Đánh thức tiềm năng du lịch Hồ Núi Cốc
Tọa lạc tại nơi có vị trí giao thông thuận lợi, khí hậu ôn hòa, xung quanh có nhiều đảo nhỏ, Hồ Núi Cốc là địa điểm du lịch hấp dẫn, đầy tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên.
Phấn đấu trở thành khu du lịch quốc gia trước 2025
Đây là mục tiêu của Nhiệm vụ quy hoạch chung Xây dựng khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 đã được thủ tướng phê duyệt.
Hồ Núi Cốc rộng 25km2, thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây được ví như một “nàng tiên xinh đẹp” mà thiên nhiên đã ban tặng cho xứ chè. Không chỉ là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc, Hồ Núi Cốc còn nổi tiếng với chuyện tình chàng Công – nàng Cốc.
Hồ Núi Cốc có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, nhưng vẫn ở dạng tiềm năng.
Bên cạnh đó, Hồ Núi Cốc còn có lợi thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Bao gồm rừng phòng hộ, hệ thái đảo, hồ (có 2500 ha diện tích mặt nước, 89 hòn đảo lớn nhỏ bao quanh), vùng Tâm Cương – hệ sinh thái vùng trồng chè đặc sản.
Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh huy động nguồn vốn để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối giữa thành phố đến khu du lịch cũng như các cơ sở tâm linh, sản phẩm du lịch độc đáo tại Hồ Núi Cốc.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án du lịch Hồ Núi Cốc dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng, bao gồm nhân sách Nhà nước, một số nguồn vốn hợp pháp cùng vốn của các Nhà đầu tư tư nhân, được thực hiện cho đến năm 2035. Vùng thực hiện dự án bao gồm 10 xã, thị trấn: Xã Phúc Tân thuộc thị xã Phổ Yên, xã Tân Thái, Bình Thuận, Quân Chi, Vạn Thọ, Lục Ba thuộc huyện Đại Từ và các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tâm Cương thuộc thành phố Thái Nguyên. Diện tích quy hoạch Hồ Núi Cốc vào khoảng 2500 ha trong tổng số 18940 ha của cả khu du lịch.
Phấn đấu trước năm 2025, Hồ Núi Cốc được công nhận chuẩn khu du lịch quốc gia.
Hướng đến trung tâm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp
Cũng theo phê duyệt của Thủ tướng, khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao, văn hóa giải trí cao cấp của cả miền Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, trở thành nguồn kinh tế lớn, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Hồ Núi Cốc chưa “giữ chân” được du khách ở lại dài ngày bởi vẫn chưa có nhiều khu nghỉ dưỡng, lưu trú cao cấp để họ có thể thoải mái lựa chọn.
Đông Á Núi Cốc Resort được đông đảo du khách lựa chọn làm nơi nghi dưỡng khi đến khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Một trong số ít những địa điểm thu hút du khách tại đây là Đông Á Núi Cốc Resort. Đông Á Núi Cốc Resort thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn khách sạn Đông Á, có diện tích 40ha gồm các khu đồi, rừng, vườn chè cùng 3 đảo lớn, nhỏ. Du khách đến đây như lạc vào một thế giới khác, đậm chất du lịch sinh thái. Khu Resort sinh thái này có 5 khu nhà sàn dân tộc với phong cách độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, 5 khu nhà cổ với tuổi đời đều trên 150 năm với những khung cột gỗ lim đường kính 50cm thuộc vào hàng “hiếm” ở Việt Nam.
Đông Á Núi Cốc Resort là khu du lịch chạy theo mặt hồ 1km, tạo cho du khách cảm giác rất tự nhiên, hưởng thụ cuộc sống trong lành cùng gia đình và người thân sau những ngày làm việc mệt mỏi. Chạy theo dọc bờ Hồ Núi Cốc và 1 khu nhà nghỉ với 58 phòng, 3 khu nhà sàn, 15 khu biệt thự mini khiến du khách có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Để phục vụ nhu cầu thể thao cho khách du lịch, Đông Á Núi Cốc Resort còn có khu nhà tập gofl có diện tích 1000m2. Xen lẫn với các công trình nghỉ dưỡng là các du tiểu cảnh, chòi nghỉ, tất cả tạo nên một quần thể du lịch đậm chất núi rừng, chỉ cần dạo quanh nơi đây một vòng là du khách đã có một album ảnh cực chất để “sống ảo”.
