Đánh thức du lịch cộng đồng Mù Cang Chải
Được công nhận top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, Mù Cang Chải hiện lên như một sơn nữ có vẻ đẹp mê hồn, khó cưỡng. Du lịch cộng đồng ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đang phát triển mạnh với các hình thức đa dạng.
Du khách trải nghiệm bay dù lượn “Mùa nước đổ” ở Mù Cang Chải. Ảnh: P.V
Với tổng mức đầu tư trên 500 triệu đồng, mô hình homestay Hello Mù Cang Chải của vợ chồng Giàng A Dê nằm chót vót giữa ngọn đồi cao hơn 1.000m. Phóng tầm mắt từ đây có thể quan sát được toàn bộ khung cảnh La Pán Tẩn, một kiệt tác thiên nhiên mà đất trời ban tặng.
Giàng A Dê đã giúp con em bản Mông được tiếp cận những kiến thức mới và văn hóa mọi vùng miền. Vợ chồng Dê mở các lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em trên địa bàn với giáo viên là du khách nước ngoài đến ở homestay. Đổi lại, A Dê mời du khách thưởng thức các món ăn bản địa, dẫn họ tham quan đời sống thường ngày của người Mông. Lớp học này được Dê nói vui là “Lớp liên hợp quốc”, xóa mù tiếng Anh cho nhiều người trong bản.
“Không chỉ có bọn trẻ đến học tiếng Anh, bà con trong bản cũng thường tới homestay học hỏi, giao lưu với du khách khi rảnh rỗi. Có phụ huynh còn mang táo mèo, quả chuối, chai rượu đến ăn uống, trò chuyện cùng khách. Nhìn họ vui vẻ, gần gũi, hòa đồng bên nhau khiến mình cảm thấy rất hạnh phúc và mình nhận ra, muốn phát triển du lịch cộng đồng bền vững phải gắn với cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán của người Mông, để du khách và người dân bản địa hòa hợp như một gia đình, chung niềm vui và tràn đầy năng lượng sống”, Dê nói.
Với doanh thu năm 2018 trên 500 triệu đồng, năm 2019 đạt 800 triệu đồng, mô hình du lịch cộng đồng của Dê đã tạo thu nhập ổn định 4 – 5 triệu đồng/tháng cho 6 lao động địa phương.
Ở vùng núi cao Mù Cang Chải, Dê không phải là trường hợp cá biệt. Nơi này hiện có 91 cơ sở lưu trú, trong đó có 26 nhà nghỉ và 65 hộ làm du lịch cộng đồng, với tổng số hơn 900 buồng, giường phục vụ cho trên 2.200 lượt khách/đêm.
Video đang HOT
Khuyến khích phát triển mô hình du lịch cộng đồng
Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết, phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được huyện quan tâm đầu tư, từng bước triển khai có hiệu quả. Huyện khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dựng, phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Ngoài việc hỗ trợ vốn, huyện Mù Cang Chải còn mở thêm các lớp ngoại ngữ cho người dân. Huyện đã mở được ba lớp tiếng Anh. Sở Ngoại vụ phối hợp với huyện mở thêm một lớp tiếng Pháp. Cùng với đó, huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng giao tiếp khi đón khách và biết cách giới thiệu về Mù Cang Chải.
“Năm 2020, toàn huyện có 710 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng 230 cơ sở so với năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước đạt 355 tỷ đồng. Điều đó cho thấy trọng tâm phát triển du lịch của huyện đã cho những quả ngọt đầu mùa”, ông Yên nói.
Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mùa gặt nơi đây bắt đầu từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10. Khách du lịch có thể ngắm biển lúa vàng thơ mộng, những thửa ruộng bậc thang xen núi non trùng điệp, tận mắt nhìn thấy cảnh thu hoạch lúa gạo của đồng bào các dân tộc Thái, Tày, Mông… Việc xuống ruộng tự tay gặt lúa, tách hạt theo cách riêng của bà con cũng là một trải nghiệm hết sức thú vị.
Ở độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển, đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải) xứng danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Nổi tiếng quanh co, nguy hiểm với chiều dài hơn 30km, đèo Khau Phạ được người Thái nơi đây gọi là “Sừng trời”. Từ đỉnh đèo, phóng tầm mắt ra những dãy ruộng bậc thang trải dài, xếp lên nhau tầng tầng lớp lớp, chín vàng mờ ảo trong sương sớm khiến ai cũng phải nao lòng.
