Đánh thức tiềm năng du lịch trên huyện ‘Kinh tế mới Hà Nội’
Bí thư Huyện ủy Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng Hoàng Thanh Hải hào hứng chia sẻ định hướng phát triển du lịch trước hết bằng việc cho tôi xem đoạn clip con thác như dải lụa trắng lung linh bên màu xanh đại ngàn lá rộng mà anh và nhà đầu tư mới đến khảo sát.
Bí thư Hải nói: Rất thuận lợi để phát triển du lịch anh ạ, không chỉ là thắng cảnh đẹp mà giao thông rất thuận lợi.
Lâm Hà- Đất và Người giàu bản sắc những dòng văn hóa
Trầm tích và hấp dẫn của những tiềm năng
Lâm Hà là huyện kinh tế mới của thành phố Hà Nội kết hợp với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng, được thành lập 24.10.1987 theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 50 km. Huyện gần sân bay Liên Khương, có Quốc lộ 27 nối Quốc lộ 20 đến tỉnh Đắc Lắc, các trục đường lớn liên thông với thành phố Đà Lạt, các huyện Đức Trọng, Di Linh,…Độ cao trung bình huyện Lâm Hà 1.000 m; diện tích tự nhiên rất rộng, lớn thứ hai ở tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Lâm Hà nhiệt đới gió mùa, ôn hòa mát mẻ quanh năm. Hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, phong phú với nhiều loại nông sản đặc trưng. Vùng đất có đa dạng sinh học khá cao với rừng lá kim và đặc biệt còn những khu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh quý giá…Địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, chia cắt nên tạo hóa nhiều thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn. Có núi cao là dãy Hòn Nga với 4 ngọn trên 1.900m, đỉnh cao tới gần 2.000 m; có những triền dốc, con đèo ngoạn mục. Lâm Hà nhiều sông, suối và trên 1.000ha hồ, đầm. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lâm Hà những địa danh du lịch hấp dẫn: thác Voi ở Nam Ban, thác Mưa Bay ở Phú Sơn, thác Liêng ChiNha ở Tân Thanh, hồ Đạ Sa ở Liên Hà, hồ Ri hin, hồ Đa Dưng, hồ Phúc Thọ ở Phúc Thọ, hồ Tân Thanh, hồ Bãi Công ở Nam Ban, hồ thủy lợi Đông Thanh, hồ thủy điện Đồng Nai 2, 3,…
Khu du lịch thác Voi là dự án ưu tiên thu hút đầu tư sớm nhất
Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp không khói của huyện Lâm Hà còn là địa hạt xã hội và nhân văn. Vùng đất có trên 30 dân tộc anh em sống xen kẽ, dân tộc Kinh đến từ 3 miền Bắc-Trung-Nam, các dân tộc gốc Tây Nguyên như K’ho, Mạ, M’nông, Churu, Raglay, S’tiêng và các dân tộc từ phía Bắc như Thái, Tày, Nùng, Thổ, Dao, H’Mông… Lâm Hà trở thành vùng đặc sắc về các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể trong bảo tồn, giao thoa và tiếp biến. Đấy là chưa kể đến di chỉ khảo cổ tại xã Gia Lâm, một minh chứng sinh động về thời kỳ đồ đá người nguyên thủy đã sống ở nơi đây…
Liên Hà-sông Đồng Nai chiều bình yên
Thế nhưng, thời gian qua, huyện Lâm Hà chưa chú trọng đúng mức để phát huy phát triển du lịch. Chỉ một ít tour, tuyến, loại hình và điểm về du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch làng nghề, tham quan và nghỉ dưỡng…Lượng khách tăng trưởng bình quân trên 20%/năm; doanh thu ngành du lịch mới chiếm 2,1% giá trị ngành dịch vụ.
Video đang HOT
Đánh thức du lịch với những gam màu tươi sáng
Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Hà lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định nhiệm vụ trọng tâm là “Khai thác tốt lợi thế có nhiều hồ thủy điện, hồ, thác nước để phát triển các dịch vụ du lịch. Trên cơ sở các sản phẩm du lịch hiện có, xây dựng tour, tuyến du lịch mà địa phương có lợi thế như: du lịch làng nghề truyền thống, du lịch canh nông.., từ đó định hình sản phẩm chủ lực để phát triển du lịch, dịch vụ của huyện”. Theo đó, “Huy động mọi nguồn lực trong đầu tư, phát triển du lịch của huyện theo hướng chất lượng cao, bền vững; tiếp tục phát triển du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch canh nông, du lịch cộng đồng; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch; nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch; phấn đấu trong nhiệm kỳ đón trên 300 nghìn lượt khách, trong đó lượng khác quốc tế chiếm 10%; doanh thu ngành du lịch đạt trên 36 tỷ đồng, chiếm 22% giá trị ngành dịch vụ”.
