Danh tiếng toàn cầu Mỹ xuống thấp nhất trong hai thập kỷ
Quan điểm tích cực toàn cầu về hình ảnh của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ qua, theo kết quả khảo sát của Pew.
Kết quả cuộc thăm dò “Thái độ Toàn cầu Pew” được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 14/9 cho thấy quan điểm tích cực về Mỹ trên thế giới đã giảm xuống ở mức trung bình 34%, trong khi sự tín nhiệm dành cho Tổng thống Donald Trump chỉ còn 16%. Khoảng 84% người tham gia khảo sát nhận định Mỹ đã xử lý đại dịch Covid-19 không tốt.
Đây là kết quả thấp nhất đối với hình ảnh toàn cầu của Mỹ kể từ khi Trung tâm Nghiên cứu Pew bắt đầu tiến hành thăm dò về chủ đề này cách đây 20 năm. Quan điểm tích cực về danh tiếng của Mỹ đã giảm dần trong nhiều năm qua.
Tỷ lệ người có quan điểm tích cực về Mỹ tại 6 quốc gia được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát. Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, một trong 13 quốc gia được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát, phần lớn công chúng vẫn có quan điểm ủng hộ Mỹ. Trong khi đó, chỉ 1/4 người Đức và chưa đến 1/3 người Pháp có quan điểm như vậy.
Video đang HOT
Phần lớn người dân ở 13 nước tham gia khảo sát đều không tin tưởng Tổng thống Mỹ, trong đó người dân Bỉ bày tỏ hoài nghi nhiều nhất về ông chủ Nhà Trắng khi chỉ có 9% nói họ tin tưởng vào Trump. Xếp hạng của Trump tại Nhật Bản được đánh giá cao nhất trong các nước tham gia khảo sát, nơi có 1/4 người dân bày tỏ niềm tin với ông.
Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew có sự tham gia của 13.273 người, được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8 tại Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Hà Lan.
“Những gì chúng tôi thấy trong cuộc khảo sát vài năm qua là nhiều người trên thế giới đang thấy Mỹ rời bỏ vị trí dẫn đầu trong các vấn đề toàn cầu. Điều đó đã tác động tiêu cực đến những gì họ nghĩ về đất nước này”, tiến sĩ Richard Wike, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pew, cho biết.
Người dân đeo khẩu trang ở thành phố New York hôm 16/3. Ảnh: Reuters.
Trung tâm Nghiên cứu Pew gồm một nhóm chuyên gia có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ. Trung tâm chuyên cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, dư luận và nhân khẩu học.
Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 6,7 triệu ca nhiễm và hơn 200.000 ca tử vong. Ca nhiễm mới ở Mỹ gần đây đã giảm, song giới chuyên gia c ảnh báo người dân không nên chủ quan, đặc biệt trong bối cảnh trường học và doanh nghiệp dần mở cửa trở lại.
Anh kêu gọi chấm dứt biểu tình chống phân biệt chủng tộc vì lo ngại lây lan Covid-19
Cùng với Thủ đô London của Anh, nhiều thành phố lớn khác tại châu Âu cũng ghi nhận các cuộc biểu tình tương tự.
Bất chấp các lời cảnh báo và kêu gọi từ các chính quyền về việc tránh tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh, hàng chục nghìn người vẫn xuống đường tại nhiều thành phố lớn tại châu Âu trong chiều tối 7/6, nhằm hưởng ứng các cuộc biểu tình tại Mỹ và đòi hỏi bảo vệ quyền lợi của người da màu.
Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Thủ đô London, Anh khi hàng chục nghìn người kéo đến trước Đại sứ quán Mỹ hô vang tên của George Floyd, người Mỹ da đen bị cảnh sát Mỹ sát hại hôm 25/5 tại thành phố Minneapolis, cùng các khẩu hiệu như "không công lý thì không có hoà bình" hay "nước Anh cũng không vô tội".
Đây là ngày thứ 2 liên tiếp các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại Thủ đô nước Anh. Dù đa số người biểu tình ôn hoà nhưng những hành động bạo lực và phá hoại vẫn đã diễn ra. Một số vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra trước Đại sứ quán Mỹ. Nhiều người biểu tình quá khích đã viết những khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc lên tượng của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Biểu tình tại thành phố Bristol của Anh chiều 7/6. Ảnh: The Guardian
Trước đó, trong cuộc biểu tình ngày 6/6, các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã khiến ít nhất 14 cảnh sát bị thương. Cảnh sát Anh cũng đã bắt giữ 29 người vì có các hành động bạo lực.
Bên cạnh lo ngại các cuộc biểu tình vượt tầm kiểm soát, mối lo lớn nhất của nhà chức trách Anh hiện nay là việc các đám đông tụ tập có thể khiến đại dịch Covid-19 tại nước này bùng phát mạnh hơn. Trong tối 7/6, Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Priti Patel tuyên bố, các cuộc biểu tình vì quyền lợi của người da đen này cần phải chấm dứt.
"Mặc dù rất nhiều người, trong đó có cả Thủ tướng Boris Johnson cảm thấy ghê sợ trước cái chết của George Floyd, nhưng nước Anh đang trong tâm của một đại dịch và theo các quy định thì không được phép tụ tập quá 6 người ngoài trời. Vì thế, các cuộc biểu tình này là không chấp nhận được, tôi yêu cầu mọi người chấm dứt", Bộ trưởng Priti Patel nêu rõ.
Cùng với Thủ đô London của Anh, nhiều thành phố lớn khác tại châu Âu cũng ghi nhận các cuộc biểu tình tương tự. Tại thành phố Milan, thủ phủ của vùng Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19 tại Italy, đám đông biểu tình cũng lên tới vài ngàn người, trong đó có cả những người biểu tình đòi quyền lợi cho dân nhập cư.
Tại Brussels, Thủ đô của Bỉ và là trung tâm chính trị của châu Âu, hàng ngàn người cũng đã tập trung biểu tình tại trung tâm thành phố, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán.
Tại Đức, các cuộc biểu tình tiếp diễn ở các thành phố như Berlin hay Cologne. Trước đó, trong ngày 6/6, cảnh sát Đức đã bắt giữ 93 người tại Thủ đô Berlin vì có các hành vi bạo lực.
Ấn Độ thành vùng dịch lớn thứ sáu thế giới Với hơn 236.000 ca nhiễm nCoV, Ấn Độ đã vượt Italy, trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ sáu thế giới. Ấn Độ hôm nay báo cáo thêm 9.887 ca nhiễm nCoV, mức tăng hàng ngày cao kỷ lục, nâng tổng ca nhiễm cả nước lên hơn 236.000, trở thành vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, sau Mỹ, Brazil, Nga, Anh và...