận thua Trong trận chiến tại Nhu Tu Khẩu năm 213, Tôn Quyền dù yếu thế hơn nhưng đã khéo léo chặn bước tiến Tào Ngụy, đồng thời khiến cho Tào Tháo phải rút quân trong danh dự. Tôn Quyền là đối thủ xứng tầm nhất trong cuộc đời Tào Tháo. Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông...