Đánh thức tiềm năng vùng đất thiêng Hồng Lĩnh
Với trầm tích nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhiều di tích danh thắng nổi tiếng, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang nắm giữ rất nhiều lợi thế phát triển du lịch…
Trên dãy núi Hồng, hiện đang có nhiều dự án, du lịch tâm linh được triển khai (Ảnh mô hình)
Tiềm năng của vùng đất thiêng
Thị xã Hồng Lĩnh nổi tiếng với các di tích danh thắng như: 99 ngọn núi Hồng, chùa Đại Hùng, chùa Hang, suối Tiên, hồ Thiên Tượng… Đến nay, TX Hồng Lĩnh có 3 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia, 23 di tích được công nhận di tích cấp tỉnh. Trong đó, niềm tự hào lớn nhất là câu chuyện Vua Kinh Dương Vương chọn làm nơi đóng đô. Gắn với truyền thuyết đó là di tích chùa Đại Hùng, đền thờ thủy tổ Kinh Dương Vương cùng các Vua Hùng và lễ hội giỗ quốc Tổ Hùng Vương.
Một góc cảnh sắc danh thắng chùa Hang
Hầu hết các di tích lịch sử ở Hồng Lĩnh đều gắn liền với những cảnh sắc thơ mộng. Trong đó, phải kể đến chùa Thiên Tượng với lịch sử trên 600 năm, là “Hoan Châu đệ nhị danh thắng”, đã được xếp hạng di tích danh thắng quốc gia. Kế đến là di tích danh thắng chùa Hang. Được xây dựng từ đời Hậu Lê, chùa Hang gợi cho du khách về một “Đà Lạt thu nhỏ” với bạt ngàn thông xanh và hồ nước mát lành. Gắn với các di tích là nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đang ngày càng thu hút du khách thập phương.
Lễ rước linh vị, các vật phẩm cúng tế Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương cùng các Vua Hùng là một trong những nghi lễ truyền thống trong chương trình Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương hàng năm, được nhiều người dân trong và ngoài vùng tham gia.
Ông Đặng Quang Vinh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin TX Hồng Lĩnh cho biết: “Hiện nay, mặc dù chưa thực sự hình thành sản phẩm du lịch rõ nét nhưng hàng năm đã có hàng trăm nghìn lượt khách đến với Hồng Lĩnh. Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở đền Cả (khoảng 5 vạn lượt khách/năm), chùa Hang (hơn 6 vạn lượt khách/năm), chùa Đại Hùng (hơn 1 vạn lượt khách/năm)…
Thu hút đầu tư, đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch
Nhiệm kỳ 2015-2020, TX Hồng Lĩnh xác định du lịch là bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH. Nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành nhằm kêu gọi các nhà đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch, cải thiện hạ tầng giao thông.
Phối cảnh một góc quy hoạch khu di tích lịch sử – văn hóa Đại Hùng
TX Hồng Lĩnh đã quy hoạch các công trình phục vụ du lịch như: quần thể khu du lịch sinh thái và công viên giải trí Clarion Resort (5,46 ha), khu công viên trung tâm văn hóa (77,5 ha), khu du lịch Suối Tiên – Thiên Tượng (100 ha), khu di tích Đại Hùng (43 ha), di tích chùa Long Đàm 5 ha, di tích chùa Hang (5 ha)…
Đến nay, thị xã đã huy động từ nguồn lực xã hội hóa hơn 100 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, mở rộng quy mô một số di tích danh thắng. Nổi bật như các hạng mục ở chùa Đại Hùng hơn 20 tỷ đồng, chùa Hang hơn 30 tỷ đồng, đền Cả – dinh quan Hoàng Mười hơn 30 tỷ đồng; các chùa Tiên Sơn, Thiên Tượng, Long Đàm mỗi di tích trên 10 tỷ đồng…
Ông Đinh Văn Hồng – Phó Chủ tịch UBND thị xã cho biết: “Thời gian tới, Hồng Lĩnh sẽ tập trung các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư nhằm sớm thay đổi diện mạo du lịch. Chúng tôi cũng tiến hành kết nối với các đơn vị lữ hành trên cả nước để hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch. Qua đó, sớm đưa du lịch Hồng Lĩnh có tên trên “bản đồ” các tour, tuyến du lịch của các công ty”.
Lễ hội đền Cả hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách
Trong nhiệm kỳ mới, TX Hồng Lĩnh đề ra nhiệm vụ phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và sinh thái; đổi mới hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch; nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hồng Lĩnh.
Hiện nay, chùa Hang đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch; lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương đang được Sở VH-TT&DL đề xuất tỉnh nâng lên quy mô cấp tỉnh; TX Hồng Lĩnh cũng đang phấn đấu đề xuất UBND tỉnh công nhận điểm du lịch cấp tỉnh và khu vực cho các di tích danh thắng trên địa bàn. Bên cạnh đó, tiếp tục kêu gọi các nguồn đầu tư, xây dựng TX Hồng Lĩnh từng bước trở thành điểm dừng chân, tham quan hấp dẫn của du khách.
Những ngôi chùa có cổng tam quan kỳ lạ nhất Việt Nam
Cổng tam quan là một yếu tố kiến trúc quan trọng làm nên diện mạo của các ngôi chùa Phật giáo. Cùng khám phá những ngôi chùa có cổng độc đáo nhất Việt Nam.
1. Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chùa Đức Hạnh là ngôi chùa có cổng tam quan lạ lùng bậc nhất Việt Nam.
Cổng tam quan này cao 5m, rộng 10m, kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng, giống như gỗ. Đây đều là loại đá khối tự nhiên.
Thanh đá nằm ngang trên cùng nặng gần 4 tấn. Thanh đá nằm ngang thứ 2 nặng gần 8 tấn. Hai thanh đá trụ mỗi thanh nặng trên 7 tấn. Ngoài ra còn 4 trụ đá cổng phụ, mỗi trụ nặng trên 5 tấn.
Công trình cổng tam quan bằng đá độc đáo này doo nhóm thợ 3 người thực hiện ròng rã trong 4 năm, từ 2008 - 2011. Các thanh đá nguyên khối này do ông Nguyễn Minh Hóa, chủ một hầm đá, cách chùa 2 km cúng đường.
2. Tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, chùa Hang (tên chính thức là chùa Kompông Chrây) được coi là một trong những ngôi chùa Khmer Nam Bộ đẹp và độc đáo nhất Việt Nam.
Do cổng phụ của ngôi chùa được thiết kế như một cái hang nên người dân trong vùng quen gọi đây là chùa Hang. Lâu dần, khách thập phương chỉ còn biết đến ngôi chùa qua tên gọi chùa Hang Trà Vinh.
Cánh cổng này nằm ven tỉnh lộ 36, xây dựng vòm cuốn, tường rất dày, dài 12 mét, gồm một lối đi chính và hai lối đi phụ ở hai bên, thông với nhau bằng nhiều cổng vòm gợi liên tưởng đến một cái hang.
Đây là kiểu thiết kế cổng chùa độc nhất vô nhị, có lẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các ngôi chùa Phật giáo trên thế giới.
3. Có lịch sử hơn 700 năm, chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Dấu tích kiến trúc xa xưa nhất còn được lưu giữ của chùa là một cánh cổng nằm ở sân trước.
Cánh cổng này có tuổi đời hàng trăm năm, gây ấn tượng đặc biệt với một cây si lớn mọc trùm lên trên. Theo lời người cao tuổi ở địa phương, cây si đã tồn tại trong nhiều thập niên, khi chùa Hoằng Phúc rơi vào tình trạng đổ nát do chiến tranh và thiên tai.
Theo thời gian, rễ cây bám chặt và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cánh cổng. Qua những khe hở của rễ cây vẫn có thể nhận ra những đường nét kiến trúc cổ xưa của công trình.
Xung quanh cổng chùa có một số di vật của ngôi chùa cổ như tấm bia đá hay các phiến đá được dùng để lát lối đi của chùa hoặc kê các chân cột.
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10.
Kiên Giang tiếp tục tạm dừng hoạt động đón khách tại Khu du lịch Chùa Hang Hòn Phụ Tử Kiên Giang tiếp tục tạm dừng hoạt động đón khách tại Khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử; Phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020; Phát động chương trình kích cầu du lịch ĐBSCL sau dịch COVID-19 Kiên Giang tiếp tục tạm dừng hoạt động đón khách tại Khu du lịch Chùa...