Niềm đam mê bầu trời ở vùng ruộng bậc thang mùa nước đổ sẽ thỏa mãn cảm xúc của đông đảo bạn trẻ ưa mạo hiểm, thích khám phá mà không yêu cầu người chơi phải trải qua bất kỳ khóa huấn luyện nào nhưng vẫn có thể bay dù lượn “Mùa nước đổ” hay “Bay trên mùa vàng” từ đỉnh núi Khau Phạ qua muôn vàn ruộng bậc thang. Để rồi, tận hưởng hương thơm của lúa, của hoa cỏ, hòa quyện không khí mát trong, an lành của đất trời..
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ diễn ra từ ngày 15 – 17/7. Báo cáo chính trị Đại hội đặt mục tiêu phát triển du lịch chủ động, bền vững, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, xây dựng du lịch theo hướng du lịch Xanh – là điểm đến Bản sắc, An toàn, Thân thiện. Đẩy mạnh xây dựng bản du lịch mang đậm bản sắc dân tộc Mông. Quản lý, khai thác hiệu quả Di sản Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; xây dựng giải Dù lượn Khau Phạ tiến tới thường niên tổ chức Festival Dù lượn Quốc tế.
Kích cầu du lịch, Kon Tum ra mắt làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu
Kon Kơ Tu là một làng cổ của người dân tộc thiểu số Ba Nar thuộc xã Đăk Rơ Wa ở phía Đông thành phố Kon Tum.
Là một trong các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tạo thêm sản phẩm, điểm nhấn thu hút du khách tại địa bàn thành phố, chiều 14/7, UBND thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ra mắt làng
Hình ảnh tại Lễ ra mắt làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu.
Kon Kơ Tu là một làng cổ của người dân tộc thiểu số Ba Nar thuộc xã Đăk Rơ Wa ở phía Đông thành phố Kon Tum. Làng hiện có 140 hộ dân với trên 700 nhân khẩu.
Kon Kơ Tu là một làng cổ của người dân tộc thiểu số Ba Nar thuộc xã Đăk Rơ Wa ở phía Đông thành phố Kon Tum.
Với lợi thế nằm bên dòng sông Đăk Bla thơ mộng, người dân còn lưu giữ được nhiều nét đẹp về lễ thức, phong tục tập quán truyền thống trong cuộc sống thường ngày, như: hệ thống lễ hội của cộng đồng, văn hóa ẩm thực, Nhà rông, nhà sàn, cồng chiêng...nên từ lâu người dân Kon Kơ Tu đã đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa.
Làng hiện có 140 hộ dân với trên 700 nhân khẩu.
Ông Phan Ngọc Định, Phó Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum cho biết, để người dân làng Kon Kơ Tu thêm tự tin tham gia nhiều hơn nữa vào hoạt động du lịch cộng đồng, hai năm qua chính quyền địa phương đã đầu tư thêm hệ thống giao thông, đào tạo kiến thức, kỹ năng phục vụ, kinh doanh du lịch cho người dân và việc này sẽ còn được tiếp tục trong thời gian tới.
Từ lâu người dân Kon Kơ Tu đã đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa.
"Trong thời gian tới để phát huy được giá trị của làng này thành phố tiếp tục đầu tư, củng cố Ban quản lý dịch vụ của làng và các tổ dịch vụ để tiếp cận được nhu cầu liên kết của các đơn vị lữ hành. Đồng thời sẽ tiếp tục nâng cao, đào tạo về công tác hướng dẫn viên du lịch của cộng đồng làng để khai thác những thế mạnh để cộng đồng làng kinh doanh cho tốt hoạt động du lịch cộng đồng", ông Định nói.
Một số sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng, độc đáo của dân tộc Ba Nar.
Nhân Lễ ra mắt làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, dịp này UBND thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã tổ chức Liên hoan sắc màu thổ cẩm lần thứ nhất với sự tham gia của 36 nghệ nhân đến từ các xã, phường của thành phố; giới thiệu hệ thống homestay phục vụ khách du lịch của người dân làng Kon Kơ Tu cùng một số sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng, độc đáo của dân tộc Ba Nar, như: đi thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla; lao động, sản xuất cùng người dân địa phương; thưởng thức cơm lam, gà nướng, gỏi lá.../.
Hướng phát triển bền vững của du lịch Nhằm phát huy tiềm năng du lịch, mang lại lợi ích cho cộng đồng, vài năm trở lại đây du lịch cộng đồng đang được tỉnh quan tâm định hướng phát triển. Đây được coi là hướng đi mới của Quảng Ninh trong việc phát triển du lịch bền vững... Những năm gần đây một số địa phương trong tỉnh đã chú trọng...