Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn thảm khốc làm 8 người chết ở Bình Thuận
Đến sáng nay (21-7), các nạn nhân trong vụ tai nạn thảm khốc trên Quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Thuận đã được xác định danh tính.
Đưa các nạn nhân ra khỏi xe
Theo đó, các nạn nhân tử vong gồm:
1- Tài xế xe khách Lê Thanh Trúc (48 tuổi, xã Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận)
2- Huỳnh Ngọc Bích (23 tuổi, xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận)
3- Phạm Thị Lệ Thanh (49 tuổi, xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận)
Video đang HOT
4- Nguyễn Thị Mỹ Tiên (34 tuổi, xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận)
5- Lê Khắc Tùng (14 tuổi, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận)
6- Phạm Thị Lệ Mai (49 tuổi, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận)
2 hành khách còn lại tử vong là nữ chưa rõ danh tính. Hai hành khách này là những người cuối cùng mắt kẹt lại trên xe.
Hiện trường vụ tai nạn
Ngoài 8 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn, còn có 7 trường hợp bị thương mà nhiều người trong đó bị thương rất nặng. Trong số 7 trường hợp bị thương có 3 trường hợp phải chuyển viện vào TP HCM để cấp cứu. Tài xế xe tải cũng bị thương nhưng chỉ nhẹ. Hiện 4 trường hợp bị thương đang cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, các bác sĩ đang tích cực cứu chữa.
Chiếc xe khách nát bươm
Như đưa tin, vào lúc 1 giờ sáng nay (21-7), xe khách 16 chỗ của nhà xe Anh Trinh, BKS 86B-010.87 do tài xế Lê Thanh Trúc (48 tuổi, xã Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) cầm lá, lưu thông hướng Phan Thiết (Bình Thuận) đi TP.HCM. Khi xe đến Km 1767 QL1A đoạn gần cầu Suối Giêng địa bàn thôn 2, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), xe đã tông trực diện với xe tải BS 79N – 0315 do tài xế Phan Thanh Tùng (29 tuổi, ngụ tại TP Cam Ranh, Khánh Hòa) điều khiển lưu thông chiều ngược lại.
Vụ tai nạn gây ách tắc trên Quốc lộ 1 nhiều giờ
Vụ tai nạn thảm khốc trong đêm khuya đã làm người 6 chết tại chỗ, 2 người tử vong tại bệnh viện và 7 người bị thương nhập viện cấp cứu. Tại hiện trường xe khách 16 chỗ biến dạng hoàn toàn, đầu xe tải hư hỏng nặng. Vụ tai nạn ách tắc giao thông nhiều giờ. Hiện các cơ quan chức năng đang điều tra vụ tai nạn.
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng 3 tuyến cao tốc qua Bình Thuận
Công tác giải phóng mặt bằng 3 tuyến cao tốc qua Bình Thuận đang được triển khai gấp rút để bàn giao toàn bộ mặt bằng.
Một đoạn QL1 qua huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Ngày 20/6, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, đến nay tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh đã chi trả tiền bồi thường đạt 92,3%. Tổng vốn đã giải ngân đến nay đạt hơn 1.423 tỷ đồng/2.018 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71% vốn được bố trí.
Cụ thể, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo tỉnh đã bàn giao cho các Ban QLDA (Bộ GTVT) đạt 80,69 ha/80,72 ha đạt 99,96%, Vĩnh Hảo - Phan Thiết đạt 92,4%. Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã bàn giao 330,4 ha/365,89 ha, đạt 90,3%.
Dự án cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận có 3 phân đoạn cao tốc phía Đông gồm: Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài hơn 160km nên khối lượng GPMB rất lớn. Các tuyến cao tốc đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện của tỉnh gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.
Ông Nguyễn Hữu Trung, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, đến nay đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt 100% hồ sơ; đã chi trả tiền bồi thường cho 2.476/2.683 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 92,3%. "Các khu tái định cư tại các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam đang được khẩn trương thi công các hạng mục công trình giao thông. Các huyện đang tổ chức bốc thăm đất tái định cư hoàn thiện các thủ tục giao đất cho người dân", ông Trung cho hay.
Hôm qua (19/6), Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết chuyển đổi 3 dự án cao tốc Mai Sơn - QL 45 (kết nối Ninh Bình và Thanh Hóa) và 2 đoạn tuyến qua tỉnh Bình Thuận gồm: Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ phương thức đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công. Quốc hội cũng đồng ý bổ sung vốn không quá 23.461 tỉ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư 3 dự án này.
Bình Thuận 'vật vã' trong hạn hán Nắng nóng gay gắt kéo dài ở mức cao nhất hơn 10 năm trở lại đây tại Bình Thuận đã khiến các nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt, mực nước ngầm cũng suy giảm, gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trầm trọng, nhất là tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình,...