Danh thắng Hoa Sơn có gì hút khách tới ngao du?
Có thể nói bất cứ ai hâm mộ Kim Dung đều biết đến Hoa Sơn – nơi ba lần diễn ra Hoa Sơn luận kiếm trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Đây là danh thắng nổi tiếng có thật ở Trung Quốc.
Trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của Kim Dung, đỉnh Hoa Sơn là nơi diễn ra cuộc tranh tài để bầu Thiên hạ ngũ tuyệt. Đây cũng là đại bản doanh của Hoa Sơn kiếm phái trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Ảnh: NOMADasaurus.
Hoa Sơn là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc, nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ. Danh thắng này được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1990. Ảnh: Top China Travel.
Ngọn núi này là một phần dãy Tần Lĩnh, phía nam tỉnh Thiểm Tây. Hoa Sơn có năm đỉnh núi chính, đỉnh chính là Thái Hoa Sơn (còn gọi là Tây Nhạc) cao 2.083 m. Ảnh: Ecns.
Hoa Sơn là nơi đặt nhiều tu viện đạo Lão có tầm ảnh hưởng lớn và cũng là một trong năm ngọn núi thiêng của tôn giáo này ở Trung Quốc. Du khách có thể ghé thăm các ngôi đền cổ kính ở đây. Ảnh: Pre-tend.
Danh thắng này có cảnh quan hùng vĩ, với những vách đá trắng dựng đứng, vực sâu thăm thẳm. Ảnh: Daum.
Bất cứ góc nào của Hoa Sơn cũng có những điều thú vị cho du khách khám phá, từ rừng cây tới những con suối trong vắt. Ảnh: Shutterstock.
Nhờ độ cao lớn, du khách có thể ngắm biển mây bao bọc quanh đỉnh núi. Ảnh: China Daily.
Video đang HOT
Cáp treo là một trong những phương tiện chính để du khách di chuyển tại Hoa Sơn. Ảnh: Oriol Casanovas.
Tới đền Khóa Vàng, bạn có thể mua một chiếc khóa để cầu nguyện cho gia đình được bình an. Các cặp đôi cũng thường mua và khắc tên để cầu mong tình yêu dài lâu, vĩnh viễn. Ảnh: Huffington Post.
Lời đề “Hoa Sơn luận kiếm” do chính tay Kim Dung chấp bút. Ảnh: Mytake.
Bạn có thể thưởng thức món mì biang biang mian – đặc sản của tỉnh Thiểm Tây. Ảnh: China Sichuan Food.
Tuy nhiên, điều khiến Hoa Sơn trở nên nổi tiếng với du khách quốc tế là con đường men theo vách đá được mệnh danh là “tuyến đường bộ nguy hiểm nhất thế giới”. Ảnh: Sunrise Odyssey.
Đây là con đường được các tu sĩ, tín đồ đạo Lão xây dựng để đi lên các đền thờ trên đỉnh núi. Ảnh: Aaron Feen.
Phần lớn chỉ là những hốc vừa đủ đặt chân hay tấm ván nhỏ được gắn vào vách đá, phía dưới là vực sâu. Ảnh: Aaron Feen.
Ở một vài đoạn, người dân địa phương đã đục đá thành cầu thang. Ảnh: Panoramio.
Một số đoạn khác chỉ có dây xích và những thanh sắt để du khách bám vào. Ảnh: Aaron Feen.
Gần đây, do lượng du khách đổ về đây tăng lên, con đường đã được gia cố nhưng vẫn không kém phần nguy hiểm. Theo thống kê không chính thức, hàng năm có tới 100 người mất mạng ở đây. Ảnh: Masterok.
Đích đến của tuyến đường này là một quán trà. Ảnh: Gerben’s Photos.
Hoàng Linh
Theo Zing
Sắc thu chảy vàng ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Mù Cang Chải là miền đất còn nghèo, hoang sơ, nhưng lại có vẻ đẹp mê hồn của thiên nhiên hùng vĩ.
Mù Cang Chải (Yên Bái) nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, là điểm đến thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và khách du lịch những ngày cuối tháng 9 hàng năm.
Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín. Lúc này Mù Cang Chải tràn ngập trong một màu vàng óng của lúa chín.
Với độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính là thành quả hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào H'mông ở vùng cao.
Đường đi lên Mù Cang Chải khá xa. Bạn phải vượt qua những quãng đường đèo nguy hiểm. Nhưng khi được chiêm ngưỡng cảnh sắc, bạn sẽ mọi sự mệt nhọc đều xứng đáng.
Từ trên cao, huyện Mù Cang Chải đẹp tựa một bức tranh thủy mặc.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải như những đợt sóng vàng uốn lượn khắp sườn đồi, lớp nọ gối tiếp lớp kia bất tận.
Đặc biệt, trên những thửa ruộng bậc thang ở Tú Lệ cũng như Mù Cang Chải có rất nhiều chòi gỗ được dựng lên đan xen giữa các ruộng.
Du khách tới đây có thể lên các chòi gỗ nghỉ ngơi, ăn uống, nhưng cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho cánh đồng.
Hàng năm, vào tháng 9, tuần Văn hóa - Du lịch danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải lại được tổ chức. Bà con các dân tộc lại cùng nhau xuống núi trẩy hội, gặp gỡ giao lưu.
Du khách trong và ngoài nước cũng tề tựu về đây chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang khoe sắc vàng rực rỡ, và tham gia chuỗi các sự kiện văn hóa đặc sắc như phiên chợ vùng cao, triển lãm ảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, hội thi giã bánh dày, khèn H'mông, chọi dê...
Bên cạnh đó, các bạn cũng được khám phá cuộc sống của những người dân bản, cùng vui chơi với những em bé ngây thơ, hồn nhiên.
Chủ nhà cũng khá hiếu khách, sẵn lòng phục vụ nếu du khách có nhu cầu ăn cùng gia đình.
Theo Zing News
Con đường rùng rợn 'sảy chân là chết' ở Trung Quốc Người đi buộc phải băng qua những nấc thang bằng gỗ sơ sài, hẹp và một sợi xích để bám vào mà không có hàng rào bảo vệ. Núi Hoa Sơn nằm ở TP Hoa Âm thuộc tỉnh Thiểm Tây, cách TP Tây An (Trung Quốc) 120 km về phía Đông, nằm trong nhóm Ngũ Nhạc danh sơn - 5 ngọn núi thiêng...