Danh sách những thành phố đáng sống bị xáo trộn lớn do dịch Covid-19
Nhiều thành phố ở châu Á – Thái Bình Dương vươn lên ngoạn mục, thế chỗ các thành phố châu Á trong danh sách những thành phố đáng sống.
Một góc thành phố Auckland, New Zealand AFP
Bảng xếp hạng thường niên về các thành phố đáng sống nhất thế giới được thực hiện bởi tờ The Economist năm 2021 đã có xáo trộn lớn do đại dịch Covid-19, với các đô thị ở Úc, Nhật Bản và New Zealand vượt lên so với các thành phố ở châu Âu.
Video đang HOT
Thành phố Auckland (New Zealand) đứng đầu trong khảo sát, tiếp theo lần lượt là Osaka và Tokyo (Nhật Bản), Adelaide (Úc) và Wellington (New Zealand), tất cả đều đã có phản ứng nhanh với đại dịch Covid-19.
“Auckland vươn lên vị trí dẫn đầu nhờ thành công trong cách đối phó Covid-19, cho phép xã hội vẫn mở cửa và thành phố ghi điểm mạnh mẽ”, theo AFP ngày 9.6 dẫn nhận định trong khảo sát.
Trái lại, các thành phố châu Âu ghi điểm kém trong năm nay. Vienna, thành phố của Áo luôn giữ vị trí đầu bảng từ năm 2018-2020, rơi xuống vị trí thứ 12. Có đến 8 trong số 10 vị trí dẫn đầu bị rớt hạng là các thành phố châu Âu.
Tính chung, giảm mạnh nhất là Hamburg (Đức) từ vị trí thứ 34 xuống vị trí thứ 47. Xu hướng này là do ảnh hưởng từ tiêu chí “áp lực lên nguồn lực y tế”, bên cạnh tác động dây chuyền đến văn hóa và tổng thể các tiêu chí, do giới hạn đi lại.
Sự tăng hạng đáng chú ý nhất trong các thành phố đáng sống là Honolulu (Hawaii, Mỹ) vươn lên vị trí 14 so với vị trí 46 vào năm ngoái, nhờ kiểm soát dịch và chương trình tiêm chủng nhanh chóng. Damascus (Syria) tiếp tục là thành phố có cuộc sống khó khăn nhất do nội chiến.
Cựu giáo viên lập kỷ lục người phụ nữ leo lên đỉnh Everest nhanh nhất thế giới
Tsang Yin-hung - một nhà leo núi Hồng Kông và là một cựu giáo viên, đã ghi lại hành trình leo lên đỉnh Everest nhanh nhất thế giới của một phụ nữ với thời gian chỉ dưới 26 giờ.
Theo Gyanendra Shrestha - người phụ trách liên lạc chính phủ tại trạm nghỉ Everest, cựu giáo viên 44 tuổi đã leo lên đỉnh núi cao 8.849m trong thời gian kỷ lục là 25 giờ 50 phút vào ngày 23/5 vừa qua.
Shrestha cho biết: "Cô ấy rời trại căn cứ lúc 13 giờ 20 phút ngày 22/5 và đến đỉnh vào lúc lúc 15 giờ 10 phút chiều ngày hôm sau".
Cô Tsang vẫn đang chờ Kỷ lục Thế giới Guinness ghi nhận thành tích của mình. Trước đó, người phụ nữ chinh phục Everest nhanh nhất là Phunjo Jhangmu Lama người Nepal với chuyến leo núi trong 39 giờ 6 phút.
Nepal đã cấp 408 giấy phép Everest kỷ lục cho mùa leo núi này sau khi mùa giải năm ngoái bị hủy bỏ do đại dịch.
Tính đến nay đã có tới 350 người lên tới đỉnh núi Everest vào mùa xuân này ngay cả khi Nepal đối mặt với số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến.
Ít nhất có hai đội đã hủy bỏ kế hoạch thám hiểm sau khi một số thành viên trong nhóm có kết quả dương tính tại trại căn cứ.
Sở thú chơi nhạc sống cho động vật do vắng khách Sở thú Khao Kheow (tỉnh Chonburi, Thái Lan) đã phát nhạc sống để giúp các loài động vật bớt cô đơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.