Một góc Đông Á Núi Cốc Resort
Ngoài ra, Đông Á Núi Cốc Resort còn tổ chức những lễ hội ẩm thực, đốt lửa trại, trà đạo, chợ quê để thu hút sự quan tâm của khách du lịch miền Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng hàng tuần.
Để đẩy mạnh phát triển du lịch Hồ Núi Cốc, biến nơi đây trở thành khu du lịch mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân thì cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, xây dựng nhiều hơn các cơ sở lưu trú cao cấp, tận dụng thế mạnh du lịch sinh thái, thu hút du khách không chỉ nội tỉnh mà cả trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng dài ngày.
Lạng Sơn kích cầu du lịch, mời gọi khách "ăn vịt quay, ngắm cảnh đẹp"
Năm 2020 tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu đón 4 triệu lượt khách tuy nhiên từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lượng khách du lịch giảm trên 60%.
Tại lễ phát động hưởng ứng chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" diễn ra ngày 19/6 tại Lạng Sơn, ông Nguyễn Long Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Không chỉ có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nổi tiếng với các danh thắng: sông Kỳ Cùng, Động Chùa Tiên, Động Nhị - Tam Thanh... Xứ Lạng còn là mảnh đất với văn hóa bản địa, các lễ hội và nhiều di sản văn hóa đặc sắc.
Hiện nay, hệ thống giao thông ở tỉnh đã được đầu tư, giúp kết nối các điểm đến, khu vui chơi, giải trí... đáp ứng nhu cầu của du khách.
Lạng Sơn được thiên nhiêu ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh các thế mạnh, du lịch Lạng Sơn cũng còn nhiều mặt hạn chế như: sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hệ thống cơ sở lưu trú nhất là các phòng lưu trú cao cấp chưa nhiều, công tác xúc tiến quảng bá còn hạn chế.
Ông Long cho rằng, để đưa du lịch Lạng Sơn bứt phá trong thời gian tới cần có nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, phải liên kết vùng, đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm mới hấp dẫn du khách.
Trước mắt do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên trong những tháng cuối năm Lạng Sơn sẽ đẩy mạnh kích cầu, phát triển du lịch nội địa.
Băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn vào mùa đông thu hút đông lượng khách đến check-in.
Ông Long khẳng định, để thúc đẩy du lịch phát triển, tỉnh Lạng Sơn sẽ tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư, nghiêu cứu phát triển các sản phẩm nhằm thu hút khách đến.
Chia sẻ với Pv Dân trí, ông Hoàng Thế Vinh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Lạng Sơn cho biết, năm 2019 Lạng Sơn đón khoảng 3 triệu lượt khách du lịch. Năm 2020 tỉnh đặt mục tiêu đón 4 triệu lượt khách tuy nhiên từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lượng khách du lịch giảm trên 60%.
Điều này khiến du lịch Lạng Sơn thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp lao đao. Hiện Lạng Sơn đang tập trung mọi nguồn lực để kích cầu du lịch, với kỳ vọng đón khoảng 2 triệu lượng khách trong những tháng cuối năm 2020.
Năm 2020 tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu đón 4 triệu lượt khách tuy nhiên từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lượng khách du lịch giảm trên 60%.
Ngoài khách du lịch nội địa, Lạng Sơn hướng đến dòng khách là các chuyên gia, nhân sự nước ngoài trở lại làm việc.
