Danh tính “tin tặc” khiến 200 học sinh nghỉ học
Cảnh sát xác định thủ phạm gửi tin nhắn thất thiệt khiến 200 học sinh nghỉ học là giám đốc một công ty phần mềm.
Nội dung tin nhắn thất thiệt gửi đến các phụ huynh ngày 5/9
Chiều 20/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội cho biết, cơ quan này đã xác định được thủ phạm gửi tin nhắn thất thiệt, gây sự cố khiến hàng loạt học sinh trường tiểu học trường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) phải nghỉ học sau ngày khai giảng là Nguyễn Cẩm Tú (30 tuổi, ở Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội).
Nguyễn Cẩm Tú là Giám đốc một công ty cổ phần viết phần mềm quản lý học sinh.
Khai nhận tại cơ quan công an, Tú cho biết, để cạnh tranh với công ty cung cấp phần mềm quản lý học sinh cho trường tiểu học Hạ Đình, y đã nảy sinh ý định hạ thấp uy tín đối thủ của mình.
Thực hiện ý định đó, trước ngày khai giảng năm học mới năm nay, Tú dùng mật khẩu để truy cập vào phần mềm quản lý học sinh của trường tiểu học Hạ Đình để gửi tin nhắn: “Ngày mai 6/9 học sinh toàn trường được nghỉ học do nhà trường bận công việc đột xuất. Thứ hai, 9/9 học sinh đi học bình thường” đến hơn 700 số điện thoại của các phụ huynh học sinh trong toàn trường”.
Video đang HOT
Nhận được tin nhắn này, hàng loạt các học sinh trên toàn trường đã nghỉ học.
Để tạo chứng cứ ngoại phạm, Tú ra một cửa hàng Internet gần nhà để gửi tin nhắn rồi xóa toàn bộ dấu vết. Tuy nhiên, hành động này không qua mắt được các cơ quan chức năng.
Sau gần 24 tiếng xảy ra sự việc, các điều tra viên của PC50 Hà Nội đã lần ra dấu vết người tạo ra sự cố trên chính là Nguyễn Cẩm Tú. Cảnh sát cũng thu giữ 2 chiếc máy tính của người này cũng để điều tra.
Một cán bộ điều tra cung cấp, thông tin do Tú tung ra đã làm hơn 50 em học sinh nghỉ học vào ngày 6/9, tuy nhiên theo điều tra ban đầu của PV số học sinh nghỉ học là gần 200 em.
Hiện Nguyễn Cẩm Tú đã được bảo lãnh về nhà. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra mở rộng và sớm hoàn thiện hồ sơ xử lý đối tượng.
Điều 226a Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác như sau: 1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Thu lợi bất chính lớn; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng; b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông; c) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Xahoi
Công bố danh tính "tin tặc" khiến hàng trăm học sinh Hà Nội nghỉ học
Chiều 20/9, Công an Hà Nội đã chính thức công bố danh tính "tin tặc" khiến hàng trăm học sinh trường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) phải nghỉ học. Đó là Nguyễn Cẩm Tú - Giám đốc công ty cổ phần viết phần mềm quản lý học sinh.
Theo Thiếu tá Lê Ngọc Trí, Đội trưởng Đội phục hồi dữ liệu chứng cứ điện tử, người gây ra sự cố trên là Nguyễn Cẩm Tú (30 tuổi ở Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội). Tú là Giám đốc một công ty cổ phần viết phần mềm quản lý học sinh.
Thiếu tá Lê Ngọc Trí, Đội trưởng Đội phục hồi dữ liệu chứng cứ điện tử công bố danh tính "tin tặc"
Để cạnh tranh với công ty cung cấp phần mềm quản lý học sinh cho trường tiểu học Hạ Đình, vị giám đốc đã nảy sinh ý định hạ thấp uy tín đối thủ của mình.
Theo đó, trước ngày khai giảng năm học mới năm nay, Tú đã dùng mật khẩu để truy cập vào phần mềm quản lý học sinh của trường tiểu học Hạ Đình để gửi tin nhắnvới nội dung: "Ngày mai 6/9 học sinh toàn trường được nghỉ học do nhà trường bận công việc đột xuất. Thứ hai, 9/9 học sinh đi học bình thường" đến hơn 700 số điện thoại của các phụ huynh học sinh trong toàn trường. Nhận được tin nhắn này, hàng loạt các học sinh trên toàn trường đã nghỉ học.
Sau gần 24 tiếng xảy ra sự việc, cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Hà Nội) đã lần ra dấu vết người tạo ra sự cố trên chính là Nguyễn Cẩm Tú. Hai chiếc máy tính của đối tượng này cũng bị thu giữ để điều tra.
Tại cơ quan điều tra, Tú đã thừa nhận hành vi của mình. Theo lời Tú, anh ta không có thù hằn gì với trường tiểu học Hạ Đình. Mục đích tạo ra sự cố trên là Tú muốn đưa sản phẩm của mình vào trường tiểu học này.
Nội dung tin nhắn khiến hàng trăm học sinh nghỉ học
Để làm việc này, trước ngày khai giảng, Tú đã nhiều lần vào hệ thống phần mềm quản lý học sinh của nhà trường. Để tạo ra chứng cứ ngoại phạm, chiều 5/9, vị giám đốc ra một cửa hàng Internet gần nhà để gửi tin nhắn rồi xóa toàn bộ dấu vết ngay sau đó. Tuy nhiên, hành động này không qua mắt được các cơ quan chức năng.
"Bất kỳ hành động nào của loại tội phạm sử dụng công nghệ cao này cũng để lại những dấu vết, công an đều có thể khôi phục được. Xu hướng cạnh tranh không lành mạnh ở một số doanh nghiệp hiện nay vẫn đang diễn ra do đó vấn đề bảo mật thông tin phải được đặt lên hàng đầu", Đội trưởng Đội phục hồi dữ liệu chứng cứ điện tử (PC50, công an Hà Nội) nói.
Đến nay, Nguyễn Cẩm Tú đã được bảo lãnh về nhà. Ở vụ việc này có dấu hiệu ở tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác. "Chúng tôi đang đề xuất phối hợp cùng một số đơn vị tiếp tục điều tra để đưa ra biện pháp xử lý vụ việc này", Thiếu táTrí nói.
Trước đó, chiều 5/9, hàng trăm phụ huynh của trường tiểu học Hạ Đình bất ngờ nhận được tin nhắn từ hệ thống liên lạc điện tử của trường với nội dung học sinh được nghỉ học ngày 6/9. Sự cố trên mặc dù lãnh đạo nhà trường sớm phát hiện và khắc phục nhưng vẫn có nhiều học sinh phải nghỉ học.
Tiến Nguyên - Quang Phong
Theo Dantri
Xâm nhập, tung tin khiến học sinh nghỉ học... để bán "hàng"?! Với động cơ cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh phần mềm quản lý trường học, đối tượng đã xâm nhập hệ thống phần mềm quản lý trường học của trường tiểu học Hạ Đình (Thanh Xuân, HN). Hàng trăm tin nhắn nghỉ học đã được gửi đến số điện thoại của học sinh vào sáng 6/9, gây hoang mang...