Danh sách vũ khí Ukraine xin Mỹ đã rơi vào tay Nga
Bản danh sách vũ khí được cho là của Ukraine xin Mỹ trong chuyến thăm của phó tổng thống Mỹ Joe Biden đến Kiev tuần trước, đã rơi vào tay Nga. Đáng chú ý, trong danh sách này gồm cả những loại vũ khí gây sát thương mà Nga cảnh báo Mỹ không được cho Ukraine.
Ukraine rất muốn có vũ khí từ Mỹ
Nhóm hacker Ukraine có tên CyberBerkut với tư tưởng chống chính phủ Kiev tuyên bố họ thu được các tài liệu tuyệt mật của Bộ Ngoại giao Ukraine. Họ lấy được tài liệu mật sau khi đột nhập vào thiết bị di động của một thành viên trong phái đoàn tháp tùng Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Ukraine tuần trước
CyberBerkut đã công bố các bản sao của tài liệu mà họ cho là thỏa thuận chính thức giữa hai bên vì còn có cả chữ ký của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry.
Trong một tài liệu được CyberBerkut khẳng định là của Nhà Trắng, người ta có thể thấy vào 24.9, ông Obama ủy quyền cho ngoại trưởng Kerry “chỉ đạo việc giải ngân 5 triệu USD cho các vấn đề về quốc phòng bao gồm đào tạo và huấn luyện quân sự ngay lập tức như cách viện trợ quân sự cho chính phủ Ukraine”. Các tài liệu khác được công bố bởi các tin tặc cho rằng Washington đã sẵn sàng cung cấp Kiev vũ khí và đạn dược.
Một tài liệu được ghi bằng tiếng Ukraine (được cho là lời yêu cầu của Kiev với Mỹ) đã ghi lại danh sách vũ khí và thiết bị quân sự, gồm 2.000 súng trường, 720 súng phóng lựu, gần 200 súng cối và 420 tên lửa chống tăng.
Video đang HOT
Hồi tháng 10, sau khi đắc cử tổng thống, ông Poroshenko đã sang Mỹ kêu gọi quốc hội và chính phủ Mỹ viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine. Khi đó, Mỹ từ chối đề nghị này và chỉ hứa viện trợ các loại thiết bị quân sự không gây sát thương. Nhưng gần đây, Mỹ có vẻ thay đổi ý định. Sau khi giành thắng lợi tại lưỡng viện, phe chủ chiến trong đảng Cộng hòa tỏ rõ ý định viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine.
Nga luôn phản đối chuyện này nên sau khi nắm được bản danh sách, họ càng có thêm lý do để theo sát hoạt động viện trợ của Mỹ. “Chúng tôi nhiều lần nghe xác nhận (từ Mỹ) rằng họ chỉ chuyển giao cho Ukraine thiết bị quân sự không gây sát thương. Nếu có sự thay đổi trong chính sách này, thì đây là một yếu tố gây mất ổn định nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực trong khu vực “, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich tuyên bố thứ 5 tuần trước.
Lời cảnh báo của ông Lukashevich đưa ra một ngày sau khi ông Tony Blinken, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tuyên bố trong một phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ rằng Washington cần xem xét việc thúc đẩy việc củng cố năng lực quân đội cho Ukraine thông qua việc cung cấp vũ khí, gồm cả vũ khí sát thương.
Theo Anh Tú/ RT
Một Thế giới
Chính trường Mỹ lục đục về kết quả đàm phán hạt nhân Iran
Nhà Trắng và phe Cộng hòa đã có những bất đồng sâu sắc trong việc kéo dài thời gian đàm phán với Iran đến tháng 6 sang năm.
Tổng thống Obama bảo vệ quyết định kéo dài đàm phán với Iran.
Trong bài trả lời phỏng vấn trên truyền hình ABC ngay sau khi vòng đàm phán giữa Iran và nhóm P5 1 kết thúc tại Vienna, cả Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry đều khẳng định việc kéo dài đàm phán là cần thiết.