Hồ sinh thái tại trung tâm huyện Lâm Hà
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lâm Hà Nguyễn Văn Tình chia sẻ với tôi, trong anh, chất chứa niềm vui và cả niềm tin lớn về một hiện thực mới. Đó là Nghị quyết số 08, ngày 26.7.2021, của Huyện ủy “về thu hút đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030″. Rất cụ thể những con số. Đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm phấn đấu từ 15%-20% với tổng lượt khách bình quân 60.000-65.000/năm, trong đó khách quốc tế trên 10%; lượt khách lưu trú 7%-10%; bình quân lưu trú 1,5 ngày. Phấn đấu đến năm 2025, Lâm Hà có 1 đến 2 khách sạn từ 1 đến 2 sao, 50 cơ sở du lịch. Những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sẽ được đánh thức để thực sự cất cánh ngành du lịch bằng kêu gọi thu hút đầu tư: thác Voi, hồ Phúc Thọ, thác Liêng ChiNha, hồ Đạ Dâng và hồ thủy điện Đồng Nai 2. Sự phát triển của ngành du lịch theo đó sẽ tạo việc làm mới cho 500-700 lao động, trong đó 60% được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Đến năm 2030, Lâm Hà xác định “ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển theo hướng chất lượng và bền vững”. Bức tranh du lịch sẽ có tốc độ tăng trưởng khách bình quân hàng năm phấn đấu từ 15%-18%; tổng lượt khách bình quân từ 70.000-75.000/năm, trong đó khách quốc tế trên 12%. Khách lưu trú 11%-15% và lưu trú bình quân 2 ngày. Cũng đến năm 2030, Lâm Hà phấn đấu có 5-10 khách sạn 1 đến 2 sao, 70 cơ sở lưu trú du lịch. Dự án khu du lịch sinh thái hồ Đông Thanh được ghi danh thu hút. Ngành du lịch Lâm Hà sẽ tạo việc làm cho trên 1.00 lao động, trong đó 70% được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Để hiện thực hóa những chỉ tiêu thú vị trên, Huyện ủy Lâm Hà đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp. Đó là, nâng cao nhận thức và định hướng phát triển du lịch; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút doanh nghiệp. Đó còn là, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ; phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phát triển đồng bộ các lĩnh vực như kinh tế, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn và phát huy văn hóa. Dĩ nhiên đó còn là phát triển thị trường và nâng cao chất lượng quản trị và phát triển nguồn nhân lực.
Hoàng điệp 'rớt nắng' trên phố Hà thành
Không kiêu sa như muồng hoàng yến, không lãng mạn như bằng lăng, không chói lóa như phượng vỹ, nhưng mỗi khi hoa hoàng điệp rớt nắng trên phố Hà thành vẫn khiến bao người xao xuyến.
Những ngày hè, trên các tuyến phố Thủ đô Hà Nội lại ngập đầy sắc vàng của hoa điệp.
Không quá đẹp để được trưng trong nhà, hay lãng mạn để những người đang yêu hái tặng nhau, điệp vàng âm thầm điểm trang cho các tòa nhà cao tầng để khi rụng xuống mang theo kỷ niệm riêng cho bao người.
Trên các con đường lớn, những lối đi, trong công viên hay sân trường bạn đều có thể bắt gặp loài hoàng điệp mang sắc vàng như màu nắng.
Có lẽ, Hà Nội là một trong những thành phố hoa điệp được trồng nhiều nhất. Cũng chẳng ở đâu hoa điệp đậm màu vàng như ở Hà Nội.
Màu vàng của hoa điệp chen giữa màu lá xanh, màu vàng đung đưa bên những khung cửa sổ, màu vàng đậm sắc trên nền trời, màu vàng rải đầy những con đường dưới bước chân người qua lại.
Đầu mùa hoa, cây điệp vốn rất ít người để ý, bởi lẽ những bông hoa vàng thường nở ở trên đỉnh ngọn cây, lấp ló sau những cành lá xanh thẫm tươi mát. Cuối tháng 5, toàn bộ cây điệp nở hoa vàng rực mới khiến cả con đường trở nên rực rỡ.
Hoa điệp cũng là loài hoa gắn liền với tuổi học trò.
Bởi, cứ đến khi những cô, cậu học sinh bịn rịn chia tay nhau thì hoa điệp mới nở rộ.
Cứ như thế, hoàng điệp âm thầm, lặng lẽ gắn liền với mối tình đẹp tuổi học trò, với những buổi tan trường về đi trên những con đường nhuộm vàng bởi màu hoa ấy.
Vậy nên nhiều người qua đường thoáng thấy những bông hoa vàng nhỏ xinh rơi nhẹ xuống đường lại bồi hồi, xao xuyến là vì thế.
Mùa hoa điệp bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tận tháng 8.
Loài cây này có sức sống khá mãnh liệt và bền bỉ.
Thân cây to, tán rộng mang lại sự mát mẻ cho người dân thành phố.
Hoa điệp mỏng manh nở đúng lúc thời tiết mùa hè ở Hà Nội khó chịu nhất và khắc nghiệt nhất nên rất dễ bị lay động bởi gió.
Những cánh hoa điệp vàng khoe sắc tô điểm cho Hà Nội trở nên lãng mạn hơn, dịu dàng hơn.
Ba villa 'đẹp quên lối về' ở ngoại thành Hà Nội Từ 1,1 triệu đồng du khách có thể thuê một căn nghỉ riêng biệt và tận hưởng không gian núi rừng vắng vẻ chỉ cách Hà Nội một tiếng di chuyển. Rời trung tâm Hà Nội khoảng 40-60 km du khách sẽ tìm thấy những điểm nghỉ dưỡng nhỏ xinh, nằm giữa rừng và tách biệt với phố thị nhưng vẫn đủ tiện...