"Khi đường bay quốc tế chưa hoạt động bình thường, thì khách sẽ đi qua cửa khẩu. Lạng Sơn như 1 điểm check-in và chúng tôi đang tập trung để có các sản phẩm phù hợp với dòng khách này. Đó có thể là những khu lưu trú trả phí theo yêu cầu, chất lượng cao...", ông Vinh nhấn mạnh.
Để xuất những giải pháp kích cầu du lịch hiệu quả, bà Tống Thị Đàm Hương, chủ tịch Hiệp Hội Du lịch Cao Bằng cho rằng, kích cầu không nên lao vào cuộc chạy đua ào ạt giảm giá hàng loạt các sản phẩm bởi điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp mà vô tình còn làm hạ thấp giá trị sản phẩm. Một sản phẩm tốt, không thể có giá quá rẻ.
"Tôi thấy hiện nay, tại Phú Quốc hay Đà Nẵng, có những khu nghỉ dưỡng, resort 5 sao giảm giá còn chưa đến 600.000 đồng/ ngày đêm. Đây là mức giảm khó tin so với giá trị đầu tư. Nếu giảm giá quá nhiều và kéo dài như vậy thì doanh nghiệp sẽ càng thua lỗ. Chúng ta cũng nên xem lại, dường như đang có cuộc chạy đua về giá hơn là chiến lược kích cầu bài bản", bà Hương nói.
Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch Cao Bằng cũng khẳng định, cần có những giải pháp bền vững để thúc đẩy du lịch phát triển thay vì "chỉ chăm chăm vào giảm giá thành sản phẩm".
Đại diện các doanh nghiệp trong CLB lữ hành Unesco Hà Nội, hiệp hội du lịch các địa phương và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã cùng ký kết tham gia chương trình hợp tác, kích cầu du lịch.
Đồng quan điểm, Bà Nguyễn Thị Bảo, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cho rằng, quan trọng nhất để kích cầu du lịch là "phải có sản phẩm du lịch tốt".
Khi dịch bệnh xảy ra, lượng khách đến Quảng Ninh giảm mạnh. Để thu hút khách, bên cạnh việc miễn phí vé, giảm giá tham quan, vui chơi giải trí, Quảng Ninh đã thực hiện hàng loạt các chương trình quảng bá, xúc tiến, liên kết vùng.
"Đơn cử như chúng tôi có chương trình, khách đến Quảng Ninh bằng sân bay Vân Đồn sẽ được miễn phí vé tham quan Hạ Long, miễn phí chi phí vận chuyển vào Uông Bí. Những biện pháp này giúp lượng khách đến Quảng Ninh sôi động, nhộn nhịp trở lại, kích cầu du lịch nội địa bằng hàng không", bà Bảo khẳng định.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cũng cho rằng, Lạng Sơn có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch. Trong thời gian tới Lạng Sơn cần đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết vùng, xúc tiến, quảng bá nhất là tập trung vào các sản phẩm mới, hấp dẫn, thu hút du khách.
Tại chương trình, đại diện các doanh nghiệp trong CLB lữ hành Unesco Hà Nội, hiệp hội du lịch các địa phương và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã cùng ký kết tham gia chương trình hợp tác, kích cầu du lịch.
Trước đó, khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn), đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định là khu du lịch quốc gia, có cảnh sắc được ví như chốn "Bồng Lai tiên cảnh". Đây cũng được xem là điểm nhấn của du lịch Lạng Sơn. Ngoài được thiên nhiên ưu ái, Lạng Sơn từ trước đến nay cũng nổi tiếng với ẩm thực đặc sắc như: Vịt quay xứ lạng, na Hữu Lũng...
Kết hợp khai thác tiềm năng du lịch rừng và biển Chiều 19-6, tại Khu du lịch công viên Suối Mơ (H.Tân Phú), Sở VH-TTDL tổ chức tọa đàm về phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giữa lãnh đạo ngành Du lịch 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các doanh nghiệp du lịch, lữ hành của 2 địa phương. Đoàn khảo sát 2 tỉnh Đồng Nai và Bà...