"Nếu chúng ta đạt được một thỏa thuận có thể kiểm chứng bảo đảm rằng Iran không có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân thì tôi có thể thuyết phục Quốc hội và dân chúng Mỹ rằng đó là điều nên làm", Tổng thống Obama nói.
Ông Obama thừa nhận hiện vẫn còn bất đồng giữa Iran với P5 1 (gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức ), nhưng bên cạnh đó cũng có tín hiệu đáng mừng.
"Điều đáng mừng là thỏa thuận tạm thời đạt được với Tehran cách đây một năm đang có tác dụng ngăn chặn sự mở rộng hơn nữa chương trình hạt nhân của nước này", nhà lãnh đạo Mỹ nói.
Từ Vienna, Ngoại trưởng John Kerry cũng ám chỉ đến những tiến bộ đạt được khi khẳng định P5 1 sẽ không thể chấp nhận kéo dài đàm phán nếu không đạt được tiến triển nhất định. Theo ông, giờ không phải là lúc để từ bỏ dù mọi chuyện không dễ dàng.
"Iran và P5 1 đã đạt được những tiến triển hướng tới thỏa thuận cuối cùng nhưng cuộc đàm phán sẽ không trở nên dễ dàng hơn chỉ vì nó được gia hạn", nhà ngoại giao Mỹ nói.
Sau 5 ngày đàm phán tại thủ đô Vienne của Áo, Iran và nhóm P5 1 đã không thể đi tới thỏa thuận cuối cùng vào thời hạn chót ngày 24/11, mà quyết định kéo dài thời gian đàm phán thêm 7 tháng. Đây là lần thứ hai các bên phải lùi thời hạn chót, sau khi đã lùi một lần hôm 24/7 vừa qua.
Phe Cộng hòa, lực lượng sẽ độc chiếm Quốc hội Mỹ từ ngày 3/1/2015, coi đây là thất bại của các bên và đề nghị đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm gia tăng áp lực lên Tehran.
Các thượng nghị sỹ có ảnh hưởng của đảng này là John McCain, Lindsey Graham và Kelly Ayotte cảnh báo việc nương tay với Iran sẽ làm bùng phát cuộc chạy đua hạt nhân ở Trung Đông.
Thượng nghị sỹ Bob Corker, thành viên cao cấp của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho rằng việc tiếp tục gia hạn sẽ làm mất đòn bẩy của Mỹ trong đàm phán với Iran.
Thượng nghị sỹ Mark Kirk khẳng định kéo dài đàm phán sẽ cho phép Iran tiến gần hơn đến mục tiêu chế tạo bom hạt nhân.
Theo kế hoạch đạt được tại Vienna, trong thời gian kéo dài đàm phán từ nay đến ngày 30/6/2015, Mỹ và các nước sẽ nới lỏng thêm các biện pháp trừng phạt để cho Iran được tiếp cận khoảng 700 triệu USD mỗi tháng trong tài khoản của nước này ở các ngân hàng nước ngoài. Thỏa thuận này đạt được sau khi Ngoại trưởng Mỹ Kerry và người đồng cấp Iran Mohammed Javad Zarif có cuộc thảo luận lần cuối kéo dài một giờ đồng hồ sau khi Tehran và P5 1 không đạt được thỏa thuận vào hạn chót đêm 24/11.
Vũ Anh
Theo DANTRI/ABC
Ansar al-Sharia ở Libya bị liệt vào danh sách khủng bố Nhóm Hồi giáo Ansar al-Sharia ở Libya vừa bị Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc liệt vào danh sách khủng bố, theo AFP ngày 20.11. Nhóm Hồi giáo Ansar al-Sharia - Ảnh: Reuters Theo đó, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hôm 19.11 đã đưa nhóm Hồi giáo Ansar al-Sharia, nhóm bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công hồi...